Guest viewing is limited

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
vấn đề ở đây là con chòe Than của mình thường xuyên bị nổi mục nhọt ở trên đầu( mục nhọt này giống như mục nhọt ở người vậy, mới đầu thì nó sưng đỏ sau đó nó khô miệng lại thì mình nặn cùi ra) mà chim của mình bị liên tục như vậy cứ hết mục này thì lại lên mục khác, tháng trước mình vừa nặn được một cái cùi to như cái móng tay vậy, mà bậy giờ nó lại lú lên cái khác nữa không hiểu nổi.
Mong các bạn có kinh nghiệm về việc này hướng dẫn mình trị tận gốc chứ nhìn chim mình thấy tội quá, cái mục nhọt sưng còn to hơn cả cái đầu nữa.
Đây là con thứ 3 mình bị, lần trước là 1 lủa và 1Than cũng bị như vậy sau 1 thời gian chữa trị thì lên đường luôn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

tungden

Thành viên tích cực
Tham gia
20/3/09
Bài viết
438
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Ðề: cứu con chim của mình với.

:a09: trường hợp của bạn mình chưa gặp bao giờ cả,bạn ko nói rõ cách chăm sóc,vệ sinh như thế nào nên cũng khó.theo mình bạn nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,treo lồng chim nơi thoáng mát,thức ăn ko nên để lâu cho thức ăn mỗi ngày,tắm nắng tắm nước thường xuyên tránh các loài bọ kí sinh,chúc chú chim của bạn mau khoẻ mạnh
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Ðề: cứu con chim của mình với.

Chào bạn
.
Chim của bạn đang bị một chứng bệnh mà cho đến nay mình vẫn chưa tìm ra cách chữa. Triệu chứng là sưng đỏ vòng vòng mắt, vùng giáp mỏ. dần dần loét và khô lại sau đó nặng ra cùi giống như mụn bọc vậy. Chim suy kiệt dần dần và chết. Không riêng gì Than, các loài chim nuôi lồng khác đều có khả năng bị. Theo quan sát thấy nếu vệ sinh tốt chim sẽ không mắc bệnh này còn như nuôi bỏ thí lâu lâu phân chim lên cao như 'hòn non bộ' thì nguy cơ rất cao. Nếu là bổi thuần thì bạn nên phóng sinh còn như chim con kg thể tự kiếm ăn bạn nên tiếp tục nuôi đến mãn, đừng bỏ chim đi tội nghiệp bạn nhé,. Nhân đây mình cũng xin anh em đóng góp ý kiến giúp hoặc sưu tầm về cách chữa bệnh này như thế nào. Mình cũng đã nhiều lần giúp anh em tìm thử nhiều cách nhưng kg có kết quả thậm chí phẫu thuật lấy cùi. Chung chung lại thì vệ sinh lồng - cầu chim vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.
.
Thân chào
 

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
bạn Đại Thành nói đúng bệnh của chim mình rồi, vệ sinh chuồng trại thì 02 ngày mình làm 1 lần, nói chung cũng không dơ lắm, ánh sáng trong nơi nuôi chim đầy đủ, mà không hiều tại sao lại cứ bị hoài, hầu như lúc nào ở nhà mình cũng có con bị như vậy mặc dù những cái lồng cũ mình đều bỏ đi hết mua lại lồng mới vẫn bị, bó tay.
Có khi nào do nguồn nước không nhỉ,
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Chào bạn.
.
Theo mình thì có thể bạn mua nhầm chim có mầm ủ bệnh rồi, còn như thay bố lồng vẫn chưa đủ. Phân tích xem nhé. Chim sau khi ăn xong hay có thói quen quẹt mỏ vào cầu. Tệ hơn là dụi cả phần mặt lên cầu đậu. Nếu cầu bị bẩn thì không được rồi. Nhiều bạn thay bố thường nhưng quên không cọ cầu và mình thấy bệnh cũng có hiện tượng lây đấy. Bạn nghiên cứu cách li không cho tắm chung xem sao.
.
Thân chào
 

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
cám ơn bạn chỉ dẫn, để mình về thay cầu đậu thủ xem sao.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Trước đây con Chòe Lửa nhà mình cũng bị như vậy, luôn có cục u ở trên đầu trong thời gian dài hết cục này đến cục khác (phải đến 1 năm liền) và mình đã kiên trì chữa đến nay không còn bị lại nữa, cách làm của mình như sau:
- Cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để chim luôn khỏe mạnh
- Tích cực cho tắm nước muối pha loãng (mặn tương tự với độ mặn của nước biển) và tắm nắng khi có điều kiện (thường là vào buổi sáng và xong trước 8-9 giờ tùy mức độ gay gắt của ông mặt trời).
- Vệ sinh lồng sạch sẽ, nếu trời khô ráo thì hai ngày/lần, còn không thì ngày nào cũng thay lót đáy lồng.
- Cũng có vài lần mình bắt ra và bôi thuốc kháng sinh (thuốc mỡ tra mắt) nhưng sau đó lau sạch và cho tắm nước muối ngay.
Cuối cùng là nhờ may mắn đến nay em nó đã trơn lông mượt da rồi.
Nhưng cụ thể nó là bệnh gì thì mình cũng chả biết. Hy vọng các bạn cũng may mắn như mình và cứu được con chim yêu thích.
 

huyhuy_ktm

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/3/09
Bài viết
85
Điểm tương tác
2
SVC$
0
vấn đề ở đây là con chòe Than của mình thường xuyên bị nổi mục nhọt ở trên đầu( mục nhọt này giống như mục nhọt ở người vậy, mới đầu thì nó sưng đỏ sau đó nó khô miệng lại thì mình nặn cùi ra) mà chim của mình bị liên tục như vậy cứ hết mục này thì lại lên mục khác, tháng trước mình vừa nặn được một cái cùi to như cái móng tay vậy, mà bậy giờ nó lại lú lên cái khác nữa không hiểu nổi.
Mong các bạn có kinh nghiệm về việc này hướng dẫn mình trị tận gốc chứ nhìn chim mình thấy tội quá, cái mục nhọt sưng còn to hơn cả cái đầu nữa.
Đây là con thứ 3 mình bị, lần trước là 1 lủa và 1Than cũng bị như vậy sau 1 thời gian chữa trị thì lên đường luôn.
Ngày trước con than của em cũng bị tình trạng như vậy
Có hỏi các cụ thì bảo nó bị giống như bâu gà,bảo là nặn bôi thuốc nhưng lại chả biết thuốc gì.nhưng thường những con bị Bâu sẽ không sống được lâu nếu như ko chữa dc cái mụn ấy đi
Em đành phải thả
Giá mà lúc đấy biết và làm thử theo cách của bác Thaibq2003 có khi lại khả quan
 

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
bạn Thaibq2003 cho mình hỏi thuốc kháng sinh bạn bôi cho chim là loại gí vậy, cách bôi và thời gian bôi như thế` nào bạn hướng dẫn cho mình với.
cám ơn.
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Chào mọi người.
.
Mình thấy bệnh này giống như bệnh đậu gà và hiện kg có cách trị. Nếu có chăng thì chỉ là cách phòng bệnh. Mình có sưu tầm từ Net. Mời mọi người chẩn bệnh xem có giống kg nhé.
.


<TABLE class=MsoTableGrid style="BORDER-RIGHT: medium none; BORDER-TOP: medium none; BORDER-LEFT: medium none; WIDTH: 100%; BORDER-BOTTOM: medium none; BORDER-COLLAPSE: collapse; mso-yfti-tbllook: 1184; mso-padding-alt: 0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-border-insideh: none" cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%" border=0><TBODY><TR style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes"><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 100%; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top width="100%">Bệnh đậu gà<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>


</TD></TR><TR style="mso-yfti-irow: 1; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 100%; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" vAlign=top width="100%">Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:<o:p></o:p>

1. Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Fox virus gây ra.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3. Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
4. Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.<o:p></o:p>

.
Trung tâm khuyến nông An Giang


(2007-12-08)<o:p></o:p>

.
Chúc vui vẻ. Thân chào

</TD></TR></TBODY></TABLE>​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
bạn Thaibq2003 cho mình hỏi thuốc kháng sinh bạn bôi cho chim là loại gí vậy, cách bôi và thời gian bôi như thế` nào bạn hướng dẫn cho mình với.
cám ơn.

Thực ra bôi thuốc là lúc quá bí và sót con chim quá thôi nhưng lại phải lau sạch ngay vì nếu chúng rỉa lông sẽ bị uống thuốc bắt buộc, mà thuốc này lại chỉ định là không được uống, cho nên mình không khuyến khích bôi thuốc mà chỉ lưu ý việc vệ sinh, ăn uống cho chúng tự khỏi.
P/s: Không nên bắt chim ra và dùng tay nặn hoặc bóc tách gì ở vết thương của nó cả, cứ để tự chúng lành thôi. Sức đề kháng của những con chim hoang dã là rất cao rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

giangtamduong

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/3/10
Bài viết
91
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Như anh B255 có nói bệnh này em nghĩ là bệnh trái ở gia cầm vì lấy kinh nghiệm từ nuôi gà đá và gà công nghiệp vì chim hay gà cũng gần giống nhau gia cầm thôi mà (hehe có 2 chân) nếu là trái thì thứ 1 đến tiệm thú y chỉ cầm nói thuốc ngừa tròng trái là có ngay tuy nhiên mua về thì phải ngừa ngay vì thuốc này nảo quản lạnh và khi mua dạng lỏng là đã pha chế sẵn theo kinh nghiệm từ gà thì chỉ cần dùng kim máy may (loại có lỗ) chấm vào thuốc và xuyên qua cánh 3 lần là ok chim nhỏ hơn chắc 2 lần là được, thứ 2 sát trùng chuồng trại mua loại thuốc chuyên dụng cũng từ cửa hàng thú y về pha với nước dùng bình xịt ngày 2 lần khu vực nuôi nhốt chú ý anh sáng và gió phải đảm bảo nhằm làm khô ráo khu vực nuôi thứ 3 nên chuyển chim sang treo ở khu vực khác tạm thời cách ly khu vực nhiễm bệnh một thời gian. Trên đây là cách làm Giang đã áp dụng cho gà đá và gà công nghiệp hi vọng có thể áp dụng được đối với chim cảnh nếu có gì sai mọi người bỏ qua giúp cũng xin nói thêm nếu đã nhiễm bệnh thì gần như không thể khỏi được tình trạng có thể tạm thời hết nhưng sẽ tái phát lại và cơ thể nhiễm bệnh sẽ ngày càng suy kiệt nguy cơ tử vong rất cao đồng thời cá thể nhiễm bệnh sẽ suy và kém không phát triển bình thường được, thân !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
để mình diễn tả chi tiết chứng bệnh của chim mình nhé.
đầu tiên lông xung quanh vòng mắt hay khóe miệng sẽ dựng lên nhìn rất xơ xác, sau đó sẽ thấy 1 đến 2 khối u nổi lên từ dưới lớp da( không có miệng), mục u này sẽ to dần lên và bắt đầu xưng đỏ, nếu nặn ngay lúc này thì phải rạch da chim và nặn mủ ra, nếu để thêm một thời gian nũa khi mục u không còn màu đỏ nữa khi đem ra ta thấy trên lớp u có một lớp vảy, dùng nhíp nhổ râu cạy lớp mày này lên thì sẽ thấy cùi của cục u, vừa rồi mình nặn cùi ra nhìn cái cùi to đến chóng mặt luôn cở cía móng tay út , sau khi nặn sạch sẽ mình thấy cả 1 lổ to trên da đầu chim có thể nhìn thấy rõ bên trong đầu chim luôn (nhưng mình không dám nhìn)
sau khi nặn xong mình dùng nước muối Natri rửa sạch sẽ cho chim rồi trùm áo lồng cho ăn nhiều mồi tươi để lấy lại sức khoảng 10 ngày sau chim bắt đầu hót trở lại mình mừng quá ,
rồi bây giờ lại bị nữa bó tay luôn lần này hình như là 2 hay ba mục gì đó nhìn tội ghê, chắc mình phải phóng sinh quá.
Nhưng mình muốn tìm ra nguyên nhân chính xác để phòng tránh cho những con sau này.
Mong mọi người nghiên cứu giúp mình.
Cám ơn.
 

suoimohg

Thành viên tích cực
Tham gia
21/6/10
Bài viết
150
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Đây là bênh nổi trái (đậu) trên gia cầm và chim.
Thuốc bôi lên mụn: xanh methylen hoặc lugol.
Sử dụng kháng sinh sau cho uống hặc tiêm bắp:
- Tiamulin:1g/lit cho uống liên tục 3-4 ngày hoặc 10mg/kg thể trọng tiêm 3-4 ngày
Vệ sinh lồng sach sẽ, thoáng, khô ráo - khử trùng.
 

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
xin thông báo với mọi người là em chòe của mình đã hết bệnh , cám ơn mọi người đã hướng dẫn tận tình.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom