Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Chim Chích chòe lửa, có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn. Do vậy, nó thường được gọi (tiếng Anh) là White-rumped Shama Thrush (Chích chòe đuôi trắng) hoặc chỉ đơn giản Shama Thrush. Tương đương trong cách gọi của tiếng Việt là Chích chòe lửa hoặc Chòe lửa.

Chúng có nguồn gốc NamĐông Nam Á, Lần đầu tiên, chúng được tìm thấy tại những khu rừng nguyên sinh của đảo Kaua'i, Hawaii, Vào đầu năm 1931 đến năm 1940, nó được giới thiệu lần nữa sự có mặt của chúng tại Malaysia và trên hòn lớn thứ 3 của Hawait tên là Oahu, bởi nhà Điểu học Alexander Isenberger . Và chúng được biết đến như là một đối tượng nuôi lồng phổ biến kể từ đó.

Tại châu Á, nơi sinh sống của chúng là khu rừng thưa, đặc biệt là ở các khu rừng tre. Ở Hawaii, chúng được phân bố trong các khu rừng thung lũng hoặc trên rặng núi của miền nam Ko'olaus, có xu hướng làm tổ trong các hang cây của rừng mưa vùng đất thấp.

Các cuộc đua tìm kiếm lọai chim này đã được tìm thấy trong các khu rừng thưa và một phần của miền Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Quần đảo Andaman, tây nam Trung Quốc đến Myanmar, Thái Lan, Quần đảo Mergui, các đảo ở Sumatra, Java, Banka, Belitung, đảo Karimata, eo biển Sunda, Borneo, …

muraibatucoy.jpg



Chim thường cân nặng từ 1 đến 1,2 ounce và có khoảng 9-11 inches dài. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một dự luật màu đen trên lưng và chân màu hồng. Con non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

Chích chòe lửa có tập tính nhút nhát và hay hót lúc bình minh hoặc hòang hôn, chúng bảo vệ mãnh liệt vùng lãnh thổ. Trong mùa sinh sản, cả hai con trống – mái đều bảo vệ lãnh thổ, trung bình mỗi cặp bảo vệ vùng lãnh thổ đến 0,09 ha (khoảng 90m<sup>2</sup>).

Giọng hót loài này hết sức phong phú và du dương đã làm cho chúng là một đối tượng nuôi lồng phổ biến ở Nam Á và được tiếp tục phát triển sang các nước ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có tập tính thường bắt chước giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng lần đầu tiên được thu âm vào năm 1889 của một con chim chòe lửa được đặt trong một cái lồng hình trụ của Ludwig Koch, Đức.

Chúng ăn côn trùng trong tự nhiên, nhưng khi nuôi nhốt, thức ăn là khô đậu với lòng đỏ trứng và thịt nguyên được đun kỹ.

Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng giêng đến tháng chín tại khu vực Nam Á, nhưng chủ yếu trong khỏang tháng tư đến tháng sáu. Mỗi ổ chim có khỏang bốn hoặc năm trứng và tổ đặt trong các hốc rỗng của cây. Hành vi tán tỉnh của chúng: các con trống theo đuôi các con mái với nhiều giọng hót, giọng thầm thì., những cuộc bay – đuổi, rơi tự do theo tần suất ngày càng cao hơn, giọng hót ngày càng dày đặc hơn. Nếu con mái nào “đồng ý” sẽ gãi đuôi và cánh. Còn nếu không, con mái sẽ cắn, dọa nạt con trống hầu bay ra khỏi khỏi lãnh địa của cô mái.

Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 đến 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.


Thân.

Bài dịch, trích lược từ trang http://en.wikipedia.org/wiki/White-rumped_Shama<o:p></o:p>
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Thanks Trung-apolo!
Trong tài liệu của tác giả Việt Chương chưa biết xuất xứ của chích chòe lửa ở đâu, nay mới rõ nó có gốc ở vùng Nam và Đông nam Á nhưng đảo Kaua'i, Hawaii là thuộc vùng nào vậy ah ?
Còn phân bố ở Việt Nam mình ?
Cũng tập sách đó nói miền bắc và miền trung không có giống chim này?. Mình nghe nói là có "lửa bắc" đuôi ngắn hơn trong Nam, tức là chích chòe lửa ở miền bắc! Vậy thì lửa phải có ở Miền bắc và miền trung nước ta chứ?
Chích chòe lửa được coi là con chim của miền đông Nam bộ, nó sống nhiều ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, tây ninh ... và 1 số ở Miền Tây.
Riêng khu vực miền Tây, nghe nói nó có nhiều ở vùng có núi thấp, có nước chảy ... và gặp nó nhiều ở chân núi. Đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới Campuchia như ở vùng tức dụp hoặc châu đốc-thất sơn (bảy núi-An giang), các huyện Hòn Đất-Kiên Lương-Giang Thành-Hà Tiên (Kiên Giang), các đảo Phú Quốc, Hòn tre (kiên giang).
Xin gới thiệu bài viết trên web của Bộ Tài nguyên & Môi trường (tác giả Nam Thắng-có lẽ không phải là dân chơi chòe lửa, nên nó vài điểm chưa hợp lí :a20:)
"<TABLE id=_ctl5_tblDetail cellSpacing=0 cellPadding=2 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD>Kiên Giang: Cần ngăn chặn nạn săn bẫy tự do một số loài chim quí hiếm (11:02 25/05/2009)</TD></TR><TR><TD height=5></TD></TR><TR><TD class='<%=h.item("cssDetail_Content")%>'><SCRIPT>function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=210&ItemID='+ID;}</SCRIPT>Hơn 1 tháng nay, hàng ngày có rất nhiều thợ bẫy chim khắp nơi đến tỉnh Kiên Giang để tìm bẫy chim chích chòe lửa, chỉ có ở Kiên Giang. Địa bàn cư trú và sinh sản của loài chim chích chòe lửa là tại những vùng núi thấp, thuộc địa bàn 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất và 2 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Chích chòe lửa là loài chim có ngoại hình rất đẹp, dáng mảnh mai, thân và cánh có bộ lông màu lửa, phần lông đuôi màu đen và dài khoảng từ 30 đến 40 phân. Loài chim này có giọng hót được xếp vào 1 trong 3 loài chim giọng hót hay nhất (sơn ca, họa mi, chích chòe lửa). Cũng theo nhiều người sành chơi chim, so với chim chích chòe lửa ở Đông Nam Bộ, chích chòe lửa ở Kiên Giang có lợi thế với bộ chân cao và trắng hồng, bộ lông đuôi dài, giọng hót vượt trội và đặc biệt là rất dễ thuần dưỡng.<o:p></o:p>
Thiết nghĩ, nếu không có biện pháp tích cực, cứ đà săn bẫy tự do như hiện nay, rất có thể không bao lâu nữa sẽ không còn bóng dáng chim chích chòe lửa, một loài chim từ lâu được coi là quí hiếm trên vùng đất Kiên Giang."<o:p></o:p>

</TD></TR></TBODY></TABLE>
Chắc chắn con chim đẹp này còn sống khỏe ở nhiều nơi khác nữa, mời các bạn viết tiếp vùng phân bố chi tiết ở miền Đông và tây nguyên ...
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Thanks Trung-apolo!
Trong tài liệu của tác giả Việt Chương chưa biết xuất xứ của chích chòe lửa ở đâu, nay mới rõ nó có gốc ở vùng Nam và Đông nam Á nhưng đảo Kaua'i, Hawaii là thuộc vùng nào vậy ah ?
Còn phân bố ở Việt Nam mình ?
Cũng tập sách đó nói miền bắc và miền trung không có giống chim này?. Mình nghe nói là có "lửa bắc" đuôi ngắn hơn trong Nam, tức là chích chòe lửa ở miền bắc! Vậy thì lửa phải có ở Miền bắc và miền trung nước ta chứ?
Chích chòe lửa được coi là con chim của miền đông Nam bộ, nó sống nhiều ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, tây ninh ... và 1 số ở Miền Tây.
Riêng khu vực miền Tây, nghe nói nó có nhiều ở vùng có núi thấp, có nước chảy ... và gặp nó nhiều ở chân núi. Đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới Campuchia như ở vùng tức dụp hoặc châu đốc-thất sơn (bảy núi-An giang), các huyện Hòn Đất-Kiên Lương-Giang Thành-Hà Tiên (Kiên Giang), các đảo Phú Quốc, Hòn tre (kiên giang).
Xin gới thiệu bài viết trên web của Bộ Tài nguyên & Môi trường (tác giả Nam Thắng-có lẽ không phải là dân chơi chòe lửa, nên nó vài điểm chưa hợp lí :a20:)
"<TABLE id=_ctl5_tblDetail border=0 cellSpacing=0 cellPadding=2 width="100%"><TBODY><TR><TD>Kiên Giang: Cần ngăn chặn nạn săn bẫy tự do một số loài chim quí hiếm (11:02 25/05/2009)</TD></TR><TR><TD height=5></TD></TR><TR><TD class='<%=h.item("cssDetail_Content")%>'><SCRIPT>function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=210&ItemID='+ID;}</SCRIPT>Hơn 1 tháng nay, hàng ngày có rất nhiều thợ bẫy chim khắp nơi đến tỉnh Kiên Giang để tìm bẫy chim chích chòe lửa, chỉ có ở Kiên Giang. Địa bàn cư trú và sinh sản của loài chim chích chòe lửa là tại những vùng núi thấp, thuộc địa bàn 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất và 2 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Chích chòe lửa là loài chim có ngoại hình rất đẹp, dáng mảnh mai, thân và cánh có bộ lông màu lửa, phần lông đuôi màu đen và dài khoảng từ 30 đến 40 phân. Loài chim này có giọng hót được xếp vào 1 trong 3 loài chim giọng hót hay nhất (sơn ca, họa mi, chích chòe lửa). Cũng theo nhiều người sành chơi chim, so với chim chích chòe lửa ở Đông Nam Bộ, chích chòe lửa ở Kiên Giang có lợi thế với bộ chân cao và trắng hồng, bộ lông đuôi dài, giọng hót vượt trội và đặc biệt là rất dễ thuần dưỡng.<o:p></o:p>
Thiết nghĩ, nếu không có biện pháp tích cực, cứ đà săn bẫy tự do như hiện nay, rất có thể không bao lâu nữa sẽ không còn bóng dáng chim chích chòe lửa, một loài chim từ lâu được coi là quí hiếm trên vùng đất Kiên Giang."<o:p></o:p>



</TD></TR></TBODY></TABLE>
Chắc chắn con chim đẹp này còn sống khỏe ở nhiều nơi khác nữa, mời các bạn viết tiếp vùng phân bố chi tiết ở miền Đông và tây nguyên ...

Cảm ơn bạn đã khai thác ý của đề tài. Trung_apolo xin chia sẻ thêm:


1. Kauaʻi hoặc Kauai (Được biết đến như Tauaʻi trong các phương ngữ Kauai cổ) (phát âm: / Kaʊ.aɪ / bằng tiếng Anh và [kouɐʔi] hoặc [kɐuɐʔi] trong ngôn ngữ người Hawaiian). Là đảo có nguồn gốc lâu đời nhất của quần thể các đảo chính ở Hawaii. Với diện tích 552,3 dặm vuông (1,430.5 km<SUP>2</SUP>), .Nó là đảo lớn thứ tư của các đảo chính trong quần đảo Hawaii và nằm phía tây bắc của đảo O'ahu. Đảo Kaua'i có phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời nên cũng có thông tin gọi là "vườn đảo" Kauai - nếu bạn đã xem phim "Công viên kỷ Jura" bạn sẽ thấy hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ và hùng tráng ở đảo Kauai đẹp như thế nào, đặc biệt, các cảnh chính trong phim này quay tại Isla Nublar.


Nam Á bao gồm các quốc gia: Ấn độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives. Còn Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.


Trong bài viết giới thiệu loài này, trung_apolo có nhắc đến các địa danh: Kaua'i, Hawaii - đó là nơi chích chòe lửa được phát hiện đầu tiên. Sau đó, chúng cũng tìm thấy ở đảo Oahu (Hawaii) và Malaysia trong khoảng năm 1931 - 1940 do chính nhà Điểu học Alexander Isenberger giới thiệu cho công chúng. Các cuộc tìm kiếm đánh bắt loài chim mới này đã tình cờ phát hiện chúng tập trung nhiều nhất ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Do vậy, không tránh khỏi sự hiểu lầm: phát hiện đầu tiên tại Hawaii (một tiểu bang của Mỹ) nhưng nguồn gốc thì lại ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Có lẽ chính vì sự tập trung đàn, số lượng nhiều ở các vùng này nên, cho đó là nguồn gốc chăng?


2. Trong bài viết bạn giới thiệu: "Kiên Giang: Cần ngăn chặn nạn săn bẫy tự do một số loài chim quí hiếm" tác giả Nam Thắng, đăng trên trên web của Bộ Tài nguyên & Môi trường - bạn có nhắc đến chim chích chòe lửa. Về bài này, có lẽ người viết không hiểu gì về loại chim này cả. (Chắc chắn thế) - Vì sau bài"ĐI GÁC CHIM RỪNG" tác giả Hồ Sỹ được đăng tải trên baobinhthuan.com.vn. nhắc đến con chim CCL đuôi dài 32 phân thì đã quá hiếm (có lẽ chỉ có cá nhân ông đi gác chim rừng thấy mà thôi) huống hồ chi loài CCL ở Kiên Giang như bài viết trên có đuôi dài từ 30 - 40 cm thì không biết nói sao đây? Chỉ biết chờ thời gian và thông tin để kiểm chứng.

Hơn nữa, chim chích chòe lửa có con nào bộ chân không cao, chân không trắng hồng, bộ lông đuôi nào con CCL nào không dài và giọng hót của CCL con nào lại không vượt trội so với loài chim khác và lại rất dễ thuần? Và tác giả bài viết ấy gọi thế nào về giọng hót vượt trội? Định nghĩa thế nào cho đầy đủ nhất về giọng hót vượt trội? Ai có đủ phẩm chất và thẩm quyền để đánh giá? Cơ sở nào để đánh giá? Và đánh giá thế nào để gọi là giọng hót vượt trội?

3. Trên diễn đàn, ACE có nhắc tới Chích chòe lửa bắc và chích chòe lửa nam có điểm khác nhau, chỗ khác nhau đó chính là về chiều dài bộ đuôi. Trên thực tế, các ace đều có ý kiến và nhận định chung như thế, nên trung_apolo đây cũng chỉ biết dựa cột mà nghe theo. Và Việt Nam cũng là một trong những nước Đông Nam Á, tất là phải có chim Chích chòe lữa chứ (dĩ nhiên là theo bài "Chim chích choè lửa - Những điều ít được biết đến" .Còn chính xác vùng miền nào, địa phương nào tại Việt Nam thì ... trung_apolo này potay.com, mù tịt. Và trung_apolo sẽ trả lời tiếp khi có thông tin thật chính xác.




Chúc bạn vui.

Thân



 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Xin được bổ sung thêm ý.

Trích: "Kiên Giang: Cần ngăn chặn nạn săn bẫy tự do một số loài chim quí hiếm (11:02 25/05/2009)</TD></TR> <TR><TD height="5"></TD></TR><TR><TD class='<%=h.item("cssDetail_Content")%>'><SCRIPT>function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=210&ItemID='+ID;}</SCRIPT>Hơn 1 tháng nay ..."

Theo bài viết trên cho Trung_apolo hỏi thêm: bài bắt đầu đăng trên internet vào ngày 25/5/2009, trong nội dung bài viết có câu "hơn một tháng nay" - Trung_apolo làm tròn một tháng đi cho dễ tính. Có nghĩa là trước khi bài này được đăng một tháng, tức là trước ngày 25/4/2009 người ta đã đổ xô đến Kiên Giang để đánh bẫy. Kể từ đó, tức là từ ngày 25/4/2009 đến ngày hôm nay - tức là 22/2/2010 là đã tròn trèm 10 tháng. Xin hỏi bạn - theo thông tin của bạn về nơi ở của bạn là tại Kiên Giang - thì đã có ai bẫy được con CCL có bộ đuôi dài dưới trung bình đến trung bình (bài viết nói bộ đuôi dài từ 30 - 40 cm) là từ 32 - 35 phân chưa? Theo Trung_apolo nghĩ là khoảng thời gian hơn 10 tháng theo cách tính trên thì đã có vô số con CCL đã bị dính lưới rồi chứ nhỉ?


Bạn nên tìm xem thông tin về CCL có bộ đuôi gọi là dài nhất Việt Nam hiện nay đang ở chỗ bạn cư trú có đúng như vậy không nhé và cho ACE diễn đàn mở rộng tầm nhìn luôn. Nếu có, bạn nên tranh thủ khéo léo chụp vài tấm ảnh về chú CCL ấy để làm bằng chứng luôn thể.

Cùng hợp tác về nội dung đi tìm con CCL có bộ đuôi dài ở Kiên Giang, đuôi dài cụ thể là dài bao nhiêu cm?

Chúc bạn vui vẻ

Thân.
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0

dieu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
28/4/10
Bài viết
96
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Mình xin bổ xung về ccl miền bắc nhé.chim bắc ngắn hơn phần đuôi thì đúng rồi,nhưng đuôi chim bắc rất dầy và nhiều lông,còn đuôi Chòe Lửa nam thì rất mỏng lông đuôi ,lông đuôi chính chỉ có 2 cái (không tính lông lót)chòe lửa bắc chịu rết rất tốt,còn chòe lửa nam thì ngược lại.Xuất xứ chòe bắc phân bố ở phía nam Trung Quốc và các tỉnh thuộc tây bắc bộ.chòe lửa bắc hót kém chòe nam và hầu như không biết đánh đuôi.Mời mọi người bổ xung thêm nhé......
 

nkdien

Thành viên mới
Tham gia
5/5/10
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
SVC$
0

Cám ơn các bạn nhiệu lắm mình mới chơi CCL nên o biết gì về nó.qua đây mình mới thấy những điều quan trọng khi nuôi CCL,1 lần nữa mình cám ơm rất nhiều
 

donbmt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/6/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ở Tây Nguyên. Cụ thể hơn là Daklak. Chích Chòe Lửa sống ở nhiều nơi nhưng xuất thân của những con hay thường từ vùng Lak, Giang Sơn. Với hệ thống rừng quốc gia Chư Yang Sin còn tương đối rộng lớn, khí hậu mát mẻ quanh năm (mặc dù có hai mùa mưa và khô rõ rệt). Nơi đây có địa hình tương đối cao với rừng thông ba lá, rừng pơmu đặc hữu và rất nhiều rừng tre nứa đã tạo điều kiện cho chòe lửa sinh sôi nảy nở và có giọng hót đấy chất rừng rú. Những con chòe xuất thân từ đây thường có giọng dây rất dài, sức hót bền, dáng đẹp và mau thuần hơn so với các vùng khác như Ea Hleo, Ea Súp, Ea Kar nơi có khí hậu khắc nghiệt hơn (mùa khô kéo dài và hệ thống rừng khộp với các cây họ dầu rụng lá xơ xác) đã hạn chế nguồn dinh dưỡng cho chòe nên thường hót dây ngắn hơn và ít bền hơn.
Nghĩ lại mới thấy, chim sống ở nơi khí hậu mát mẻ, thức ăn đa dạng quanh năm và rừng nơi chim sống ít có sự can thiệp quá mức của của người, ta thường tìm thấy những con lửa tuyệt vời. Điều này đúng với thực tế rừng ở Daklak chỉ còn tập trung chủ yếu ở Huyện Lak (rừng Chư Yang Sin) và huyện Ea Sup (rừng YokDon).
Người chơi chim mang ra trường thi đấu, phần lớn chim thắng cuộc thuộc về con xuất thân từ Lak, dù là đá hay hót. Có điều lửa ở Lak chưa nổi tiếng như hoa hau Venezuela đi thi người đẹp hay người Thái thi boxing.
Chòe Lửa trong thiên hạ nhiều. Hy vọng một ngày nào đó có cuộc thi lửa cấp quốc gia để lửa Lak được ra mắt anh hùng trong thiên hạ.
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
CHÍCH CHÒE LỬA<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>

Tên khoa học: Copsychus malabaricus
Họ: Muscicapidae
Bộ: Passeriformes
Lớp: Aves <o:p></o:p>
(Tài liệu tham khảo: Web songbird and honoluluzoo.org)<o:p></o:p>
Chích chòe lửa là loài chim hót thuộc nhiều vùng ở châu Á và nổi tiếng nhất với giọng hót du dương của nó. Giọng hót chỉ là một trong những lý do làm cho nó được nuôi nhốt lồng nhiều nhất ở châu Á. Ngoài ra, con trống có tài bắt chước nhiều giọng. Đây là loài chim thích tắm và bộ lông của nó trông mượt mà, sạch sẽ.<o:p></o:p>
ĐẶC TRƯNG:
Chích chòe lửa nặng từ 28 đến 32 gam và chiều dài khoảng 25cm. Loài chim này có dáng nhỏ và lông đuôi dài. Con trống có màu lông đen bóng và vùng bụng có màu nâu đỏ với đốm lông trắng phía trên mông và những phần ngoài cùng của đuôi. Lông đuôi 12 sợi với những sợi lông phóng màu đen bên trên những sợi lông trắng. <o:p></o:p>
Con mái thường nhỏ hơn so với con trống, và lông bụng màu nâu xám. Cả trống và mái đều có mỏ màu đen và đôi chân màu trắng hồng. Con chưa trưởng thành có đuôi ngắn hơn và màu lông xám hoặc nâu giống như con mái (Chim chuyền đôi khi rất giống con mái), và ngực có lốm đốm. Một đặc tính đặc biệt của chòe lửa là giọng hót du dương của nó, giúp nhận biết nó. Những đặc điểm độc đáo khác bao gồm chùm lông trắng trên mông và lông đuôi bên ngoài cũng như các hành vi đặc biệt như đập đuôi và kêu “pặc pặc”.<o:p></o:p>
PHÂN BỐ:
Chích chòe lửa sống ở một số nước ở Nam Á: Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Sri Lanka, Quần đảo Andaman, Malaysia, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Chúng được bắt gặp ở Kauai vào năm 1931, ở Oahu vào năm 1940, và ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" /><st1:place w:st="on">Maui</st1:place> sau những năm 1900. Chúng có xu hướng làm tổ gần mặt đất trong bụi rậm, cây thấp trong rừng hoặc dưới chân đồi, đặc biệt là trong rừng tre và gỗ tếch.<o:p></o:p>
HÀNH VI:
Con trống rất năng động trong mùa sinh sản, và không nên nuôi chung với loài chim nhỏ khác. Chích chòe lửa sẽ là "sếp" của trại chim.
Trong rừng, chích chòe lửa kiếm ăn hàng giờ lúc trời tờ mờ sáng. Nó có tính bảo vệ lãnh thổ, và kích thước của đuôi có thể xác định kích thước của lãnh thổ, với những chim có đuôi lớn hơn sẽ có vùng lãnh thổ lớn hơn (?). Vùng lãnh thổ là của một cặp chòe lửa trong mùa sinh sản với con trống bảo vệ lãnh thổ. Khi không vào mùa sinh sản, con trống và mái sẽ ở mỗi vùng khác nhau. Trong nuôi nhốt lồng, không vào mùa sinh sản con trống cũng hung hăng đối với con mái. Chích chòe lửa là loài chim hót nổi tiếng với giọng hót lớn, dài, du dương và gắt. Nó có tài bắt chước giọng hót của các loài chim khác. Con mái giọng nhỏ hơn và giọng hót của nó gắn với mùa sinh sản. Con trống, mái và chim con khi bay gọi bầy hoặc khi gặp nạn chúng phát những âm thanh tặc tặc. Chích chòe lửa bắt cặp và sinh sản vào giữa tháng ba và tháng tám, trong hoặc sau mùa mưa khi thức ăn dồi dào hơn.<o:p></o:p>
Trong tự nhiên, chòe lửa trống, thông qua giọng hót như là một cảnh báo cho kẻ xâm nhập, nó thông báo sự hiện diện và sự thống trị của nó trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nó cũng sẵn sàng biểu diễn để thể hiện sự hung hăng và hiển thị các đặc tính của nó.<o:p></o:p>
Chích chòe lửa trống hót du dương, nhiều giọng. Với khả năng tự nhiên của mình cùng với cách biểu diễn khi hót làm cho nó được xếp vào một trong những loài chim hót hay nhất. Ở điểm dợt với nhiều lồng chòe lửa chúng sẽ hót và biểu diễn để hiển thị các thuộc tính của nó với mục đích kiêu ngạo, thách đấu và tính lãnh thổ để đe dọa nhau, dễ gây chú ý cho mọi người. Xem một con chòe lửa đẹp treo trên sào, lông đuôi dài và mềm mại của nó đánh không mệt mỏi, sàng cầu di chuyển xung quanh lồng đi kèm với giọng hót du dương, đồng bộ với từng chuyển động của cơ thể. Đó là cách chơi của một con lửa đang căng.<o:p></o:p>
Chích chòe lửa có tính nhát và hay nhòm ngó, chúng thường tỏ ra năng động vào buổi sáng và chiều khi nó đậu trên cành và quan sát rõ.<o:p></o:p>
CHẾ ĐỘ ĂN:
Chích chòe lửa là loài chim ăn côn trùng, gồm: cào cào, mối, dế, sâu, cá con … và trái cây. Thỉnh thoảng có trứng luộc và rau cải. Chim con được cho ăn chủ yếu là côn trùng và giun đất.<o:p></o:p>
SINH SẢN VÀ TĂNG TRƯỞNG:<o:p></o:p>
Trong mùa sinh sản, con trống thường ve vãn con mái, nó thường đậu ở phía trên con mái và hót lanh lảnh, sau đó là múa đuôi. Càng cao trào, chúng hót và múa đuôi mạnh hơn sau đó con trống ve vãn gần con mái, chúng tỏ ra vui vẻ biểu thị bởi cái đuôi của con trống. Nếu con mái không muốn bị đe dọa, nó sẽ mở miệng đáp trả.
Chích chòe lửa sung mãn hơn ở đỉnh điểm của mùa sinh sản hoặc khi đợt ấp trứng lần thứ II. Nguồn cung cấp thức ăn càng tốt thì sinh sản càng hay. Có thể có 1-2 ổ trứng cho mỗi mùa sinh sản, và mỗi ổ có thể chứa 3-5 trứng. cả con trống và mái đều tham gia vào việc này, con mái xây tổ bằng rễ cây, lá dương xỉ và thân cây. Thời gian ấp từ 12-15 ngày được thực hiện bởi con mái hoặc cả con trống và mái. Con mái ấp từ 5 đến 7 ngày. Mỗi ngày đẻ một trứng, nhưng tất cả trứng thường nở trong cùng một ngày trong giờ buổi sáng. Những quả trứng có màu trắng kích thước # 17- 22 mm .Chim mới nở mắt nhắm và trụi lông. Đôi mắt mở sau 6 ngày và lông hoàn toàn phát triển sau 11 ngày, trong thời gian đó chúng bắt đầu rỉa lông. Cả cha và mẹ chúng cùng tham gia vào việc đút mồi và làm vệ sinh ổ . Trong một nghiên cứu, tỷ lệ sống sót được khoảng 70% trong 10 ngày đầu sau khi nở và tỷ lệ sống đến khi bay được là 65-83%, lứa thứ II thường tốt hơn. Có một tỷ lệ tử vong cao hơn trong những ngày cuối trước khi biết bay. Trong tám ngày đầu tiên, mỗi ngày, chim con tăng trọng gần gấp đôi. Tiếp theo tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể. Đến ngày thứ 10, chim non trong ổ có trọng lượng # 70-80% chim trưởng thành. 12-13 ngày sau khi nở, chim ra ràng và 26 ngày sau khi ra ràng chim tự ăn, thành chim chuyền<o:p></o:p>
Một tài liệu khác, ghi nhận: Con mái ấp 4-5 trứng/13 hoặc 14 ngày trong cái tổ hình chén. Chim non ra ràng khoảng 14 ngày và phân biệt được giới tính lúc 3-4 tháng tuổi<o:p></o:p>
TÌNH TRẠNG BẢO TỒN:
Số lượng chòe lửa ước tính là không rõ, mặc dù nó là loài chim rất phổ biến ở Đông Nam Á và quần đảo <st1:place w:st="on"><st1:State w:st="on">Hawaii</st1:State></st1:place>.<o:p></o:p>
Ngày nay, bóng dáng chích chòe lửa ngày càng ít dần do nạn săn bắt chim bừa bãi, trong khi việc bảo tồn và nhân giống loại chim này không được chú trọng.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 

LacViet

"The Modern Samurai"
Tham gia
13/9/07
Bài viết
738
Điểm tương tác
54
SVC$
0
Ở ngoài thiên nhiên thì Chòe Lửa có thể chỉ đẻ 1-2 ổ trứng mỗi một mùa đẻ nhưng nếu nuôi trong aviary với số lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ, chòe lửa cứ trung bình 1 tháng sẽ cho ra một ổ chim con trong mùa đẻ. Gặp năm có khí hậu ấm áp tốt, chòe lửa có thể đẻ được 7 ổ. Trung bình nuôi trong aviary, chòe lửa sẽ đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 3-4 trứng. Mỗi năm có thể thu hoạch trên 10 con chim con nếu chim bố mẹ được cung cấp thức ăn đầy đủ và có nhiều chất bổ dưỡng, cộng thêm cho ăn/uống vitamin và calcium.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
.



Chích Chòe Lửa là tên gọi rất phổ thông tại Việt Nam. Chúng cũng là loài được nuôi phổ biến ở các nước châu Âu với các tên gọi sau: Tiếng Pháp là: Shama à croupion Blanc. Tiếng Đức là: Schamadrossel. Tiếng Tây Ban Nha: Shama Culiblanco. Nhưng tên thường gặp là: Shama hoặc White-crowned Shama.

Theo ibc.lynxeds.com, chích Chòe Lửa có đến 12 phân loài. Dưới đây là tên khoa học (Latin) - tên người và năm phát hiện mô tả (nằm trong ngoặc kép) và vùng phân bố của các phân loài.


  1. Copsychus malabaricus malabaricus (Scopoli, 1786) - khu vực phía tây và nam Ấn Độ.
  2. Copsychus malabaricus leggei (Whistler, 1941) - Sri Lanka.
  3. Copsychus malabaricus interpositus (Robinson & Kloss, 1922) - Nepal, khu vực phía bắc, trung tâm phía đông và đông bắc Ấn Độ, Myanmar, khu vực nam Trung Quốc (Nam Yunnan), Thailand và Đông dương.
  4. Copsychus malabaricus macrourus (JF Gmelin, 1789) - Côn Sơn trong miền bắc Việt Nam.
  5. Copsychus malabaricus albiventris (Blyth, 1859) - Andaman.
  6. Copsychus malabaricus tricolor (Vieillot, 1818) - phía tây Malaysia, Sumatra, Java, Bangka, Belitung, Natuna và Anamba.
  7. Copsychus malabaricus melanurus (Salvadori, 1887) - phía tây đảo Sumatra (trừ Enggano).
  8. Copsychus malabaricus mirabilis Hoogerwerf, 1962 - Prinsen I.
  9. Copsychus malabaricus nigricauda (Vorderman, 1893) - Kangean I.
  10. Copsychus malabaricus stricklandii Motley & Dillwyn, 1855 - N Borneo, bao gồm Banggi I.
  11. Copsychus malabaricus suavis PL Sclater, 1861 - Borneo (Sarawak và Kalimantan).
  12. Copsychus malabaricus barbouri (JL Bangs & Peters, 1927) - Maratua - phía đông Borneo
Dưới đây là hình ảnh một số phân loài Copsychus malabaricus:


KICX9498b.jpg

Copsychus_malabaricus_interpositus_1.jpg

Copsychus malabaricus interpositus


IMG_1019_0.JPG

IMG_1710.JPG

Copsychus malabaricus malabaricus


url

Copsychus malabaricus leggei


url

url

Copsychus malabaricus malabaricus


url

url

Copsychus malabaricus tricolor




Thêm thông tin rất thú vị, để bổ sung những thắc mắc và giải thích vì sao chích chòe lửa miền bắc đuôi ngắn hơn chích chòe lửa miền trung hay miền nam vì tính đa dạng hình học của từng phân loài.​

Cảm ơn ace thành viên đã đọc.​

Thân.​


.
 

hai nguyen khac

Thành viên mới
Tham gia
6/5/10
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Thanks Trung-apolo!
Trong tài liệu của tác giả Việt Chương chưa biết xuất xứ của chích chòe lửa ở đâu, nay mới rõ nó có gốc ở vùng Nam và Đông nam Á nhưng đảo Kaua'i, Hawaii là thuộc vùng nào vậy ah ?
Còn phân bố ở Việt Nam mình ?
Cũng tập sách đó nói miền bắc và miền trung không có giống chim này?. Mình nghe nói là có "lửa bắc" đuôi ngắn hơn trong Nam, tức là chích chòe lửa ở miền bắc! Vậy thì lửa phải có ở Miền bắc và miền trung nước ta chứ?
Chích chòe lửa được coi là con chim của miền đông Nam bộ, nó sống nhiều ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, tây ninh ... và 1 số ở Miền Tây.
Riêng khu vực miền Tây, nghe nói nó có nhiều ở vùng có núi thấp, có nước chảy ... và gặp nó nhiều ở chân núi. Đặc biệt là các tỉnh giáp biên giới Campuchia như ở vùng tức dụp hoặc châu đốc-thất sơn (bảy núi-An giang), các huyện Hòn Đất-Kiên Lương-Giang Thành-Hà Tiên (Kiên Giang), các đảo Phú Quốc, Hòn tre (kiên giang).
Xin gới thiệu bài viết trên web của Bộ Tài nguyên & Môi trường (tác giả Nam Thắng-có lẽ không phải là dân chơi chòe lửa, nên nó vài điểm chưa hợp lí :a20:)
"<TABLE id=_ctl5_tblDetail cellSpacing=0 cellPadding=2 width="100%" border=0><TBODY><TR><TD>Kiên Giang: Cần ngăn chặn nạn săn bẫy tự do một số loài chim quí hiếm (11:02 25/05/2009)</TD></TR><TR><TD height=5></TD></TR><TR><TD class='<%=h.item("cssDetail_Content")%>'><SCRIPT>function goto_link(ID) {window.location = '/monreNet/default.aspx?tabid=210&ItemID='+ID;}</SCRIPT>Hơn 1 tháng nay, hàng ngày có rất nhiều thợ bẫy chim khắp nơi đến tỉnh Kiên Giang để tìm bẫy chim chích chòe lửa, chỉ có ở Kiên Giang. Địa bàn cư trú và sinh sản của loài chim chích chòe lửa là tại những vùng núi thấp, thuộc địa bàn 2 huyện Kiên Lương, Hòn Đất và 2 huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Chích chòe lửa là loài chim có ngoại hình rất đẹp, dáng mảnh mai, thân và cánh có bộ lông màu lửa, phần lông đuôi màu đen và dài khoảng từ 30 đến 40 phân. Loài chim này có giọng hót được xếp vào 1 trong 3 loài chim giọng hót hay nhất (sơn ca, họa mi, chích chòe lửa). Cũng theo nhiều người sành chơi chim, so với chim chích chòe lửa ở Đông Nam Bộ, chích chòe lửa ở Kiên Giang có lợi thế với bộ chân cao và trắng hồng, bộ lông đuôi dài, giọng hót vượt trội và đặc biệt là rất dễ thuần dưỡng.<o:p></o:p>
Thiết nghĩ, nếu không có biện pháp tích cực, cứ đà săn bẫy tự do như hiện nay, rất có thể không bao lâu nữa sẽ không còn bóng dáng chim chích chòe lửa, một loài chim từ lâu được coi là quí hiếm trên vùng đất Kiên Giang."<o:p></o:p>

</TD></TR></TBODY></TABLE>
Chắc chắn con chim đẹp này còn sống khỏe ở nhiều nơi khác nữa, mời các bạn viết tiếp vùng phân bố chi tiết ở miền Đông và tây nguyên ...
Theo em được biết chích choè lửa sống ở miền Bắc nước ta, vì em đã thấy chúng sống theo cặp ở Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (năm 2005)-em đã mua được một ổ chim non, ở Na Hang-Tuyên Quang (năm 2009-2010) em cũng đã gặp ngoài tự nhiên 2 con trống đánh nhau ven đường quốc lộ. Theo em về hình thức CCL Bắc không đẹp bằng CCL Nam vì màu lông ở ức nhạt màu-màu lông sỉn không tươi, đuôi ngắn hơn. đây là phần hiểu biết của em, có gì sai mong các bác chỉ bảo thêm.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom