Guest viewing is limited

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
1-CÔNG:Công thuộc bộ Gà,(tên KH là Green Peafowl)

Con đực trưởng thành dài tới 2,5m khi xòe đuôi khoe mẽ cao tới 1,60m(3 tuổi)nặng trên dưới 4kg,con cái nhỏ hơn nhiều chỉ dài khoàng 90cm.
200px-Peacock.displaying.better.800pix.jpg
Mỗi lông bao đuôi có 1 đồng tiền gồm các hình tròn đồng tâm có 4 màu sắc
120px-Peacock_tail_feather.jpg

Công đang xòe lông tại một vườn hoa ở Hà Nội
120px-Green_Peafowl%2C_Hanoi.jpg


vì vậy lồng nuôi công phải có diện tích tối thiểu là 3+3+3m,nền chuồng tốt nhất là nền đất nguyên thổ,không láng xi măng ,có điều kiện thì đổ một lớp cát dày khoảng 10cm ,cách mặt đất khoảng 1m đặt 1-2 cái cầu tre hay gỗ cũng được đẻ tối công nhảy lên ngủ.

khi công lớn cầu phải nâng dần lên để đuôi không bị chạm đất.Với diện tích trên có thể nuôi 2 đôi công cho tới trưởng thành,còn nếu chỉ nuôi vỗ lớn thì có thể nuôi 10 đôi. (tôi đang nói tới việc nuôi công nhập từ TQ)Ở Vn ta thường nhập công con có trọng lượng khoảng 300g 1 con,đã phân biệt rõ đực cái.(con đực lưng màu nâu thãm,có hoa văn màu trắng ngà,lông bụng màu lốm đốm trắng đen,con cái lưng màu nâu nhạt không có hoa văn,bụng màu trắng)Giá bây giờ khoảng 900 nghìn 1 đôi.
Công mái:
120px-White_Peafowl.jpg
. Công đực:
120px-Peafowl-Pardubice.jpg
Công đực xoè đuôi:
120px-Paon_de_dos_-_peacock.jpg


Vì là công nuôi đẻ tại nhà nên đều cho ăn thức ăn gà công nghiệp,rất thuận tiện cho người chơi.ttrong chuồng bạn cần có 3 hộc chứa thức ăn (1cái chứa nước ,1 cái chứa rau xanh,1 cái chứa cám gà) hàng ngày công ăn một chút cám gà nhưng ăn rất nhiều rau xanh các loại,chúng thich ăn rau muống và cải bắp hơn.thỉnh thoảng bạn nên bỏ vào 1,2 củ khoai hoặc sắn để công mổ ,vặt luyện mỏ.nửa tháng 1 lần bạn nên giã nhỏ một ít lạc sống(đậu phộng) chộn vào cám cho công ăn thêm.công cũng rất thích ăn sâu quy,dế.

Vì là họ gà nên công cũng rất hay mắc những bệnh từ gà như toi gà (niu-cát-ston) vì vậy cứ 3 tháng 1 lần bạn nên ra hiệu thuốc thú y mua thuốc phòng cho công uống,cách uống có ở bao bì.(khi mới mua về bạn nên cho
120px-Peacock_courting_peahen.jpg
uống ngay)Khi mua công bạn nên chú ý:KHÔNG BẮT NHỮNG CON CÔNG BỊ CỤT MỎ TRÊN ,thường người bán sẽ giải thích rằng ngừoi ta cắt mỏ để khỏi mổ nhau,nhưng thực ra dó là kết quả của sự phối giống cận huyết đấy.Cuối năm đầu khi thay lông con đực có đuôi dài khoảng 50cm,sang năm thứ 2 đuôi dài khoàng 70cm đã có một ít hoa tròn,năm thứ 3 duôi dài khoảng 90-100cm hoa văn rực rỡ,hoàn chỉnh,con cái sang năm thứ hai dã có con đẻ trứng nhưng con đực thì phải sang năm thứ 3 mới thuần thục.Công nuôi trong lồng với diện tích trên có đẻ nhưng ấp không nở,muốn nuoi công đẻ nở thành công phải có môi trường bán hoang dã(vẫn phải ấp nhân tạo).Có chút kinh nghiệm cùng chia sẻ,mong các bạn góp thêm.

chim_c__ng.jpg

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

datzindo

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/5/08
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: Chút kinh nghiệm nuôi chim Rừng không phổ biến

ủa vậy anh có nuôi đôi nào ko? thường công đẻ mấy quả trứng, và nó ấp khoảng mấy ngày là nở?
Thân
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Ðề: Chút kinh nghiệm nuôi chim Công không có phổ biến

Chủ đề của tôi có tựa là :CHÚT KINH NGHIỆM NUÔI VÀI LOẠI CHIM RỪNG KHÔNG PHỔ BIẾN có nghĩa là tôi sẽ viết về cách nuôi một số loại chim rửng ít người nuôi,ít biết.Vì không có thời gian nên mỗi lần tôi chỉ viết một chút về một loại nào đó bằng cách gõ tiếp vào"TRẢ LỜI NHANH" Tất cả là kinh nghiệm có sẵn trong đầu,khi nào rỗi và có hứng là gõ nên câu cú văn pham có thể không chỉnh,rất mong ban điều hành giúp chỉnh sửa,Nhưng bài này thì nên để nguyên tựa đề giúp tôi,chứ sửa thành "CHÚT KINH NGHIỆM NUÔI CÔNG KHÔNG PHỔ BIẾN' nghe khó hiểu quá,xin cám ơn trước.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
2-ĐA ĐA(Gà gô) Tên khoa họ là Chinese Flancolin.

Thoáng nhìn có nhiều nét trông giống chim cút hoặc hắc he nhưng to hơn nhiều,con đực trưởng thành nặng khoảng 350gr.Đực cái có nhiều nét khác biệt,dễ nhận,nhưng các bạn chỉ cần nhớ hai đặc điểm sau: Con đực lông chung quanh cổ và ngực có nền màu đen thẫm,nổi bật trên nền đen là chững hật cườm màu trắng hình bầu dục,con cái
chimdada_thumb.jpg
màu nền nâu có những vệt trắng mờ(không có hạt cườm).Con đực cẳng chân có cựa ,con cái không có.

Chọn Đa đa thường người ta chọn con đực (cái không gáy) có thân dài,đầu nhỏ,thuôn,hai cánh xệ,đuôi nhỏ hơi cụp,nền lông cổ và ngực đen thẫm,các chấm hạt cườm có hình bầu dục càng nhiều càng tốt,chân màu vàng thẫm,cựa dài khoảng 0,4cm trở lên(chim càng già cựa càng dài).

Là chim hoang dã nên chúng rất dát, vì vậy phải có lồng thích hợp mới nuôi được,ngặt nỗi lại không có ai làm lồng nuôi Đa Đa bán cả,do vậy bạn phải có một chút cải tiến những chiếc lồng thường (lồng my, lồng sắt nuôi yểng..) trước tiên đáy lồng cần được che kín bằng 1 cái khay sao cho khít,khay có thành cao khoảng 5cm (có thể làm khay bằng nhựa lót máy hoặc bìa cứng) đổ đất vụn pha cát vào gần đầy khay, đỉnh lổng và thân lồng phải dùng vải dầy bọc kín chỉ để hở khoảng 15 cm cách đáy lồng (vải bọc sẽ để nguyên như vậy trong 1 năm) gài 3 cóng vào bên trong cách đáy lổng 10cm. Xong xuôi bạn cho chim vào lồng,để chim dưới đất ở chỗ nào đó có thể thường xuyên trông tháy người nhưng không được gần quá (góc hiên,góc bếp) chỗ hơi tối càng tốt,

Trong thời gian thuần phục chim(khoảng 6-8 tháng bạn không cần dọn phân,không tắm cho chim vì phân Đ Đ rất khô ,không hôi,chim tự tắm cát (bới) phân và cát sẽ vương vãi dần ra ngoài bạn chỉ cần quét dọn bên ngoài lồng,khi đất cát trong lồng cạn thì cho bổ xung.

Chim bổi rất dát nên mấy hôm đầu bạn nên chú ý:một cóng cho cám gà,một cóng cho thóc,mọt cóng nước và vãi một ít mồi (cào cào,dế,sâu quy..) thỉnh thoảng kiểm tra xem chi có ăn không,thông thường sau vài tiếng chim sẽ ăn,những lần đầu khi thấy người đến gần chim sẽ nhảy thúc lên đỉnh lồng rất dễ chảy máu,vì vậy nên các động tác đổ thức ăn,nước phải nhanh và nhẹ nhàng,rồi nên đứng xa cho chim đỡ sợ.sau khi biết chắc chắn là chim đã ăn thì chỉ cho ăn thóc không cho ăn cám gà nữa,hàng ngày hoặc 2 ngày 1 lần bạn cho vài con mồi vào lồng cho chim ăn bổ xung và để tạo cho chim quen với phản xạ là hễ có người đến gần thì sẽ được ăn ngon(mồi)dân dần chim sẽ không sợ ngừoi nũa,phải mất từ 6-8 tháng.
chimdada.jpg

Bạn nên bắt đầu nuôi chim bổi vào khoảng tháng 5-6 âm lịch là hợp lý nhất . Đến cuối tháng giêng âm lịch năm sau bạn bắt đầu cho chim ăn tốt lên bằng cách cho chim ăn thêm cám gà cong nghiệp và tăng cường cho ăn nhiều mồi,đến cuối tháng 3 âm lịch nếu thấy chim thường xuyên đi lại trong lồng,hai cánh sã xuống,đuôi cụp,mỏ thỉnh thoảng há ra như ngáp là lúc chim sắp gáy đấy lúc này bạn càng cho ăn thức ăn nhiều đạm càng tốt(sâu,dế...)khi đã gáy rồi thì bạn có muốn nó thôi cũng không được,nó sẽ gáy suốt ngày cứ nghỉ khoảng 30 phut lại gáy một hồi hàng giờ liền.Trong thời gian gáy(từ cuối tháng 3 âm lịch đến cuối tháng 7 âm lịch hàng năm)bạn phải nhớ chăm cho chim ăn nhiều mồi,Sau khi ngừng gáy(từ tháng 8 âml đến tháng 3 âl năm sau)bạn lại cho chim ăn theo chế độ bình thường,thức ăn chủ yếu chỉ là thóc,thỉnh thoảng cho ăn cám gà và mồi.Phải sang năm thứ 2 chim mới thật sự quen người và mới gáy nhiều.Lúc này bạn có thể giỡ bớt vải bọc để chim thoáng hơn,nhưng phần đỉnh lồng phải để nguyên.

Chim rất hay mắc những bệnh của gà nhà(toi...)nên mỗi năm bạn nên mua thuốc phòng bệnh của gà cho chim uống(trộn vào cám gà) một lần vào đầu mùa thu.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
3- NGŨ SẮC(Oanh tai bạc)-QUẾ LÂM(Tương tư,Oanh nỏ đỏ) . Tên khoa học: Pekin (Red-billed) Robin - Leiothrix lutea

Đây là hai loại chim cảnh nhỏ,có màu sắc sặc sỡ,có tiếng hót nghe khá vui tai tuy âm sắc giai điệu không được phong phú nhưng dễ nuôi ,dễ hót ,dễ
chim_qu____l__m_thumb.jpg
quen người, giá cả bình dân (khoảng 100 nghìn một đôi).

Thức ăn cũng đơn giản, chỉ cần cho ăn cám gà công nghiệp (loại giàu đạm) hoa quả mềm ngọt (Hồng, đu đủ, xoài..) và mồi tươi.

Ngũ sắc đực yếm và đít có màu đỏ tươi (như đỏ Chào Mào) con cái yếm vàng, đít không đỏ, con cái chỉ kêu cạch cạch không hót. Quế lâm đực mỏ đỏ tươi, yếm màu gạch cua phớt đỏ, viền lông quanh mắt có màu vàng tươi. Con cái mỏ đỏ nhạt, yếm có màu gach nhạt, diện tích màu yếm nhỏ hơn con đực nhiều, con cái kêu vít vít như vịt con. (Quế lâm nuôi lâu trong lồng - khoàng 1 tháng mỏ sẽ chuyển sang màu đen ở phần gốc mỏ)

Nếu chỉ đơn thuần nuôi nghe hót,bạn chỉ việc chọn đúng con đực,tách riêng lồng thì chỉ sau vài chục phút là nó hót sổng ngay. Ở đây tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nuôi thả, vừa được nghe hót lại vừa được thấy sự tự do bay lựơn của chúng. Bạn phải mua một đôi đực cái , bạn lại phải chế một chút lồng nuôi, tốt nhất là dùng 2 cái lồng sắt cùng cỡ (30x30) bạn tháo bớt một vách ngăn của một lồng rồi ghép hai lồng làm một để thành cái lồng hai ngăn, vách ngăn giữa có một cửa có thể kéo lên (mở) hạ xuống (đóng) để có thể cho chúng sống chung trong một ngăn hoặc mỗi con mỗi ngăn khi thấy cần thiết.
chim_qu____l__m.jpg

Đầu tiên bạn thả mỗi con một ngăn, đực một bên , cái một bên,nuôi như vậy con đực thỉnh thoảng vẫn hót nhưng ít, sau khoảng 2-3 ngày bạn mở cửa vách ngăn giữa cho chúng sống chung,lúc này bạn phải có mặt ở nhà thường trực, lúc đầu chúng có vẻ âu yếm nhau nhưng thường chỉ sau một thời gian ngắn (khoảng 15_20 phút) là con đực giở thói vũ phu đuổi đánh con cái, bạn phải đóng cửa vách ngăn giữa kịp thời để tách chúng ra. Cứ 6-7 ngày bạn lại lặp lại động tác này một lần (nên làm vào chủ nhật) Cứ nuôi như vậy khoảng 40 ngày, trong thời gian này lồng nuôi nên để cố định ở một chổ,ở hiên hoặc ở cửa sổ, đủ thời gian trên bạn có thể bắt đầu thả chim,trước khi thả chim bạn phải đóng cửa vách ngăn giữa để mỗi con ở một ngân riêng biệt, đầu tiên bạn chỉ thả con cái thôi, bạn mở cửa bên lồng cái,nhớ quay cửa ra phía ngoài, để chim cái tự tìm cửa bay ra, không nên đuổi lầm chim sợ không đám về lại, lần đầu cũng phải mất một lúc chim mới biết bây ra,chim cái chỉ vừa bay đi một tí thôi là lập tức con đực hót sổng liên tục, gọi bằng được con cái quay lại mới thôi,Lúc này bạn đừng lo mà cứ bình thản mà hưởng thụ tiếng hót của con đực và tiếng kêu đáp lại của con cái, bạn sẽ thấy không khí quanh nhà bạn rộn rã hẳn lên, thường thường con cái chỉ dạo chơi tự do bên ngoài như vậy khoảng 30-40 phút là cùng rồi tự bay lại tìm đường chui vào lồng, cứ khoảng 10 ngày bạn lại thả con cái ra một lần, muốn thả con đực thì phải sau 4-5 tháng nuôi trong lồng, khi bạn thấy con đực đã dạn người,đã quen ăn mồi từ tay bạn thì có thể thả được đực nhưng phải nhớ nhốt con cái đấy,tốt nhất là bắt đầu thả đực vào mùa lạnh (lúc này bên ngoài không có thức ăn tự nhiên) chim ra ngoài không có ăn, cùng với con cái gọi liên tục nó sẽ không thể bay đi đâu được nữa.

Nếu nuôi đúng cách, chịu khó cho ăn nhiều mồi (nó rất thích ăn sâu quy) sau một năm nuôi và thả như vậy dần dà bạn sẽ thả cả đôi mà chúng không đi (nhưng nhớ không thả liên tục kéo dài) Có điều là giống chim này (cả ngũ sắc và quế lâm) chơi không bền chỉ sang năm thứ 2 là màu sắc đã phai dần,chim cũng không linh hoạt và ít hót dần đi.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
4-YỂNG(Nhồng)

Trước tiển tôi xin bộc bạch đôi chút:Yểng được nuôi khá nhiều nhưng chưa có mục riêng nên tôi cho nó là loài nuôi không phổ biến,Tôi rất
nhong3_thumb.jpg
thích nuôi chim rừng nhỏ,nhưng Ông và Bố tôi lại là những người nuôi Yểng rất cừ(giờ thì cả hai đã thành Tiên rồi)các cụ nuôi yểng đơn giản như nuôi ...con vậy(kiểu trời sinh voi trời sinh cỏ ấy mà,cỏ hồi ấy nhiều lắm,8 anh em tôi cứ thế lớn lên mà chẳng cần thịt,mỡ,vượt qua bệnh tật mà chả cần thuốc thang,thật chẳng hiểu ra làm sao cả?)

Trước đây tôi chỉ nuôi yểng LS nhưng cuối những năm 90-2000 tôi cùng vài người nữa thu gom yểng bán qua TQ (bây giờ thôi rồi,bị cấm,bắt được phạt nặng lắm) nên có cơ hội biết thêm yểng cả Bắc,Trung,Nam và có một chút kinh nghiệm về loài này. Hoá ra người TQ biết rõ về yểng VN còn hơn cả người Việt, họ biết rõ những đặc điễm riêng yểng Miền nam (tính từ Nghệ an đổ vào) với yểng Miền bắc (từ Thanh hoá đổ ra)

Theo họ yểng MN nhỏ, thân dài, nhanh nhẹn, có hai loại:một loại tai ngắn, một loại tai dài (tích), khi còn nhỏ chân và mỏ đã có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt, yểng MB to, thân ngắn, trông ngô nghê, chậm chạp, chân có màu trắng ngà nhưng tai đều dài, ít bệnh tật.

Theo họ việc phân biệt đực cái là không cần thiết vì tất cả đều nói như nhau và chưa ai nuôi trong lồng mà thấy nó đẻ cả (vậy căn cứ đâu cho nó là cái?) Vì vậy khi mua bạn chỉ cần chọn con không có bệnh là ổn,

Có mấy loại bệnh cần chú ý: Một là bệnh bại chân (một chân chim soài ra một bên lảm chim không đứng thẳng được), hai là bệnh đau mắt (một bên hoặc cả hai bên mắt sưng đỏ, sau đó sẽ sưng tấy cả hàm dưới, chim không ăn được mà chết) ba là bệnh bụng đỏ (lật ngửa chim lên, phần bụng chim có nhiều mạch máu nhỏ chạy ngang dọc đày đậc khiến bụng chim có màu đỏ và khô, hơi nhăn nheo, làm bụng chim nhỏ lại - chim khoẻ thì bụng có màu hồng nhạt và rất to (tất cả đều đang nói về chim con đấy), Chim bị bệnh này ăn rất ít,chậm lớn,khó nuôi.

Nếu lười bạn có thể mua chim thuần đã biết nói, nhưng lưu ý một chút: Bạn phải bỏ thời gian ra để nghe nó nói hết những từ nó biết (khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 tiếng) thì hãy mua, nếu không bạn sẽ chán ngay vì nó nói những từ bạn không thích và không thể dạy nó nói thêm được (yểng đã trưởng thành khoảng 9 tháng tuổi trở lên rất khó dạy từ mới).

Khi mua yểng non tốt nhất bạn hãy ngồi đợi khoảng 30 phút, rồi trực tiếp cho nó ăn, con nào ăn nhiều, ăn tham thì bắt con ấy. Bạn nên mua một cái lồng Yểng (Bát ca) của TQ, nó được làm bằng thép, sơn tĩnh điện rất bền, có hộp đựng thức ăn to, rộng miệng tiện cho yểng ăn uống sau này có đáy đựng phân có thể bỏ ra rữa hàng ngày rất tiện. Bạn vót một que bón tựa như mái chèo, có chiều rộng khoảng 0,8cm, dài 30 cm. Bạn dùng thức ăn gà công
nhong2_thumb.jpg
nghiệp (loại đạm đậm đặc) cho thêm một chút thịt băm (lợn,bò..) hoặc sâu quy càng tốt, tất cả trộn với nước sao cho vừa đủ nhão, dùng que bón xúc hỗn hợp trên bón cho chim, bón cho tới lúc chim không há mỏ thì thôi, khoảng 2 tiếng cho chim uống thêm nước một lần,

Mỗi ngày bạn phải bón như vậy từ 15-tới 20 lần đấy,thỉnh thoảng cho chim ăn thêm một hai miếng hoa quả mềm (chuối, xoài, đu đủ..) khi chim đã nhảy lên cầu đậu thì có thể cho ăn thêm ớt chín. Cứ nuôi như vậy khoảng 15-20 ngày, lúc này chim đã có thể bay, bạn bắt đầu dạy chim tự ăn, Bạn trộn thức ăn hơi khô một chút so với bình thường (lúc này chim đã tự biết uống) để cóng thức ăn vào trong lồng rồi dùng que bón múc thức ăn từ bên ngoài cho chim ăn miếng đầu, miếng thứ hai thì không bón thẳng vào miệng chim như mọi khi nữa mà dứ lên dứ xuống cho chim tự mổ, phải mất hai ba ngày chim mới quen mổ rồi tự ăn,dần dần bớt nước, rồi không cho nước vào thức ăn nữa chim sẽ ăn thức ăn khô. Hàng ngày vẫn phải cho chim ăn thêm thịt, sâu,dế và hoa quả. (Ngày xưa Ông già tôi chỉ có cơm và hoa quả, dế, chim vẫn lớn nhưng chậm hơn nhiều). Hàng ngày nhớ tắm cho chim thường xuyên.

Khi chim được 3 tháng tuổi nếu thấy chim bắt đầu hót chuyện (đậu im trên cầu, miệng phát ra những âm ọ ẹ) thì bạn chuẩn bị dạy chim nói được rồi đấy. Tốt nhất là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 bạn phải tập trung dạy tất cả những từ mà bạn định dạy cho nó, chim có thể nhớ 10-15 cụm từ, mỗi cụm từ có thể dài tới 5 từ đơn (vd:Đoàn kết,đại đoàn kết...). Khi dạy chim nói bạn nên để chim ở nơi kín, xa những có âm thanh tạp (ở trên gác, trong buồng...) Bạn đứng cách chim khoảng vài mét,không cho chim nhìn thấy,nói to vừa phải,rõ âm(đừng bắt chước chim nói ngọng) mỗi cụm từ nói đi nói lại nhiều lần,chỉ nên dậy 1-2 cụm một lần,mỗi lần kéo dài khoảng 1 tuần,tốt nhất là vào buổi sáng sớm (khoảng 5h sáng).
nhonglh_385452.jpg

Bạn có thể dạy chim nói tiếng Anh, Pháp, Trung...nó đều nói được cả. Bạn nhớ đừng nóng vội dạy một lúc nhiều từ quá chim sẽ chim rất dễ nói nghịu, không rõ nghĩa, muốn sửa rất khó. Sang đến tháng thứ 8 chim sẽ "chai",sẽ rất khó dạy thêm từ mới.

Trong các bài viết về Yểng có nhiều phân tích rất khoa học, rất bổ ích nhưng tôi thấy không nhất thiết phải câu nệ quá, làm người mới chơi đâm hoảng. về phía tôi, tôi cho rằng Yểng là loại chim dễ nuôi, ăn tạp, không cần kiêng kỵ gì đâu, càng nhiều đạm, nhiều hoa quả càng tốt (chỉ phải cái ăn nhiều nên ị nhiều, phân ướt, nên phải dọn hàng ngày). Ông già tôi nuôi vớ vẩn mà con nào cũng sống thọ 15 đến 18 năm đấy.

À còn điều này nữa-Bạn đừng bao giờ lột lưỡi nó nhé, không lột nó cũng nói như thường bạn ạ. (chút kinh nghiệm này bạn cũng có thể áp dung cho Cưỡng,Sáo nâu,đen...).
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Bác Bìnhls ơi!
vietnam_10994669_80.jpg
Em được người ta tặng một con chim bìm bịp, đã mọc đủ lông và đang tự tập ăn được rồi. Xin được hỏi bác là đối với bìm bịp non thì có thể căn cứ vào đâu mà phân biệt được chim trống, chim mái?!Loài chim bìm bịp thì chim trống và mái có kêu giống nhau hay không?! không biết nuôi chim bìm bịp từ nhỏ lên như vậy thì lớn lên nó có kêu giống như bìm bịp trưởng thành trong rừng hay không bác nhỉ!...
Xin trân trọng đề nghị bác phổ biến kiến thức về nuôi loài chim bìm bịp này ạ!
Cứ mỗi lần vào rừng, nghe chim bịp kêu lúc đầu cũng cảm thấy hoang sơ,... sau quen dần cũng thấy thích như một đặc trưng rất riêng của vùng miền núi, nếu có tiếng kêu của nó nơi phố phường thì cũng thấy lưu luyến cảnh đồng quê yên bình bác ạ!
Kính mong bác quan tâm giúp đỡ!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Ðề: Chút kinh nghiệm nuôi chim Công không có phổ biến

Chủ đề của tôi có tựa là :CHÚT KINH NGHIỆM NUÔI VÀI LOẠI CHIM RỪNG KHÔNG PHỔ BIẾN ....Tất cả là kinh nghiệm có sẵn trong đầu,khi nào rỗi và có hứng là gõ nên câu cú văn pham có thể không chỉnh,rất mong ban điều hành giúp chỉnh sửa,....

Em sẽ chỉnh sửa và cập nhật thêm hình ảnh vào bài viết giúp anh.
Thân chào anh
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Bác Bìnhls ơi!
vietnam_10994669_80.jpg
Em được người ta tặng một con chim bìm bịp, đã mọc đủ lông và đang tự tập ăn được rồi. Xin được hỏi bác là đối với bìm bịp non thì có thể căn cứ vào đâu mà phân biệt được chim trống, chim mái?!Loài chim bìm bịp thì chim trống và mái có kêu giống nhau hay không?! không biết nuôi chim bìm bịp từ nhỏ lên như vậy thì lớn lên nó có kêu giống như bìm bịp trưởng thành trong rừng hay không bác nhỉ!...
Xin trân trọng đề nghị bác phổ biến kiến thức về nuôi loài chim bìm bịp này ạ!
Cứ mỗi lần vào rừng, nghe chim bịp kêu lúc đầu cũng cảm thấy hoang sơ,... sau quen dần cũng thấy thích như một đặc trưng rất riêng của vùng miền núi, nếu có tiếng kêu của nó nơi phố phường thì cũng thấy lưu luyến cảnh đồng quê yên bình bác ạ!
Kính mong bác quan tâm giúp đỡ!
Tôi chưa nuôi BB con bao giờ,nhưng con già thì khoảng năm 2ooo tôi có 1 hợp đồng thu gom cho 2 người ở HP để ngâm rượi,nhiều con sau khi mua về,yếu,không có khả năng nuôi tiếp(để đợi tới ngày giao hàng)Tôi phải giết và ngâm vào rượi Lúa mới để bảo đảm chất lượng(vì vây nên có điêu kiên quan sat hai hòn cà và buông trứng), tôi thấy là con đực thì nhỏ hơn con mái khá nhiều,nhìn vào mỏ và đầu là biết ngay,to,nhỏ phải một mười một bảy,con cái chổ lông cánh có vài cái lông có những vân trắng mờ,con đực chỉ có màu đồng thôi,vì vậy cũng không biết dực cái kêu có khác nhau không.
Xin cám ơn Hlong_ce và toàn thể AE trong Ban Điều hành đã giúp chỉnh sửa khiến bài viết sinh động hẳn lên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chào Mào Bl

"Đam mê Chào mào"
Tham gia
19/3/08
Bài viết
711
Điểm tương tác
30
SVC$
0
Bìm bịp con mình thấy mấy đứa bạn nuôi nhiều lắm, nuôi tụi nó như nuôi gà, và cho chúng ăn thêm con kỳ nhông hay sồng ở bụi cây, và giun dế. Vì gần nhà có nhiều Bìm bịp nên khi bọn chúng lên thì cũng kêu như chim ngoài. Bìm bịp con dùng để bẫy thì tuyệt vời, treo chim vào bụi chỉ cần kêu vài tiếng là có chim về và nhảy vào bẫy. Nói chung giống này rất hung dữ nên bẫy rất dễ.
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Phụ giúp bác bìnhls một tay!
Bài này em sưu tầm từ internet đó mấy bác ơi!





Chim Bìm Bịp

Hai Quang sưu tập



vietnam_10994669_80.jpg
Bìm bịp có tên khoa học: Centropus sinensis là loài chim rất nhạy bén với những biến đổi của môi trường. Do vậy, những năm gần đây, việc thu hẹp môi trường đã làm số lượng cá thể giảm thấy rõ.

Đặc điểm sinh trưởng

Bìm bịp có màu lông giống nhau ở chim trống và chim mái. Lúc nhỏ, toàn thân phủ lông màu nâu chấm đen. Khi trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ. Đôi mắt đỏ au, đôi chân đen bóng.

Bìm bịp trưởng thành lớn bằng cu cườm Trung quốc nhưng dài đòn hơn. Ở cùng độ tuổi, chim trống thường nhỏ hơn chim mái( 8/10). Từ chót mỏ đến chót đuôi dài 35 – 38cm. Mỏ cong dài 3,5cm. Lúc xếp lại cánh dài 16 – 18cm. Đuôi dài 18 – 20cm. Nhìn bên ngoài thân dày 8 – 9cm. Bàn chân bốn ngón sắp xếp đặc trưng cho một số loài chim chuyên ăn rắn, phía trước và sau đối xứng nhau, một cặp ngắn, một cặp dài.

Tập tính sống

Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “, “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các giai điệu ca cổ là không phải ngẫu nhiên.

Đặc điểm dinh dưỡng

Bìm bịp là loại chim ăn thịt, chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn. Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về” giam lỏng”. Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân bìm bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần. Một số ít không sợ “ mùi” này thì bìm bịp đã biết và giết chết trước khi đưa về tổ. Như vậy, bìm bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của bìm bịp chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản của bìm bịp kéo dài 5 tháng. Những cặp ở bưng biền thường đẻ sớm hơn chim ở đất gò. Mỗi năm bìm bịp đẻ 2 – 3 lứa, thường 1 -2 lứa. Mỗi lứa đẻ từ 2 – 4 trứng thường nở 2 – 3 con. Tổ được lót trong bụi rậm cách mặt đất chừng 1 – 2 m bằng cỏ và lá cây, giống tổ chuột đồng.

Thú nuôi bìm bịp

* Giữ nhà:

Bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí lại hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà. Người nuôi muốn thành công, thứ nhất phải nuôi từ chim con và thả tự do như bồ câu, thứ hai phải có thời gian luyện tập. Bẩm sinh bìm bịp không biết giử nhà mà khả năng này có được là do con người luyện tập dựa trên hai yếu tố cơ bản: tập tính bảo vệ lãnh thổ và phản xạ có điều kiện.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ - Nếu ai xâm lấn chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.

- Phản xạ có điều kiện: Sau mỗi đợt tấn công đối phương, bạn nên cho bìm bịp ăn ngon. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nghĩa là bạn đang thiết lập một phản xạ có điều kiện. Như vậy có thể nói việc “ giữ nhà” của bìm bịp sẽ không ngừng nếu bạn luôn thưởng” hậu” cho chúng.

* Trừ rắn:

Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có giàn hoa rậm, bụi um tùm thì bạn yên tâm sẽ không có rắn, bởi bìm bịp săn lùng suốt ngày, hơn nữa “ mùi” của chúng có thể xua đuổi được rắn.

* Làm chim mồi:

Với bìm bịp, chim trống hay mái đều có thể luyện thành chim mồi, tuy nhiên nhiều nhà kinh nghiệm lại khuyên nên chọn mái, bởi chim mái có duyên “ghi bàn” hơn! Nếu nuôi từ chim con, bạn cần phải có thời gian 2 – 3 năm mới có mồi hay, còn nuôi từ chim bổi thì nhanh hơn nhưng việc thuần dưỡng lại khó khăn hơn nhiều.



Bài: Minh Nguyên

(Theo
http://www.caimon.org/CaytraiCM/Chimchoc/Chim_Bimbip.htm)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Em đã đưa bài viết " chim Đa Đa" lên trang chủ, xin cảm ơn anh Binhls về bài viết và ảnh minh hoạ của anh NamNhi

Thân chào.
HLong_ce
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
5-CHIỀN CHIỆN: (Cisticolas)

Xin nói một chút về cái tên , hầu hết người VN đều đã một lần biết đến cái tên CC, vì nó xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhưng rất ít người biết cụ thể hình thù nó ra sao, có người cho nó là con Sơn ca, có người lại cho nó là con Chìa vôi cũng có nơi còn gọi con sẻ Bạc má là Nó... Còn tôi, tôi biết nó từ bé và gọi nó là Chim Mèo vì hễ đến gần là nó phát ra tiếng kêu "meo,meo" như tiếng mèo (CC bụng vàng). Sau này khi nghiện chim rồi tôi mới biết nó là CC và có tới 7-8 loài, tôi chỉ giới thiệu một vài loài tôi đã nuôi và có giọng hót hay thôi, đó là CC bụng vàng (Hoàng phúc tiêu), CC ngực xám (Khôi hung tiêu), CC núi (Hạt sơn tiêu).


1. CHIỀN CHIỆN NGỰC XÁM (Khôi hung tiêu):

chienchien_thumb.jpg
Đây là loài có thể hình nhỏ nhất (nhỏ hơn cả chim sâu đầu đỏ) nhưng trông đẹp hơn chim sâu nhiều, trên lưng màu xám, bụng màu trắng, yếm chim có một vệt lông xám thẫm vắt ngang nổi bật trên nền lông trắng, mắt có quầng đỏ như mắt khướu, nhưng trông rất dữ tướng, đuôi dài, mặt dưới có những đốm trắng. Đây là loài CC có giọng hót hay nhất, mau hót nhất và cũng mau thuần nhất. Đặc biêt khi hót đấu ngoài thiên nhiên chúng có vũ điệu rất đặc biệt, thân lắc qua lắc lại, thỉnh thoảng tung người lên rồi lại lao vút xuống chỗ cũ miệng không ngừng hót luyến láy.



2. CHIỀN CHIỆN BỤNG VÀNG (Hoàng phúc tiêu):

chimchienchienbungvang_thumb.jpg
Lớn hơn CC ngực xám một chút,trên lưng mầu nâu nhạt,mặt trước cổ màu trắng ,bụng màu vàng tươi, khi bay phát ra tiếng "phập,phập"nghe rất rõ,khi có người đến gần nơi cư trú chúng có tiếng kêu cảnh báo "meo,meo" nghe như tiếng mèo.Rất khó bẫy,lâu hót,lâu dạn người,tiếng hót nghe to hơn Ngực xám nhưng không phong phú.







3. CHIỀN CHIỆN NÚI(Hạt sơn tiêu):
chien_chien_nui_thumb.jpg
Đây là loài CC có thân hình lớn nhất(cỡ Sẻ nhật)lưng màu xám nâu,bụng màu tro,to xác nhưng tiếng hót lại nhỏ,yếu và cũng ít hót nhưng mau dạn người và mau hót.
CC là loài cũng khó vào cám,tỷ lệ chết tương đối cao.cách vào cám tương tự như với chim chích choè bổi,cám cho chiền chiện là cám cho choè nhưng phải tăng cường đạm động vật(bột sâu khô,cào cào khô,lạc,trứng)khi chim đã biết ăn cám vẫn thường xuyên phải cho ăn sâu quy hàng ngày(không sợ xoăn lông khi thay) khi cho chim ăn sâu nên cầm tay từng con cho chim ăn,dần dần chim sẽ quen người,Lồng nuôi CC phải dùng loại nan mau(loại nuôi Mai hoa)CC cũng là chuyên gia lách lồng đấy.




Việc phân biệt đực cái đối với CC cũng hết sức khó khăn vì vậy nếu có ý định nuôi thì tốt nhất là hẫy nghe hót đã rồi hay mua.Ở LS giá một chú CC đã hót trong lồng(khoảng 2 tháng lồng) khoảng 300-400 nghìn) tuy cũng không dễ mua vì cũng còn ít người chơi.

chienchien.jpg


chimchienchienbungvang.jpg


chien_chien_nui.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

hungdt

"Tha thẩn kiếm mồi"
Thành viên BQT
Tham gia
7/5/08
Bài viết
628
Điểm tương tác
2,166
SVC$
0
Đọc bài của anh binhls tôi lại nhớ đến đã có 1 topic nói đến chim bạc má (có ảnh), rồi có nhiều ý kiến tranh luận cho rằng đó là chiền chiện, chim chìa vôi v.v...

Vâng, chính vì còn nhiều ý kiến như vậy, nay có thêm bài của anh binhls thì tui cũng xin cung cấp thêm thông tin. Thực chất Chiền chiện là một họ chim, trong đó đến nay khoa học đã thống kê có đến 110 loại. Vì vậy Bạc má hay mấy loại như anh binhls cũng chỉ là một số trong 110 loại thuộc họ chiền chiện.

Tui trích dưới đây thông tin lấy từ Google, (không biết có vi phạm nội quy không?)

"Họ Chiền chiện (danh pháp khoa học: Cisticolidae) là một họ nhỏ thuộc bộ Sẻ chứa khoảng 110 loài chim tựa như chim chích, được tìm thấy tại khu vực nóng thuộc phương nam của Cựu thế giới. Họ chim này nói chung cũng hay được gộp vào trong Sylviidae khi họ này được hiểu theo nghĩa rộng (sensu lato).

Họ này có lẽ có nguồn gốc từ châu Phi, với đa số các loài có mặt tại đây, nhưng cũng có các đại diện của họ còn vượt qua cả khu vực nhiệt đới của châu Á để có mặt tại khu vực Australasia, và một loài, chiền chiện đồng hung (Cisticola juncidis), sinh sống tại châu Âu.

Các loài chim trong họ này nói chung là các loại chim nhỏ với bộ lông màu nâu-xám hay xám, được tìm thấy tại các khu vực đồng quê như các đồng cỏ hay các bụi cây rậm. Thông thường rất khó nhìn thấy chúng và do nhiều loài có bề ngoài khá giống nhau nên tiếng hót của chúng có lẽ là chỉ dẫn nhận dạng tốt nhất.

Các loài chim này ăn côn trùng và làm tổ thấp trong các bụi cây."
 

ếch cốm

Minh Hải
Tham gia
25/11/08
Bài viết
656
Điểm tương tác
10
SVC$
0
bác binhls ơi cho cháu hỏi có phải con bìm bịp có người còn gọi là con chim gọi vịt không? nếu đúng hoặc có ai bán chim gọi vịt bác chỉ cho cháu chỗ mua với<cháu ở hà nội,emal của cháu xuanbac27 hoặc số d đ 0984466400> Thank bác.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
bác binhls ơi cho cháu hỏi có phải con bìm bịp có người còn gọi là con chim gọi vịt không? nếu đúng hoặc có ai bán chim gọi vịt bác chỉ cho cháu chỗ mua với<cháu ở hà nội,emal của cháu xuanbac27 hoặc số d đ 0984466400> Thank bác.

Chim gọi vịt thường gọi là chim Tìm vịt,(thuộc họ Cu cu),có tập tính gần giống chim Tu hú,không tự làm tổ mà chuyên đi đẻ nhờ vào tổ của các loại chim khác(chủ yếu đẻ vào tổ các loại chim chích)Tìm vịt to cỡ Họa my,màu lông cũng tương tự,tiếng hót gần giống tiếng gọi vịt(vít,vít,vit....)Chim sống chủ yếu ở bìa rừng nhưng cũng rất hay gặp đậu trên các giàn ăng ten tv váo buổi chiều,tiếng hót chim gợi cho người ta cảm giác nhớ nhung xa xăm,man mác.Chim rất khó bẫy nên gần như không thấy bán bao giờ.
 

duyhoian

Thành viên cống hiến
Tham gia
3/3/09
Bài viết
608
Điểm tương tác
137
SVC$
0
1-CÔNG:Công thuộc bộ Gà,(tên KH là Green Peafowl)

Con đực trưởng thành dài tới 2,5m khi xòe đuôi khoe mẽ cao tới 1,60m(3 tuổi)nặng trên dưới 4kg,con cái nhỏ hơn nhiều chỉ dài khoàng 90cm.
200px-Peacock.displaying.better.800pix.jpg
Mỗi lông bao đuôi có 1 đồng tiền gồm các hình tròn đồng tâm có 4 màu sắc
120px-Peacock_tail_feather.jpg

Công đang xòe lông tại một vườn hoa ở Hà Nội
120px-Green_Peafowl%2C_Hanoi.jpg


vì vậy lồng nuôi công phải có diện tích tối thiểu là 3+3+3m,nền chuồng tốt nhất là nền đất nguyên thổ,không láng xi măng ,có điều kiện thì đổ một lớp cát dày khoảng 10cm ,cách mặt đất khoảng 1m đặt 1-2 cái cầu tre hay gỗ cũng được đẻ tối công nhảy lên ngủ.

khi công lớn cầu phải nâng dần lên để đuôi không bị chạm đất.Với diện tích trên có thể nuôi 2 đôi công cho tới trưởng thành,còn nếu chỉ nuôi vỗ lớn thì có thể nuôi 10 đôi. (tôi đang nói tới việc nuôi công nhập từ TQ)Ở Vn ta thường nhập công con có trọng lượng khoảng 300g 1 con,đã phân biệt rõ đực cái.(con đực lưng màu nâu thãm,có hoa văn màu trắng ngà,lông bụng màu lốm đốm trắng đen,con cái lưng màu nâu nhạt không có hoa văn,bụng màu trắng)Giá bây giờ khoảng 900 nghìn 1 đôi.
Công mái:
120px-White_Peafowl.jpg
. Công đực:
120px-Peafowl-Pardubice.jpg
Công đực xoè đuôi:
120px-Paon_de_dos_-_peacock.jpg


Vì là công nuôi đẻ tại nhà nên đều cho ăn thức ăn gà công nghiệp,rất thuận tiện cho người chơi.ttrong chuồng bạn cần có 3 hộc chứa thức ăn (1cái chứa nước ,1 cái chứa rau xanh,1 cái chứa cám gà) hàng ngày công ăn một chút cám gà nhưng ăn rất nhiều rau xanh các loại,chúng thich ăn rau muống và cải bắp hơn.thỉnh thoảng bạn nên bỏ vào 1,2 củ khoai hoặc sắn để công mổ ,vặt luyện mỏ.nửa tháng 1 lần bạn nên giã nhỏ một ít lạc sống(đậu phộng) chộn vào cám cho công ăn thêm.công cũng rất thích ăn sâu quy,dế.

Vì là họ gà nên công cũng rất hay mắc những bệnh từ gà như toi gà (niu-cát-ston) vì vậy cứ 3 tháng 1 lần bạn nên ra hiệu thuốc thú y mua thuốc phòng cho công uống,cách uống có ở bao bì.(khi mới mua về bạn nên cho
120px-Peacock_courting_peahen.jpg
uống ngay)Khi mua công bạn nên chú ý:KHÔNG BẮT NHỮNG CON CÔNG BỊ CỤT MỎ TRÊN ,thường người bán sẽ giải thích rằng ngừoi ta cắt mỏ để khỏi mổ nhau,nhưng thực ra dó là kết quả của sự phối giống cận huyết đấy.Cuối năm đầu khi thay lông con đực có đuôi dài khoảng 50cm,sang năm thứ 2 đuôi dài khoàng 70cm đã có một ít hoa tròn,năm thứ 3 duôi dài khoảng 90-100cm hoa văn rực rỡ,hoàn chỉnh,con cái sang năm thứ hai dã có con đẻ trứng nhưng con đực thì phải sang năm thứ 3 mới thuần thục.Công nuôi trong lồng với diện tích trên có đẻ nhưng ấp không nở,muốn nuoi công đẻ nở thành công phải có môi trường bán hoang dã(vẫn phải ấp nhân tạo).Có chút kinh nghiệm cùng chia sẻ,mong các bạn góp thêm.

chim_c__ng.jpg


[/QUOTE]Giá bây giờ khoảng 900 nghìn 1 đôi.[/QUOTE]

Đọc đến phần này chắc mình phóng sinh công nhà mình. Kiểu này kinh doanh nuôi công đẻ chắc lời to. Cảm ơn bác đã viết bài hay.:a44:
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Giá bây giờ khoảng 900 nghìn 1 đôi.[/QUOTE]

Đọc đến phần này chắc mình phóng sinh công nhà mình. Kiểu này kinh doanh nuôi công đẻ chắc lời to. Cảm ơn bác đã viết bài hay.:a44:[/QUOTE]


Ấy................. Ấy....................... Đừng thả, bạn duyhoian ơi.................. mà phải mua thêm con mái nữa chứ. :a01:

Bạn mà nuôi được Công đẻ trứng, thì mình có thể nhận việc ấp trứng cho.:-bd:clap_1:


Thân
 

khuyen&dat

Thành viên tích cực
Tham gia
24/5/09
Bài viết
203
Điểm tương tác
11
SVC$
0
Hôm trước em lang thang ngoài chợ mơ anh chủ quán nói 1,5 triệu một đôi, mà mãi không thấy bán dc chắc loài này khó nuôi và không gian cho nó là cả một vấn đề lớn lao. Em thía ngoài chợ lém cắt wa không bít nuôi nó thế nào nữa.
 

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cảm ơn chú binhls đã chia sẽ những kinh nghiệm rất quý. Sao công trong nam này bán mắc wa, 1,5 triệu 1 con. Đọc bài của chú xong thèm được có mấy chú ngủ sắc và chiền chiện để nuôi wa, ngủ sắc trong này thì hình như có bán, còn chiền chiền thì ko thấy luôn.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom