... Về một loài chim hoang dã
TT - Đây chỉ là một phần trong bộ ảnh thú vị được chụp từ nhiều tổ chim phượng hoàng đất khác nhau, liên tục trong ba năm 2002, 2003 và 2004 tại rừng Núi Ông thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
Phượng hoàng đất (tên khoa học Buceros bicornis) phân bố đều ở các rừng VN, thuộc nhóm 2B trong sách đỏ VN cấm khai thác sử dụng.
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD></TR><TR><TD>Thiên nhiên tạo ra chúng với một nhiệm vụ “tàn ác” là đi cướp trứng, cướp chim non mới nở của các loài chim khác để nuôi con. Nhưng điều kỳ lạ là khi chim non trưởng thành, phượng hoàng đất lại tỏ ra “hiền lành”, vì lúc này thức ăn của chúng chủ yếu là các loài ve và côn trùng.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD></TR><TR><TD>Phượng hoàng đất thường làm tổ vào đầu mùa mưa, cách mặt đất 5m đến trên 15m, khi rừng chưa ra lá non, đẻ năm trứng, thường nở từ 3-5 con. Vì thế để ghi được hình, nhà nhiếp ảnh ngoài đồ nghề hiện đại, có kiến thức đầy đủ về đời sống của chúng, còn phải giỏi leo cây, không sợ độ cao...
</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE class=tLegend style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=4 cellPadding=0 width=80 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD><TD>
</TD></TR><TR><TD>Phượng hoàng đất nuôi con rất đặc biệt. Chim mái thường ấp trứng và che nắng cho các con </TD><TD>Chim trống đi kiếm mồi và nuốt hết vào bụng, khi đã no, nó bay về “sú” thức ăn từ bụng mình sang bụng các chim mái, mới nhìn ta tưởng rằng chúng “hôn nhau”. </TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD></TR><TR><TD>Sau đó ít phút, chim mái “sú” lại thức ăn từ bụng mình sang bụng các chim non theo kiểu phân phối đều nên khái niệm chim tha mồi không có ở phượng hoàng đất!
</TD></TR></TBODY></TABLE>
<TABLE class=tLegend style="BORDER-COLLAPSE: separate" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=40 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD></TR><TR><TD>Từ khi nở đến 19 ngày sau là chim non trưởng thành. Ở thời điểm này tổ của chúng trở nên quá chật chội, để nô đùa, nhảy nhót chim non thường bỏ tổ chuyền ra các cành cây to để tập bay, chim bố mẹ phải theo bảo vệ và đút mồi.</TD></TR></TBODY></TABLE>
Thời điểm này vô cùng nguy hiểm đối với chim con và chúng lại trở thành mục tiêu lý tưởng cho các loại chim săn mồi sát thủ. Thông thường chim con sống sót với một tỉ lệ rất thấp để trưởng thành
Ai thấy đẹp thank em tiếng nha