Guest viewing is limited

veque

Thành viên diễn đàn
Tham gia
8/11/08
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
1. Nên dùng chậu nhựa hay chậu đất nung ?
<o></o>
Vấn đề này Veque có ý kiến như sau :<o></o>
Hai loại chậu này, chậu nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.<o></o>
Hiện nay cùng một cỡ chậu, thì chậu nhựa đắt hơn chậu đất nung, nhưng thời gian sử dụng dài hơn, nhẹ hơn , dễ sang chậu và ít bám rêu hơn...<o></o>

Về giá trị thẩm mỹ thì tuỳ theo sở thích của mỗi người. Theo mình chậu nào cũng có cái duyên của nó. Một chậu lan đẹp là phải đẹp toàn diện, chứ không phải chỉ nghĩ đến màu sắc, kết cấu, hương thơm... của hoa. Hoa dù đẹp đến đâu, nhưng mà bố trí ngã nghiêng; giả hành teo tóp, mọc lộn xộn, kém phát triển; chậu bám đầy những bớt rêu; bên trong giá thể, chất trồng lô nhô, đầy cỏ dại; móc treo cong queo, không tương xứng với chậu…thì giá trị thưởng ngoạn sẽ mất đi rất nhiều.<o></o>

Nhiều người cho rằng : ở trên cao thì nên trồng lan bằng chậu đất nung, ở dưới đất thì nên trồng bằng chậu nhựa. Vâng ! nhưng đó chỉ là cái chung. Việc quyết định trồng chậu nhựa hay chậu đất nung phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trước hết là tuỳ thuộc vào môi trường xung quanh và khí hậu của từng vùng. Với khí hậu ở Huế , mùa hạ thì nắng nóng, mùa đông lại mưa rét. Nếu áp dụng cái chung đó, nhưng không có những biện pháp xử lý kèm theo thì cây sẽ kém phát triển. Vào mùa mưa bão và mùa Đông ,những chậu đất nung treo ở trên cao sẽ dễ bị đánh vỡ; những ngọn gió rét buốt sẽ chui vào các lỗ ở chậu đất nung làm cho nhựa cây khó luân chuyển; cây sẽ teo tóp, mất đề kháng, dễ nhiễm bệnh… Vào mùa hạ thì ít bệnh hơn nhưng môi trường lại rất khô. Những chậu đất nung treo ở trên cao, dù có tưới ngày 3-4 lần vẫn rất thiếu ẩm. Giả hành nhăn nheo. Nếu trồng bằng chậu nhựa thì môi trường hầm nóng ở trên ấy càng nguy hiểm hơn.<o></o>

Yếu tố môi trường xung quanh và khí hậu từng vùng rất quan trọng trong việc quyết định nên chọn loại chậu gì cho phù hợp. Ngoài ra một số yếu tố khác cũng phải chú ý như: việc tưới nước, thời gian, kinh nghiệm, kinh tế…<o></o>

Nếu có đủ điều kiện về kinh tế thì không ngại lắm trong việc chọn chậu, Ta có thể cải tạo môi trường xung quanh như che chắn, tạo độ ẩm…nhưng cũng không quá tốn kém lắm đâu các bạn. Nếu trồng ở trên cao thì phía dưới giàn lan và xung quanh nên trồng thêm những loại cây khác có ánh sáng phù hợp; tạo những hồ nước; lắp thêm những bét phun sương để tạo độ ẩm…Kết cấu mái che thiết kế sao cho thoáng và dễ tháo lắp khi cần thiết.<o>

</o>
Hiện tại ở sân thượng mình vẫn trồng bằng chậu nhựa. Kết cấu mái che mình làm như thế này :<o></o>
Mái trên là lớp lưới cố định. Mái dưới cũng là lớp lưới nhưng vào mùa mưa thay bằng lớp nilon . Dùng dây nilon 2mm căng caro , rồi lợp lưới lên. Vào mùa mưa khi thay bằng tấm nilon thì phía trên tấm nilon có giằng thêm kẻo gió thổi bung làm rách tấm nilon. Hai đầu biên tấm lưới ( nilon ) được buộc cố định vào ống nhưa, rồi buộc ống nhựa vào giàn.<o>

</o>
Còn ở dưói đất, môi trường thoáng mát, nhưng áng sáng thấp hơn thì mình lại dùng Nilon làm tấm cố định ở trên. Lớp dưới là lớp lưới. Vào mùa đông quá thiếu sáng, mình chỉ để lại tấm Nilon và một vài dong lưới ở lớp dưới.<o></o>

Khi trồng chậu nhựa, dãy ngoài cùng nên trồng bằng chậu đất nung để hạn chế bớt sự hâm nóng thành chậu khi nắng xiên chiếu vào . Với chậu nhựa, số lần tưới nước sẽ ít hơn so với việc trồng bằng chậu đất nung ( nếu cùng một loại chất trồng ). Vì vậy sẽ tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên nếu chưa có kinh nghiệm thì việc trồng chậu nhựa sẽ khó biết được cây đã khô nước hay chưa. Để biết được điều này các bạn nên quan sát giả hành và bộ rễ. Nếu giả hành nhăn nheo, nhưng bộ rễ còn tốt, bám chắc vào thành chậu thì rõ ràng là do thiếu nước. Rễ có màu trắng khô thì đã đến lúc cần tưới nước lại. Cẩn thận hơn thì các bạn kiểm tra bằng cách dùng một que tre chẻ mỏng chọc sâu vào trong chậu, nếu que tre khô thì cứ yên tâm mà tưới lại, nếu bề mặt lát tre, khi sờ tay vào có vẻ ướt thì không nên tưới thêm. Không phải chậu nào cũng cần kiểm tra, nếu trồng nhiều, các bạn nên trồng cùng một chất trồng, phân vùng các loại kích cỡ chậu khác nhau. Khi kiểm tra chỉ cần chọc lát tre một lần vào một cỡ chậu. Chọn chậu nào treo vào vị trí ít sáng và ít thoáng nhất trong vườn là được.<o></o>
Tưới nước cho Lan cũng là một thú vui. Nếu rãnh rỗi và cảm nhận được sự thích thú khi tưới lan hoặc mới bắt đầu trồng lan, chưa có nhiều kinh nghiệm thì nên trồng lan bằng chậu đất nung.<o>

</o>
Ở Huế, vào mùa mưa, môi trường rất ẩm ướt, lại dầm mưa liên tục, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, nên bên trong chậu luôn sũng nước, dễ làm thối rễ và các mầm bệnh tiềm ẩn cũng bắt đầu lan rộng. Cứ mỗi lần mùa mưa đến là các vườn lan Cattleya thường xảy ra hiện tượng rễ đang màu trắng xanh rất đẹp, đột nhiên bắt đầu chuyển sang nâu và đen dần, sau đó là rễ chết. Nếu lấy tay tuốc dọc sợi rễ thì chỉ còn cái lõi rễ. Một bệnh khác nguy hiểm hơn là các mắt sinh và căn hành bị đen ướt. Bệnh thối nhũn cũng dễ xảy ra như ở cây Hồ điệp. Những loại khác như Ngọc điểm, Vanda, Dendrobium, Hồ điệp, Ren…lại bị thối đọt… Vì vậy vào mùa này các bạn nên dùng tấm lợp Nilon để che cho các chậu lan, nhất là những vườn trồng Cattleya bằng chậu nhựa.


 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

cobebandiem

Thành viên tích cực
Tham gia
7/11/08
Bài viết
326
Điểm tương tác
1
SVC$
0
hix...bác Ve viết 1 bài xong bỏ chạy là sao ha? Viết tiếp thôi bác wơi....
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom