hoangxeu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/9/08
Bài viết
41
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Chim Thiên đường là loài chim đẹp nhất trong các loài chim ngoài ra nó còn có giọng hót rất hay. Nhưng để bẫy được 1 con chim Thiên đường không phải dễ dàng nếu bạn không có chim mồi vì ta biết rằng muồn bẫy chim loài nào thì cần có chim mồi loài đó.
Còn nếu dùng nhưng phương pháp khác như:
Dùng súng? chỉ bắt được chim chết
Dùng keo? đến khi nào chim nó mới vào chổ dán keo
Dùng lười? Chim thiên đường sống trên ngọn cây cao làm sao bắt lưới?
...
Ở Việt Nam có loài chim Thiên đường sống ở cao nguyên Lâm Viên mà cụ thể là Di Linh có loại chimThiên đường như sau





Nhưng để bẫy được chim Thiên đường này mà không có chim Thiên đường mồi thì làm cách nào? dựa vào kinh nghiệm chơi chim bấy lâu nay nghệ nhân Hoàng Xều tôi đã bẫy được 1 con chim Thiên đường và hiên nay vẫn được nuôi tại Đà Lạt
Chuẩn bị:
1 cái lồng bẫy chích Chòe Lửa
2 cọng đuôi chích Chòe Lửa
1 con chim Chào Mào mái (lưu ý chim mái)
1 hộp keo 502
2 hộp thuốc nhuộm (loại xịt lên tóc lúc trang điểm cô dâu) 2 màu khác nhau là màu vàng và màu hơi xanh xanh tím tím
1 cái Ipod
1 lon sâu quy
cám trứng rang thật thơm
chuối, đu đủ, dưa hấu, xoài, ...
và những dụng cụ bẫy chim khác...
Đầu tiên lên net vào trang web Bird Science download file giọng hót loại chim Thiên đường cần bẫy, chỉ cần nhìn hình giồng chim cần bẫy rồi chọn file download xuống, chép vào máy Ipod. Sau đó nhuồm màu trắng pha màu vàng hai cái đuôi chim chích chòe, sau đó dán vào đuôi chim Chào Mào, tiếp đến là xịt thuốc nhuộm lên con chào mào cho gần giống con chim Thiên đường và cho vào lồng bẫy chích Chòe Lửa.
Sau đó bật máy Ipod có nối với loa ngoài để dụ chim Thiên đường về. Khi đó có có khỏang 1,2 cặp chim Thiên đường nhưng bạn đừng quan tâm tới chim Thiên đường trống vì nó sẽ không vào bẫy đâu, hãy tập trung bắt được con chim Thiên đường mái.
Chim Thiên đường mái sẽ tới gần lồng bãy vì sẽ thấy con Chào Mào khá lạ so với loài của chúng và nó sẽ nhảy vào, tất nhiên bạn phải để sâu và trái cây quanh lồng bẫy. Kiên nhận chờ cho chim Thiên đường mái sấp bẫy. Khi đó bạn hạ lồng xuống, thả con chào mào đi và cho con chim Thiên đường mái vào lồng, nhớ che kín 3 góc lồng chỉ chừa 1 góc vì tránh chim mới vào bãy sẽ nhảy lung tung. Sau đó treo lồng bẫy lên, và bạn hãy nấp đi.
Chắc chắn 1 lúc sau sẽ có chim Thiên Đường trống tới tìm con mái, bạn nhớ là khi này không sử dụng Ipod nữa nha. Và chắc chắn là sẽ sập bẫy.
Chim Thiên đường trống bẫy được bạn sẽ nuôi riêng với chim mái, lưu ý trong những ngáy đầu tiên hãy chăm sóc chim thật kỹ cho ăn sâu và trứng kiến cùng trái cây thôi vì chim chưa biết ăn cám. Che phủ lồng cho thật kìn tránh chim bị hoảng sợ. Tối nhớ thắp 1 ngọn đèn điện gần lồng chim nhưng bóng đèn đã sơn đen lại chỉ để lấy nhiệt sưởi ấm chim.
Cố gắng chăm sóc chim trong 3 tháng là bạn có thể thả vào lồng nuôi chích Chòe Lửa loại 80 nan được rồi đó.

Đây là kinh nghiệm của Nghệ nhân Hoàng Xều, chi hội trưởng chi hội chim cảnh Yersin- Đà Lạt

Chào thân ái!:a12:
 

hoangxeu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/9/08
Bài viết
41
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Thiên đường - Kiệt tác của tự nhiên

Chim thiên đường, một số tài liệu bằng tiếng Việt còn gọi là chim thiên hà, là các loài chim thuộc họ Paradisaeidae sống ở một số khu vực thuộc Australasia, bao gồm miền đông Indonesia, New Guinea và đông bắc Australia. Các thành viên của họ Thiên đường này nổi tiếng bởi những con trống do có bộ lông sặc sỡ và cực đẹp và được con trống sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và rất đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ. Chim thiên đường là một trong những loại chim biết họt chim cổ xưa nhất.
Chim thiên đường sống chủ yếu ở rừng và cao nguyên New Guinea, Australia, Moluccas, Nam Á và các đảo Thái Bình Dương, loài chim này thuộc họ Paradisaeidae, bộ Passeriformes. Có khoảng 43 loại trong đó Papua New Guinea đã chiếm tới 38 loại. Loại nhỏ nhất là Thiên đường vua đỏ thắm chỉ dài 15 cm, và lớn nhất là Đại thiên đường nâu sáng dài 45 - 60 cm, chưa kể bộ lông đuôi hơn một mét. Tên thiên đường được xuất hiện từ thế kỷ 16, khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến châu Mỹ nhìn thấy loài chim kiều diễm và ngỡ chúng từ trên trời rơi xuống.
Có các loại thiên đường nổi bật sau: Thiên đường Loria Cnemophilus Iorniae, thiên đường mào Cnemophilus maegregoni; thiên đường ngực vàng Loboparadisea sericea; thiên đường vua Saxony Pteridophora alberti; thiên đường diễm lệ Ptiloris magnificus, tiểu thiên đường Paradisaea minor; đại thiên đường Paradisaea apoda; thiên đường đỏ Paradisaea rubra; thiên đường hoàng đế Paradisaea guilielnu; thiên đường xanh Paradisaea rudolphi; thiên đường mỏ liềm xanh Epimachus albertisi, thiên đường lông đuôi dài Seleucidis ignotus...
Do có kích thước khá lớn, giỏi leo trèo, cánh rộng, mỏ khỏe nên chúng ăn được rất nhiều thứ, từ hoa quả, côn trùng, ếch nhái, thằn lằn đến các thú nhỏ. Mỗi loại đều có tiếng hót trầm bổng. Con đực có bông lông dài rực rỡ, con cái lông ngắn giản dị. Nổi tiếng nhất về bộ lông là Đại thiên đường, ngực đen, lưng vàng, cánh nâu, với hai sợi lông đuôi tha thướt. Chúng làm tổ trên ngọn cây, khi tụ tập từ 8 đến 20 con đậu trên cành hót luyến láy với nhau. Thứ hai là Thiên đường vua đỏ thắm, mắt đốm xanh hoặc đen, chân xanh nhạt, đuôi có hai sợi lông xanh xoăn tít. Chúng làm tổ trên cây thấp, con đực một mình biểu diễn. Không di cư, sống độc lập nên chỉ đến mùa đông con đực và cái mới gặp nhau. Chúng đẻ mỗi lứa từ một đến hai trứng, sau 17 - 21 ngày trứng nở. Chim cái một mình xây tổ, nuôi con. Con cái trưởng thành sau hai, ba năm còn con đực hơn bảy năm. Tuy nhiên, cũng có một số loại cả đực lẫn cái đều xây tổ nuôi con. Tuy không chăm sóc con non song chim đực trông nom, canh gác tổ (lãnh thổ) khá cẩn thận; lãnh thổ của chúng gọi là leks, tại đây chim đực thu hút con cái bằng nhiều kiểu múa ngoạn mục.
Vào mùa sinh sản, con đực có rất nhiều kiểu múa. Họ Paradisaea có kiểu múa leks: một nhóm cùng nhún nhảy để chọn ra một con đặc sắc nhất được độc chiếm chim cái. Họ Cicinnurae và Parotia có kiểu múa ngả nghiêng, lúc lắc. Loại Paroia có kiểu múa ba lê tu tu, là điệu múa rung mình nhón chân giống với điệu vũ chào đón hula và limbo của Mỹ. Hay gặp nhất là Thiên đường raggi mào vàng nhạt, cổ xanh kim, ngực nâu sô cô la và đuôi da cam, xòe ra như đuôi công, mỗi khi thấy con cái, con đực liền lao đến chào hỏi bằng cách lộn ngược vài tiếng đồng hồ. Trên trái đất, chỉ có loại chim này mới gợi tình như vậy!
Nhằm bảo vệ thiên đường khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các nước đều có luật cấm săn bắn chim nghiêm ngặt, và tìm cách nhân giống chim. Từ năm 1987, tại Mỹ, đã nuôi thành công ba loại thiên đường Raggi, thiên đường diễm lệ và thiên đường đen ở các vườn thú Bronx, San Antonio, Los Angeles, San Diego và Honolulu...
Papua New Guinea là đất nước duy nhất hiện nay mà quốc kỳ có hình ảnh loài chim thiên đường. Lá cờ này đã ra đời vào ngày 01/07/1971, chia làm hai tam giác đỏ và đen, tam giác đỏ có hình chim thiên đường đang bay, và tam giác đen là năm ngôi sao. Đây là hòn đảo lớn thứ hai thế giới sau đảo Greenland nhưng chứa nhiều loại động thực vật hơn. Có tới 740 loài chim trong đó 300 loài đặc hữu, gồm cả 38 loại chim thiên đường đẹp nhất, ngoài ra là các loài chim câu, vẹt, chim hút mật... Lấy cảm hứng từ thiên đường, thổ dân Papua New Guinea đã làm đẹp bằng lông chim, múa hát dựa theo các cử động của chim, và thường biểu diễn ở các điểm vui chơi công cộng, như Công viên quốc gia Varirata. Hàng đêm, quanh các làng, đều có lễ hội Sogeri hay sings sings (ca múa chim). Hàng trăm nam nữ nhún nhảy rung rung như các chú chim hóm hỉnh. Vào ngày mùa, đám cưới, lễ trưởng thành và làm nhà mới... người dân thi hát giống tiếng chim, thi nhảy và lắc mình nhào lộn như chim, thi trang điểm bằng lông chim, thi leo cây nhặt lông chim...
New Papua Guinea cũng thường tổ chức ngắm chim thiên đường. Thời gian đẹp nhất là mùa đông - lúc chim đực mọc đủ lông và múa đẹp. Chuyến đi ngắm chim kéo dài tới 14 ngày, bắt đầu vào sáng sớm không khí còn sương ẩm, đi càng sớm càng ngắm được chim đẹp. Buổi sáng, đàn chim luôn đậu trên cành cây uống sương và nước mưa đọng trên lá đến khi trời nắng, nước bay hơi chúng mới bay đi. Do bộ lông phát quang nên khi bay tạo thành những vệt sáng cực kỳ đặc sắc. Người xem thường khởi hành từ Port Moresby và công viên quốc gia Varirata, nơi đầu tiên ngắm được loại thiên đường Raggi để tới Kiunga – một thành phố nhỏ bên thượng nguồn sông Fly nơi xa nhất của miền trung Papua New Guinea, cũng là vùng rừng và đầm lầy lớn thứ ba trái đất chỉ sau Amazon và Ituri châu thổ Congo, và để ngắm ba loại chim độc đáo: tiểu thiên đường, đại thiên đường, thiên đường vua. Tiếp tục đến Tabubil thung lũng Ok Tedi gặp két, vẹt cổ xanh, cu bụng đen, robin trắng, thiên đường diễm lệ, đại thiên đường, thiên đường mỏ liềm nâu đen. Và cuối cùng là Tari và khu trại Ambua Lodge trên cao 2.130 mét, nơi ở của người Huli Wigmen có phong tục đặc biệt ấn tượng vẽ mặt nâu vàng, đội tóc giả cắm lông chim, hoa và lá dương xỉ ngắm thoải mái và cũng là ngắm được nhiều loài chim nhất, như ưng, đại bàng, vẹt hổ, chim hét, mỏ cày, hút mật, thiên đường Loria, thiên đường mào, thiên đường đuôi ngắn, thiên đường đuôi dài, thiên đường đuôi nơ, thiên đường vua Saxony, thiên đường đen, thiên đường xanh...
Phân họ Paradisaeidae

Chi Lycocorax

Paradise Crow, Lycocorax pyrrhopterus
Chi Manucodia

Glossy-mantled Manucode, Manucodia atra
Jobi Manucode, Manucodia jobiensis
Crinkle-collared Manucode, Manucodia chalybata
Curl-crested Manucode, Manucodia comrii
Trumpet Manucode, Manucodia keraudrenii
Chi Paradigalla

Long-tailed Paradigalla, Paradigalla carunculata
Short-tailed Paradigalla, Paradigalla brevicauda
Chi Astrapia

Arfak Astrapia, Astrapia nigra
Splendid Astrapia, Astrapia splendidissima
Ribbon-tailed Astrapia, Astrapia mayeri
Stephanie's Astrapia, Astrapia stephaniae
Huon Astrapia, Astrapia rothschildi
Chi Parotia

Western Parotia, Parotia sefilata
Carola's Parotia, Parotia carolae
Berlepsch's Parotia, Parotia berlepschi
Lawes's Parotia, Parotia lawesii
Eastern Parotia, Parotia helenae
Wahnes's Parotia, Parotia wahnesi
Chi Pteridophora

King of Saxony Bird of Paradise, Pteridophora alberti
Chi Lophorina

Superb Bird of Paradise, Lophorina superba
Chi Ptiloris

Magnificent Riflebird, Ptiloris magnificus
Eastern Riflebird, Ptiloris intercedens
Paradise Riflebird, Ptiloris paradiseus
Victoria's Riflebird, Ptiloris victoriae
Chi Epimachus

Black Sicklebill, Epimachus fastuosus
Brown Sicklebill, Epimachus meyeri
Black-billed Sicklebill, Epimachus albertisi
Pale-billed Sicklebill, Epimachus bruijnii
Chi Cicinnurus

Magnificent Bird of Paradise, Cicinnurus magnificus
Wilson's Bird of Paradise, Cicinnurus respublica
King Bird of Paradise, Cicinnurus regius
Chi Semioptera

Wallace's Standardwing, Semioptera wallacii
Chi Seleucidis

Twelve-wired Bird of Paradise, Seleucidis melanoleuca
Chi Paradisaea

Lesser Bird of Paradise, Paradisaea minor
Greater Bird of Paradise, Paradisaea apoda
Raggiana Bird of Paradise, Paradisaea raggiana
Goldie's Bird of Paradise, Paradisaea decora
Red Bird of Paradise, Paradisaea rubra
Emperor Bird of Paradise, Paradisaea guilielmi
Blue Bird of Paradise, Paradisaea rudolphi
 

hoalo_biglong

"Hoalo-thần chưởng"
Tham gia
26/1/08
Bài viết
269
Điểm tương tác
4
SVC$
0
bác cho cháu cái hình cái dc ko ạ
theo như bác nói ở bài đầu tiên: con chim thiên đường ấy nó có ở VN thì chắc nó là chim thiên đường đuôi phướn loại nhỏ thường ăn côn trùng bay .Sau đây là một số thông tin
Tên tiếng Anh:asian paradise-flycatcher
Thông tin: là loài chim sống định cư thuộc họ Rẻ quạt.Chim đực có đuôi dài tới 25 cm,màu nâu hung đỏ tươi.Đầu có mào lông màu xanh.Mỏ và vành mắt màu xanh da trời.Đôi khi bộ lông của chúng có biến thái chuyển sang màu trắng.Chim cái gần giống chim đực nhưng mào và lông đuôi ngắn.Chúng khá phổ biến ở các khu rừng thường xanh ,rừng ngập mặn cây bụi và nương rẫy,Chúng thik nhưng chõ ẩm ướt có nhiều cây rậm rạp,phân bố từ Bắc Bộ đến hết Trung Bộ.
 

hoalo_biglong

"Hoalo-thần chưởng"
Tham gia
26/1/08
Bài viết
269
Điểm tương tác
4
SVC$
0
thiên đường đuôi phướn là con này
as_par_fly.jpg

con có bộ lông trắng
588px-Asian_Paradise_Flycatcher-_Ma.jpg
 

thucphan

Thành viên tích cực
Tham gia
10/9/07
Bài viết
254
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Chào bác Hoangxeu,

Em co coi 02 lần phóng sự của đài truyền hình Nhật NHK nói về loại chim này không biết có cùng loài thiên đường mà bác nói không.

Thiên đường trống lông màu đen có nhúm lông đỏ ở đầu, đuôi là 02 cọng rất dài ( cái này bác nào thích lữa đuôi dài phải ghen tị đây !!!) và mảnh như cọng rơm, phần chót đuôi là to. Giống như một cong lông đuôi mà ta xé bỏ hết phần giữa vậy.

Thiên đường mái lông hơi xám không đen, không có đuôi dài, đầu không có nhúm lông đỏ, trông hơi bị "cá xấu".

Tới mùa sinh sản thì hai con trống cùng hoà âm hót và vủ điệu với nhau để dụ chim mái. Thường thì một con trống già trưỡng thành cặp với một con trống non cùng múa hót để dụ chim mái. Nhưng cuối cùng chỉ có một con trống trưỡng thành là đạp mái thôi. Còn con trống non tập dợt học hỏi cho mùa sau và kiếm một em trống non khác bắt cặp dụ tiếp em mái khác sau đo mới được đạp mái. Híc!!@

Theo phân tích về âm thanh thì hai con trống này thật sự hoà âm với nhau. Về giọng hót theo đánh giá chủ quan của mình là đơn điệu và không hay bằng các giọng chim hót mà người Việt minh nuôi. Nhưng về dáng thi rất đẹp.

Cũng trong đoạn phim đó nếu nghe chim thiên đường trong rừng hót như sau : tít ...to, tít ...to...

Nếu có gì không đúng mong các bác bổ sung.

Thân
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
theo nganhuynh biết (từ những chương trình thế giới động vật) thì "chim Thiên đường này nổi tiếng bởi những con trống do có bộ lông sặc sỡ và cực đẹp và được sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và rất đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ."
còn câu "ngoài ra nó còn có giọng hót rất hay ?" thì nganhuynh chưa từng nghe qua, mà còn trái ngược lại.
theo nganhuynh nghĩ đó củng là quy luật tự nhiên, ông trời rất công bằng, không có cái gì hoàn mỹ, đã mất cái này nên mới được bù cài khác,như con họa mi hay con sơn ca màu lông sấu nên được bù lại giọng hót, con chim thiên đường hót không hay nên mới có cái vỏ bọc tuyệt đẹp bên ngoài,....đó là những hiểu biết nông cạn của nganhuynh xin chia sẽ với các fan.
lưu ý: khi post bài nhớ ghi rõ nguồn.
 

hoangxeu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/9/08
Bài viết
41
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Hiện nay chim Thiên đường có khá nhiều tại huyện Di Linh, Lâm Đồng nhưng theo tôi được biết hiện giờ vẫn chỉ có 1 con màu trắng, đầu đen được nuôi tại Đà Lạt. Chim thiên đường rất đẹp nhưng rất khó chăm sóc, khi nuôi phải luôn luôn có sâu và cào cào non. Chim rất ít chịu ăn cám, các bạn ai từng nuôi chim Tiểu mi Đà Lạt (chim chuối tiêu) thì sẽ hiểu khi chim tiểu mi không có sâu nó sẽ rất dễ chết!
Chim Thiên đường cũng như tên gọi, giọng hót của nó không ngân vang như chích choè lửa, không lảnh lót như Chào Mào (đó là hai dòng chim có tiếng hót phổ biến) mà giọng hót của nó nghe tha thiết như chim Quế Lâm (tương tư mỏ đỏ). Phải chăng đó là giọng hót của tình yêu đôi lứa, giọng hót như tiếng khèn dập dùi của các chàng trai vùng cao trong những đêm lễ hội!
Trong phần trước do chưa rành cách sử dụng diễn đàn nên tôi không post được ảnh.
Ảnh các loài chim Thiên đường:
1-2.jpg
2-2.jpg


3-2.jpg
4-2.jpg


5-2.jpg
chim1.jpg


chim2.jpg
chim3.jpg
chim4.jpg


http://i290.photobucket.com/albums/ll246/saubodoi/1-2.jpg
Con chim Thiên đường tại Đà Lạt đang độ thay lông, hẹn các bạn sau khoảng 1 tháng nữa, khi bộ lông hoàn chỉnh tôi sẽ post!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

hoalo_biglong

"Hoalo-thần chưởng"
Tham gia
26/1/08
Bài viết
269
Điểm tương tác
4
SVC$
0
em nghĩ các bác nhầm hết rồi hay sao ấy
Con thiên đường mà bác nganhuynh nói đến ở trên tivi chắc chắn là loài chim thiên đường (bird of paradise)ở đảo Aru ngoài khơi Tân Ghi-nê,con này có bộ lông rất đẹp ,nó ko biết hót nhưng tiếng kêu có nhiều âm điệu.Đây là 1 cái hình của 1 trong 43 loài thiên đường ở đảo ấy
Blue-Bird-of-Paradise.jpg

Còn con chim thiên đường mà bác thục phán nói đến chính là con em đã post thông tin ở trên ,nó có ở Nam Á và một số nơi nữa
Hai bác xem em nói đúng ko
Có gì sai mong các bác bỏ qua
 

hoangxeu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/9/08
Bài viết
41
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi thì chim thiên đường tại Việt Nam không phải là loại chim đẹp, nó chỉ là loài chim đuôi phướng như bạn hoalo biglong với ba màu là nâu đỏ, trắng và đen.
Hiện nay chim thiên đường chưa được nuôi phổ biến ở Việt Nam như Chào Mào hay chích choè than hay ít phổ biến hơn như hột mít, thanh tước, choè đất, ... Có lẽ vì một số lý do sau:

  1. Chim này chưa được nhiều người biết đến.
  2. Chưa có kỹ thuật để đánh bắt hợp lý
  3. Rất khó nuôi dưỡng, chăm sóc, ...
  4. Chưa ai có kinh nghiệm để nuôi
  5. Và còn nhiều lý do khác ...
Nhưng lý do chính hiện nay là do chim Thiên đường chưa được phổ biến trong giới chơi chim, đôi khi thợ bẫy chim đi rừng thấy cũng bắt được (bằng cách đánh lưới) nhưng mang về nuôi nhưng sau vài ngày là chim chết vì chưa có kinh nghiệm để chăm sóc chim bổi.
Cách đây 4 ngày, anh Hùng, thợ bẫy chim chích choè lửa ở Di Linh đã bẫy được một con Thiên đường màu nâu đỏ cũng bằng cách bẫy như tôi đã trình bày trên nhưng sử dụng chim mồi là Chào Mào vàng. Nhưng rất tiếc chim mang về được 2 ngày thì chết.
Nay đang vào mùa chim Thiên đường ra ràng, các bạn ai có tâm huyết xin liên lạc với tôi, chúng ta hãy đi bẫy chim Thiên đường về thuần hoá thành chim mồi. Để phát động một phong trào nuôi chim Thiên đường tại Việt Nam
Có thể chim Thiên đường tại Việt Nam không đẹp, hót chưa hay nhưng vượt trên tất cả đó cũng là một loài chim của tình yêu lứa đôi, của những điệu mùa làm mê đắm lòng người, của những tiếng hót thiết tha gọi bạn, của tình yêu ngọt ngào như tên gọi của loài chim ...
Bạn yêu thích và say mê nuôi chim vì điều gì? phải chăng chim đó đẹp, hót hay, có dáng dấp đầy uy vũ, có những món võ đặc sắc khi lâm trận, ... Nhưng suy cho cùng, bạn yêu chim và say mê một loại nào đó vì những ý nghĩa nhân văn của loại chim đó như Chào Mào đó là hình dáng uy vũ, giọng hót lanh lảnh rất đặc trưng và vẻ dân dã của quê hương chúng ta ...

mong ý kiến đóng góp của các bạn!!!:a04:
 

acmonica

Thành viên tích cực
Tham gia
8/9/08
Bài viết
104
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Loài chim này mình có xem trên tivi nhiều nhưng chưa tận mắt nhìn thấy loài này có ở việt nam hay không. Theo như lời bác nói em nghĩ loài ở việt nam là phân họ của loài thiên đường.
Nếu thuần hóa và nuôi dưỡng được loài này về nuôi cảnh và lai tạo cho sinh sản ra nhiều loại khác thì thả trong các avary chắc đẹp lắm.
Cảm ơn bác đã post bài.
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Chào Anh Hoangxeu nói nghe đã quá nhưng tiếc là em ơ Dak Lak chứ không thì đi bẩy với Anh ngay.
Ở trên này hình như em đã thấy con thiên đường đuôi phướn màu nâu đầu đen một lần rồi, hình như nó bắt ruồi hay muỗi gì đó mà dáng nó bay mềm mại , nhẹ nhàng lắm như là con bướm bay vậy đó , em thì mê những loài chim lạ trong rừng nên thấy nó là mê chết luôn nhưng chưa có diệp để bẩy nó , nếu anh có file tiếng hót của nó thì cho em xin với , em lên web tìm rồi mà không thấy .Cảm ơn Anh trước nhé !
 

phongQN

Thành viên tích cực
Tham gia
19/9/07
Bài viết
173
Điểm tương tác
93
SVC$
0
Chim thiên đường có ở Quãng Nam có 2 loại loại lông toàn màu trắng đuôi rất dài loại này được đánh giá là một trong những loại thiên đường đẹp nhất đông nam á, loại lông trắng nhưng đầu và cánh lại ko trắng, mời các bạn xem clip loại có đầu đen , xem ở cuối clip đầu clip là chim khuyên mào, cuối clip là con thiên đường già và một em tơ lên , hình ghi bằng điện thoại nen ko được tốt

[flash]http://users5.TitanicHost.com/thegioixanh02/khuyenmao.swf[/flash]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

vanhkhuyen1983

Thành viên tích cực
Tham gia
20/5/08
Bài viết
163
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đọc và coi hình em mê luôn nhưng...nuôi có vẻ rất khó..... Em cũng rất quan tâm, không biết chim ra ràng có thể kiếm ở đâu được và giá cả thế nào. Nếu hợp lý em sẽ kiếm 1 con nuôi xem sao. Bác nào có thông tin xin chia sẻ thêm ạ
 

hoangvi26

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/9/08
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Minh rất mê loài chim này, hiện nay ko biết Bác Hoang xeu đa nuôi được con nao chưa? Mình đang ở Hải phòng, rất muốn nuôi loại chim này, ko biết mua ở đâu? Xin được các Bác chỉ giáo.
 

anhbb

Thành viên mới
Tham gia
18/9/08
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em thấy Nghệ Nhân Hoàng Xều nói thì cũng hay nhưng thực tế thi như nào thì kô biết dc, Chim thiên đường rất đẹp , hót cũng nhiều giọng. Tôi Nghĩ Anh Hoàng Xều này Viết thi hay chứ còn kinh nghiệm thi ko có. tại vì anh Hoành Xều dang di xuất khẩu lao động ở HÀn Quốc. kô biết khi nào về. Anh hoàng Xều lam sao ma nắm dc tình hình chim ở quê nhà
khi nao Anh Hoàng Xều về Thi gọi điện cho em nhé!!!!
 

SAOTHUYTINH

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/1/09
Bài viết
32
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em rất thích xem thế giới động vật mà nhất là nói về loại chim này. mà hình như đây là loại chim quý được bảo vệ cấm đánh bắt mà mấy anh!
 

phophuong

Thành viên mới
Tham gia
26/5/09
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
SVC$
0
mấy con này đẹp thật, gọi là thiên đường cũng đúng vì hình dáng quá đặc biệt vượt khỏi những con chim thông thường
 

nguyenha

Thành viên tích cực
Tham gia
24/8/08
Bài viết
119
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mình xem chương trình khám phá được biết chim thiên đường là loài chim đẹp nhất thế giới, nó được các nhà khoa học nghiên cứu và bảo vệ. Hiện nay, chỉ có vườn thú Singapo nuôi và ép đẻ được trong điều kiện nuôi nhốt. Theo mình, AE chỉ nên chơi những giống chim sinh sản nhanh và còn nhiều trong tự nhiên như choè lửa, than, Chào Mào, hoạ mi ..... Tránh tình trạng diệt chủng của loài chim quý này.
Tâm sự cùng AE.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom