Guest viewing is limited

Lộc 2010

Thành viên tích cực
Tham gia
7/2/10
Bài viết
354
Điểm tương tác
163
SVC$
0
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Đề án sửa đổi về: Tổ chức thi chào mào hót tại Hà Nội

Đặt vấn đề: Từ lâu, nuôi Chào Mào là được xem là thú chơi tao nhã, phù hợp với nhiều người. Trong đó, một bộ phận khá đông người chơi chào mào thích thú với việc mang chú chim yêu quý của mình đi giao lưu (có nơi gọi là dượt). Ở nhiều nơi như Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Hội An, Hà Nội, Hà Đông… việc mang chim tới các địa điểm giao lưu (trường chim) vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật, thậm chí cả ngày thường là một thói quen của nhiều người. Do đó, thi chim được xem là đỉnh cao của việc giao lưu về chào mào hót. Đáng tiếc, vì lý nhiều lý do nhưng cơ bản là thiếu người đứng ra đăng cai tổ chức và kinh phí mà những cuộc thi chào mào hót đã không được tổ chức thường xuyên. Ví dụ tại nội thành Hà Nội, trong năm 2010 cũng chỉ có hai cuộc thi, một lần tại Triển lãm nông nghiệp và một lần tại Tây Hồ; một số địa điểm khác như Hà Đông, Hải Phòng mới tổ chức một lần. Như thế, các cuộc thi không được tổ chức đều đặn khiến người chơi thiếu đi một sân chơi đỉnh cao.
Từ đó, vấn đề đặt ra là làm sao để tổ chức các cuộc thi đều đặn nhằm tạo dựng một sân chơi lành mạnh, nơi giao lưu, gặp gỡ, chia xẻ của những người yêu chim. Đã nói đến thi chim thì cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, do đó thời gian thi rất quan trọng để người chủ chim chuẩn bị “lửa” cho chú chim chiến của mình. Nếu tổ chức được các cuộc thi đều đặn 1 tháng/lần, 6 tuần/lần hoặc 2 tháng/lần là rất tốt (Trừ thời điểm chim thay lông không nên tổ chức).
Để giải quyết vấn đề tổ chức thi chim một cách đều đặn, quy củ về cơ bản cần giải quyết những vấn đề sau:

-Có người cầm chịch (Điều hành công việc chung).
-Có địa điểm thi đấu phù hợp, có cơ sở vật chất (vị dụ như khung để treo chim)
-Có đội ngũ trọng tài chấm điểm và hệ thống chấm điểm hợp lý.
-Vấn đề quan trọng nữa là kinh phí tổ chức bởi nó quyết định hầu hết các vấn đề nêu trên.
Chúng ta có không ít người có thể làm Trưởng Ban tổ chức song đa số họ ngại vì muốn tổ chức phải bỏ tiền túi, gọi tài trợ và rất nhiều việc phức tạp, thậm chí mệt mỏi. Bởi thế, nếu giải quyết được vấn đề kinh phí thì các vấn đề khác sẽ nhẹ đi rất nhiều. Lâu nay, mỗi lần thi chim Chào Mào đều phụ thuộc vào một nhà tổ chức, nhà tài trợ nào đó. Vậy tại sao chúng ta không đơn giản hóa bằng cách mọi người đều góp tay ?. Vấn đề rất đơn giản và đã được tổ chức thành công từ lâu ở hội chọi họa mi Hà Nội hoặc tại nhiều diễn đàn khác ví dự như vntennis.net.
Tôi xin đóng góp vài ý kiến để có thể tổ chức đều đặn và tốt hơn những cuộc thì Chào Mào hót và đồng thời xin ý kiến mọi người để có thể làm tốt hơn.
Thứ nhất: Về kinh phí
Hiện nay phong trào chơi chim tại Hà Nội khá mạnh, số người chơi đông đảo. Vậy giả sử chúng ta có thể thu mỗi đầu lồng 200.000đ. Nếu có 200 chú chim tham dự thì BTC thu được 40 triệu đồng. Chúng ta chỉ sử dụng 60% số tiền vào giải thưởng (Theo tôi nên là Cúp và cờ cùng tiền mặt hoặc hiện vật chứ các loại lồng hoặc chim thưởng như trước đây là không phù hợp. Với những người đã có giải thi Chào Mào, đa số sẽ không sử dụng lồng hoặc con chim mà BTC trao thưởng mà phần quan trọng nhất là được giao lưu và một cái danh lưu lại. Như thế, nếu chúng ta sẽ trao thưởng trong số tiền 24 triệu đồng (=60%), giữ lại được 40%, tương đương với 16 triệu đồng. Về phần tổ chức phí, theo tôi cần công khai chi phí đến từng nghìn đồng, như thế sẽ rất dễ làm việc. Chúng ta cần chi phí thuê sân bãi, dàn treo chim, một bộ loa đài, nước uống cho BGK, bồi dưỡng trọng tài, số bốc thăm và số đeo. Tất cả những chi phí này tôi nghĩ không nhiều. Để giảm chi phí, chúng ta có thể thuê sân trường học sẽ rẻ hơn khách sạn.
Tại các cuộc thi, chúng ra vẫn đứng ra vận động tài trợ và có rất nhiều hình thức tài trợ song đều quy ra tiền mặt. Tuy nhiên số tiền này chỉ làm phong phú giải thưởng thêm chứ không ảnh hưởng lớn đến việc có tổ chức được cuộc thi được hay không!. Cứ theo quy chế 60%/40% hoặc 70-30…mà tiến hành. Trong trường hợp số người dự thi không đông, thì buộc phải trả tiền tổ chức phí rồi mời tính đến tiền thưởng. Theo tôi biết, đua ngựa tại Hồng Kông nhiều khi ngựa của mình về nhất nhưng cũng chưa biết giải thưởng là bao nhiêu chứ không phải theo kiểu chơi loto cứ gấp 60 lần mà tính. Tại Mỹ hoặc ở châu Âu có người trúng xổ số đặc biệt còn phải chờ xem liệu có nhiều người chọn con số giống mình không ?...

Thứ nhì: Về trọng tài
Thực tế, chất lượng trọng tài quyết định sự thành công của cuộc thi. Theo ý kiến của cá nhân tôi đã là thi chim hót thì điểm thi hót phải nhiều hơn về độ đẹp, cách chơi, điệu bộ. Một vấn đề nữa là nhiều khi đông trọng tài nhưng không được phân công cụ thể thì chẳng khác gì quán bia nhiều phục vụ nhưng chỗ thì gọi món có ngay chỗ gọi mãi chẳng được. Cần rút kinh nghiệm như bên hội thi khuyên thường mỗi trọng tài chỉ chấm ở một góc cố định, có thể chỉ chấm 5, hoặc 10 con chim, như thế mới chuẩn. Chứ trọng tài mà di chuyển khắp sân như ông trọng tài bóng đá thì khi có cả 200 quả bóng trên sân biết theo quả bóng nào. Chúng ta cũng cần lưu ý kỹ hơn về vấn đề trọng tài thì có nên cho chim của mình thi không ? Theo tôi là không vì cá nhân tôi từng chứng kiến nhiều lời ì èo ở các cuộc thi chim khi có ông “ vừa đá bóng vừa thổi còi”. Để cuộc thi thành công, sự minh bạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tại sao chúng ta không công bố điểm số của những con chim được giải ở từng vòng đấu. Điểm số của từng trọng tài cho mỗi con chim thế nào ? Tại sao chúng ta không trao cờ vàng cho trọng tài tốt nhất sau mỗi năm giống như Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã tiến hành ?. Liên quan đến trọng tài còn cần ban hành tiêu chuẩn về lồng chim, về việc có cho sử dụng cầu phụ hay không. Mọi vấn đề đều có thể xê dịch cốt vui là chính nhưng phải công bằng. Thời gian bắt đầu thi cũng rất quan trọng, hầu hết các cuộc thi vì ảnh hưởng bởi khâu tổ chức cho nên thường bắt đầu muộn, có khi 10 giờ sáng mới bắt đầu và kết thúc lúc 13 giờ, như thế người còn mệt mỏi huống gì chim vốn quen ngủ sớm, dậy sớm.

Thứ ba: Một số vấn đề liên quan
Khi đã giải quyết được hai vấn đề về tiền tổ chức và trọng tài, cuộc thi cơ bản đã thành công. Những vấn đề còn lại theo tôi cần giải quyết theo hướng công khai, minh bạch, như thế sẽ giải quyết được ổn thỏa bởi người chơi cơ bản tìm đến để giao lưu còn những vấn đề khác tuy quan trọng nhưng không mang yếu tố quyết định.
Cuộc chơi mà chúng ta tham dự mang tính nghiệp dư nhưng cũng cần thay đổi để “chuyên nghiệp” hóa. Chỉ khi các cuộc thi được tổ chức đều đặn thì người chơi mới có chỗ giao lưu và các trọng tài nâng cao tay nghề, Ban tổ chức cũng sẽ rút kinh nghiệm dần.

Một vài ý kiến đóng góp mạo muội, mong nhận được sự đồng cảm và góp ý thêm của mọi người.
 

coi_bg122

Thành viên tích cực
Tham gia
4/9/10
Bài viết
280
Điểm tương tác
79
SVC$
0
em rất đồng tình với ý kiến này. một cuộc chơi đỉnh cao và công bằng. Mong rằng AE chúng ta sễ củng cố và hoàn chỉnh được một cách khách quan nhất
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
BTC phai dua ra mot loai long tieu chuan,long tron R33 x C60 de thuan loi cho trong tai cham thi tranh tinh trang nhu hom vua roi , nen dau tu mot bo khung dung de dung nha bat bang tuyt nuoc co han mau de khi treo long ko bi xo lech ,phai tang so luong trong tai len,gioi han chi 200 long la du,cham thi phai cong bang ,minh bach dung co cau nhu con 76 hom truoc ,rat nhieu buc xuc day,mot nam to chuc tu 2 den 3 cuoc thi la vua .vai loi xin gop y

Thanh mặt BTC Hội TH Chào Mào Hà Nội lần III xin ghi nhận những đóng góp quý báu của Bác . Những Hội Thi sắp tới HQ Hà Nội sẽ cố gắng đúc rút nhiều hơn để có thể khắc phục tốt những hạn chế còn tồn tại .

Dẫu biết ở tất cả các Cuộc thi để tìm thấy 100% công bằng là rất khó . Trong khi Ban Giám khảo phải chấm 228 chú chim. Nói xa như FIFA ở một giải đấu toàn cầu như C1 . trong 1 trận đấu 2 đối thủ cũng đã có quá nhiều tranh luận về tính công bằng.
Cuộc chơi là vậy : Phần lớn là đẳng cấp , phần nhỏ là phong độ còn chút xíu thì vẫn là may mắn.
Chúc Bác chăm em nó thật tốt để Hè này lại tiếp tục tham gia tranh tài .

Vài lời chia sẻ với Bác và anh chị em quan tâm .

Ps: Bác chú ý viết bài có đầy đủ dấu tiếng Việt khi tham gia trao đổi trên Diễn Đàn nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

xebuyt02

Thành viên mới
Tham gia
16/7/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em cũng là một người thích chim và đã nuôi chim từ năm 1995 đến bây giờ cũng tạm được gọi là người biết nuôi.E cũng mong muốn lắm một sân chơi đích thực để mọi người yêu chim thực sự đều cảm thấy thoải mái khi mang chim đến dự thi.Có lần chứng kiến hội thi Chào Mào HÀ ĐÔNG mà khiếp,trọng tài thì chán (toàn mấy lão bán chim) làm trọng tài,chim mang đến dự chỉ lo mất.Nói chung là em mong muốn các bác làm ban tổ chức thật công tâm và cẩn thận hơn.
 

hocchoichim

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/4/11
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Bác này nói đúng quá.
Việc thi chim nên thường xuyên. Theo ý kiến của mình thì nếu tại 1 địa phương kg thể tổ chức hàng tháng thì chúng ta có thể liên kết các địa phương lân cận với nhau rồi luân phiên tổ chức có như vậy thì lượng chim dự thi cũng đông hơn (đảm bảo được kinh phí và tính hoành tráng của giải, đồng thời mở rộng vấn đề giao lưu).
Về trọng tài theo mình có thể mời các trọng tài là những người có kinh nghiệm về thú chơi chim ở các vùng miền về chấm tùy theo giải. Thực ra vấn đề chấm rất dễ chứ kg khó chỉ cần có điều lệ cuộc thi chuẩn thì việc chấm sẽ căn cứ theo điều lệ mà thực hành. Điều tối kị là kg để cho bất cứ anh em trọng tài nào gởi chim dự thi. Điều này sẽ làm mất tính khách quan của giải (Thử hỏi ai chơi chim mà kg cho là chim mình hay nhất)
Cuối cùng là phần giao lưu, làm sao mà anh em ngồi lại với nhau người được cũng như người kg đều vui vẻ là ok.
Chúc cho Chào Mào Việt Nam có nhiều người chơi tâm huyết đúng nghĩa.
 

luongdd

Thành viên tích cực
Tham gia
27/12/10
Bài viết
463
Điểm tương tác
1,529
SVC$
0
Luongdd rát đồng tình với ý kiến trên của bác, nhất là vấn đề kinh phí
 

dungqn

"Người mê chim"
Tham gia
2/12/08
Bài viết
187
Điểm tương tác
129
SVC$
0
Rất đồng tình với Lộc về hướng sửa đổi tổ chức thi Chào Mào. Vừa qua ở Quảng Ngãi cũng tổ chức thi, cuộc thi được cho là thành công, không có tai tiếng gì xảy ra, nhưng tôi thấy cũng cần sửa đổi một số điểm trong cách tổ chức thi. Lâu nay, một số nơi tổ chức thi vòng đầu đều có chia bảng, mỗi bảng 10 - 20 con, nếu hội thi có 200 lồng tham gia thì ít nhất vòng đầu từ 10 đến 20 bảng, nên rất mất thời gian. Rồi đến vòng 2, vòng 3,... rồi đến vòng chung kết. Thời gian trong một buổi sáng không cách nào tổ chức xong được. Một số nơi đã tổ chức thi cùng lúc cho mỗi vòng thành công, tiết kiệm thời gian rất nhiều. Đề nghị các bạn nên đưa ra kinh nghiệm của mình để các địa phương khác học hỏi. Nếu thống nhất được cách tổ chức thi CM hót thì còn gì bằng phải không các bạn!
 

dungqn

"Người mê chim"
Tham gia
2/12/08
Bài viết
187
Điểm tương tác
129
SVC$
0
về cách tổ chức thi và chấm thi:
Năm 2012 nhiều địa phương đã tổ chức thành công Hội thi tiếng hót chim Chào Mào. Tuy nhiên cũng năm nay lại đẻ ra cách chấm thi khá là kỳ lạ ở một số Hội thi, đó là chim nào hót hay chơi giỏi (theo các vị Giám khảo) thì chọn xuống lồng trước! mặc dù chưa hết thời gian quy định, con nào chưa được chọn thì tiếp tục hò hét để được chọn xuống lồng! mà xuống lồng trước là để thi tiếp vòng sau đó. Điều nầy ngược với trước đây là con nào bỏ nước đấu mới chọn xuống lồng trước và xem như đã bị loại. Chấm thi kiểu nầy nó na ná giống như Giám khảo là các nhà tuyển trạch sau khi nghe giọng thì cho điểm luôn thí sinh đạt hay không đạt. Mà thi chim hót đâu phải chỉ là giọng hót không thôi, mà còn rất nhiều tiêu chí khác nữa phải không? Thi chim hót là muốn nghe ở con chim vừa là nghệ sỹ (giọng hót và phong cách biểu diễn) vừa là đấu sỹ (chim đấu giọng đe dọa nhau) và với thể lực sung mãn thể hiện ở nước chơi bền bỉ qua thời gian vòng đấu.Ở quê tôi có con Chào mào có biệt danh là "mười lăm" chơi rất hay, ở trường chim nó gần như là vô đối! lúc nó đến trường là ai cũng phải trố mắt nhìn nó chơi! Nhưng các bạn biết không, nó chưa bao giờ vượt quá 3 vòng đấu! Vì nó không có sức bền, nó không có độ hung dữ nên gặp chim bổi già mùa hung hơn nó là nó im ngay. Vậy có cách nào chấm thi tốt hơn, hợp lý hơn không các ban?
 

chaomaobt

"Chào Mào Huế..."
Tham gia
16/12/09
Bài viết
686
Điểm tương tác
168
SVC$
0
về cách tổ chức thi và chấm thi:
Năm 2012 nhiều địa phương đã tổ chức thành công Hội thi tiếng hót chim Chào mào. Tuy nhiên cũng năm nay lại đẻ ra cách chấm thi khá là kỳ lạ ở một số Hội thi, đó là chim nào hót hay chơi giỏi (theo các vị Giám khảo) thì chọn xuống lồng trước! mặc dù chưa hết thời gian quy định, con nào chưa được chọn thì tiếp tục hò hét để được chọn xuống lồng! mà xuống lồng trước là để thi tiếp vòng sau đó. Điều nầy ngược với trước đây là con nào bỏ nước đấu mới chọn xuống lồng trước và xem như đã bị loại. Chấm thi kiểu nầy nó na ná giống như Giám khảo là các nhà tuyển trạch sau khi nghe giọng thì cho điểm luôn thí sinh đạt hay không đạt. Mà thi chim hót đâu phải chỉ là giọng hót không thôi, mà còn rất nhiều tiêu chí khác nữa phải không? Thi chim hót là muốn nghe ở con chim vừa là nghệ sỹ (giọng hót và phong cách biểu diễn) vừa là đấu sỹ (chim đấu giọng đe dọa nhau) và với thể lực sung mãn thể hiện ở nước chơi bền bỉ qua thời gian vòng đấu.Ở quê tôi có con Chào mào có biệt danh là "mười lăm" chơi rất hay, ở trường chim nó gần như là vô đối! lúc nó đến trường là ai cũng phải trố mắt nhìn nó chơi! Nhưng các bạn biết không, nó chưa bao giờ vượt quá 3 vòng đấu! Vì nó không có sức bền, nó không có độ hung dữ nên gặp chim bổi già mùa hung hơn nó là nó im ngay. Vậy có cách nào chấm thi tốt hơn, hợp lý hơn không các ban?

Theo em nghĩ, khi tổ chức 1 cuộc thi dù lớn hay nhỏ, dù có nhiều lồng hay ít lồng, nếu BTC đưa ra được bản điều lệ chấm thi càng rõ ràng, chi tiết thì sẽ có ít tiêu cực xảy ra. Người tham gia dự thi trước khi thi sẽ tham khảo qua bản điều lệ của BTC và sẽ quyết định là có nên đem chim đi thi hay không. Nếu thấy bản điều lệ là chuẩn và ok thì sẽ mang chim đi thi, nếu thấy bản điều lệ chưa chuẩn thì tốt nhất là nên đi xem và cổ vũ thì hay hơn là mang con chim đi thi để rồi lại mang thêm cục tức về nhà.

Về việc trọng tài hay BGK là yếu tố quyết định chính đến sự thành công của cuộc thi, 1 cuộc thi công tâm, chấm thi chuẩn, chọn lựa ra những chú chim hay nhất trong cuộc thi ngày hôm đó mà mọi người đều nể phục thì mới gọi là cuộc thi thành công. Chứ đừng đem tiền bạc, công tác tổ chức, công tác an ninh tốt, công tác giao lưu tốt, số lồng dự thi nhiều, ... thì sẽ gọi là thành công. Thực sự đó chỉ là những yếu tố phụ, những yếu tố "cần" nhưng chưa "đủ" để nói rằng cuộc thi đã thành công.

Về tiêu chí chấm thi như anh Dũng đã nêu có thể là 1 cách chấm thi theo cảm tính, mang tính địa phương và chưa phải là cách chấm thi chuẩn nhất, được mọi người đồng tình.

Muốn được bộ qui chế chấm thi chuẩn và thống nhất trên toàn Việt Nam thì phải cần có quá trình và thời gian + thêm sự kiên nhẫn và sự nhượng bộ của các nhóm BGK các vùng miền. Phải có 1 cuộc họp giữa các nhóm BGK các vùng miền, cùng nhau thảo luận và thống nhất đưa ra được bộ tiêu chí để áp dụng chung cho các cuộc thi trên toàn Việt Nam. Khi đó các cuộc thi sẽ bớt bị ca thán, bớt bị tiêu cực và nghề chơi Chào Mào lúc đó sẽ được nâng cao lên tầm chuyên nghiệp hơn.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom