Guest viewing is limited

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Mình đã dừng chơi khuyên từ cuối năm 2010 đầu năm 2011 vì bận công việc không chăm khuyên được. Trước đó may mắn sở hữu 2 con khuyên khá hay cũng kiếm được vài cờ khuyên. Nên mạnh dạn chia sẻ 1 số sự cố bản thân gặp phải khi mang khuyên đi thi với mọi người. Có gì sai sót mọi người lượng thứ và chỉ giáo thêm. Thân
Xin trình bày:
1. Trước ngày thi thì phải om chim chăm chim. Cái này tùy vào kinh nghiệm từng người và quan trọng nhất là tùy vào con chim cụ thể và tình trạng con chim ấy vào thời điểm cụ thể. Muốn điều được chim phải biết rõ con chim và muốn biết rõ thì thông thường phải cầm ( nuôi) con chim đó 1 năm trở lên.
Mình có 1 con khuyên mua lại của chủ chim-người ta đã kiếm được nhiều cờ từ chú chim này. Mình muốn mua nó nhưng chủ chim không bán. Khi có ý định mua Mình cố tình đến nhà chủ chim trước khi thi 1 -2 ngày thì thấy chim được treo tại phòng khách cách mặt đất 1m và trong lồng 1 lồng đầy dế lột để cho chim ăn kèm hoa quả-trong lòng nghĩ đây là bí quyết đây ghi nhớ luôn. Sau đó ít lâu mình mua được nó và khi chuẩn bị mang nó đi thi lần đầu tiên áp dụng đúng kinh nghiệm học lỏm mắt thấy tai nghe với chú chim cụ thể này lcho ăn dế lột thả phanh trước ngày thi. Kết quả em nó thi rớt chỉ vào hết vòng 2 thì hết pin. Về nhà suy nghì và ngộ ra như phần trên đã nói phải biết đánh giá tình trạng chim cụ thể mà điều chim. Trước ở nhà chủ cũ chim quá căng - nói chính xác là điểm rơi phong độ đén sớm hơn ngày thi nên mới phải dùng dế- đến lượt mình đáng phải dồn cho căng đỉnh thì lại dùng dế nên phản tác dụng
Lần khác khi thi khuyên mình trong ban giám khảo-ban tổ chức. Om chim ok hết rồi. Giờ thi chim là 9h sáng. Vì trong ban tổ chức nên phải đến sớm chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi, sát giờ thi còn phải bán số báo danh nữa nên mình có mặt từ sớm. 5h30 sáng có mặt ở địa điểm thi rồi , đến nơi là tất bật công việc. 2 con Chim đóng áo lồng đặt đất để bên dưới dàn treo chim thi từ lúc 5h30. Dù đóng áo đồng và đặt đất nhưng chim căng và ở đó có vài em khuyên của các đ/c khác cũng thuộc ban tổ chức. Thế là đóng áo lồng và cứ líu đấu. mình cũng không để ý. nhưng một số anh em để ý thì nói với mình sát lúc thi là chim anh ngon quá căng xé líu suốt khi để đất. Đến khi thi 2 con vào đến vòng 3 lại hết pin.
Ngẫm lại là do để chim líu đấu từ 5h30 đến 9h dù đóng áo lồng nên chim mất ức . Đến lúc thi hết 2 vòng không còn thể lực nữa.
kinh nghiệm rút ra là đi thi đến vừa đúng giờ- đến sớm nghe tiếng chim lạ thế nào nó găng nó cũng líu đấu trước khi thi mất sức. nếu trước khi thi chim cứ líu dù đóng áo lồng thì mở áo lồng ra cầm trên tay hoặc vỗ nhẹ vào lồng để chim không líu, giành sức cho chim khi bắt đầu thi mới để líu
3. lại lần khác trước hôm thi 1ngày theo thông lệ phải cho chim ăn cam . nhưng nhà không có cam nên lấy 1 múi bưởi cho em nó ăn. Hôm áy thi đến vòng đấu loại trực tiếp vào top 10, nếu qua vòng này là có cờ rồi ( cờ top ten). thời gian đấu loại là 5 phút. treo lên em khuyên sổ được 2 - 3mỏ thì không nhìn thấy đâu nữa trên cầu không có khuyên. Đến phút cuối cùng lại thấy em nó lên cầu bắn như điên nhưng tất nhiên không kịp. Bị loại. Hóa ra hôm trước cho ăn bưởi nên có tép bưởi rơi ở đáy lồng . sáng ra đã bỏ múi bưởi ra nhưng lười không thay lồng và giấy lót nên dưới còn tép bưởi rơi ở đáy lồng. Đi thi trời nắng nóng tháng 7 đến vòng đấu loại trực tiếp em nó thèm bưởi nên đáng ra đứng cầu mà bắn thì rúc đáy nhặt tép bưởi rơi để ăn.
Kinh nghiệm rút ra là truớc khi thi để ống nước dạng mút thôi không để cóng nyước và hoa quả -nếu tranh thủ lúc nghỉ giữa các đợt đút hoa quả vào rồi ăn xong lấy ra ngay không để hoa quả trong lồng khi đang thi -tránh trường hơp nóng đói chim ăn hoa quả hoặc tắm cóng khi đang thi như mình là gay.
Khi nào rảnh sẽ`` post tiếp. Thân
 

Phương Biên Hòa

"Hội Chào Mào Biên Hòa"
Tham gia
25/4/11
Bài viết
567
Điểm tương tác
547
SVC$
0
Thông tin này hay đấy, cám ơn bạn đã chia sẽ những kinh nghiệm chơi khuyên cùng với AE có niềm vui với khuyên, mình cũng đã từng là 1 người có niềm đam mê với khuyên nhưng vì thơi gian k có nhiều mình đã tạm dừng chơi khuyên, khi có thời gian mình sẽ chơi lại loại chim nhỏ bé này, lúc đầu chơi chim đã chọn loại chim nhỏ này nên cũng hơi nản... hihi... SIr Thanh Le nói đúng mới chơi mà chọn khuyên thì cực và mau nản lắm,,, hihi... k sai tí nào... Bài viết của bạn mình sẽ lưu lại làm tài liệu, chơi chim thích nhất là mình đc chính tay mình cầm e nó đi thi giải, một thời gian k ít mình bỏ ra chăm ẵm nó đi thi giật giải về thấy sung sướng và hãnh diện lắm chứ... hi
Thân !
 

trong11

Thành viên cống hiến
Tham gia
19/11/10
Bài viết
707
Điểm tương tác
122
SVC$
0
chúc mừng một vài kinh nghiệm thực tế của bác đưa ra cho ace mê khuyên rút ra bài học

thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Tiện đây chia sẻ một ít kinh nghiệm chọn chim để đi thi:
1. Cách cho người Nhanh và có tiền: Chọn sẵn những em chim ngon lành cành đào rồi của anh em đi dãi ở tụ điểm đông về chăm mà tốt nhất là chọn em nào có cờ rồi đấy . Tuy nhiên kể cả chọn em vừa ăn cờ giải nhất tuần trước tuần này mình mang đi thi thì xác suất ăn cờ tiếp cũng chỉ 20% thôi. Vì sao:
- chim lạ chủ bao giờ cũng xuống phong độ thay tay nuôi mà
- Chưa biết gì về con chim cả nên không thể điều được con chim căng đỉnh
- Chim bị chủ cũ cho ăn cám kích loại quá kích nên qua ngày thi là xuống phong độ ngay
Nên kinh nghiệm cần lưu ý khi mua loại này ( Tất nhiên mua loại này phải có tiền vì những chú chim hay không bao giờ mua được giá rẻ chỉ có thể mua đắt hoặc mua đúng giá mà thôi)
+ Tìm hiểu rõ chú chim định mua, và chủ yếu là thông tin không từ chủ bán chim mà ở các anh em biết chú chim đó hoặc chủ trước nữa chứ không phải chủ hiện tại để biết nết chơi, tập tính, đặc điểm của nó
+ ( Quan trọng nhất) chủ hiện nay thường xuyên cho chim ăn cám gì, chỉ được mua những con chim ăn cám tầm <40k/1 lạng. Lý do chú chim dù hay đến mấy mà ăn cám đắt tiền kiểu như cám đặt cám thửa ( như cám có thuốc của Singapore, cám đặt làm riêng tầm 80k/ 1lạng,....) về tay người mới mua không bao giờ có thể đạt đỉnh lại như hiện nay nữa và chim dùng cám đắt ( cám kích rồi) cực khó để điều con chim được vì nó quen dùng thuốc kích liều cao rồi. Chỉ nên mua nhữngem dùng cám phổ thông thôi thì người mới mới có hy vọng điều con chim căng hơn được.
+ Ưu tiên tìm mua con chim đã tùng ăn cờ giải trong quá khứ nhưng phong độ hiện nay giảm sút do người nuôi không có kinh nghiệm chơi chim đỉnh cao hoặc bận không chăm chim tốt được. Nguyên tắc phong độ là nhất thời đẳng cấp là mãi``mãi.
+ Dù mua chú chim hay đến mấy, đắt đến mấy hãy kiên trì xác định về tay mình 1 năm sau hãy đặt hy vọng đi thi có cờ. Thời gian 1 năm là thời gian đủ để chủ mới hiểu con chim mình nuôi và điều được chú chim theo ý muốn
2. Cách cho người chịu bỏ nhiều công và không nhiều tiền bằng cách 1 nhưng bắt buộc vẫn phải có tiền tương đối:
- Phải xây dựng được mối quan hệ tốt đôi bên cùng có lợi với các chủ cửa hàng chim lớn để khi họ có đợt hàng về ( khoảng 100 con chẳng hạn) sẽ gọi mình về xem đầu tiên hoặc họ có mối thợ bẫy đấu khuyên bẫy được con nào hay hay sẽ gọi đến mua ( tất nhiên với giá cao hơn nhiều giá mộc bẫy lưới).
- Khi được đến chọn chim khi cửa hàng vừa nhập về lô lớn thường trong lồng tập thể nhốt chung sẽ có những em nổi trội trong đám ấy, thậm chí có những em líu luôn trong lồng tập thể. Chọn em ấy ra mà mua ( thừong em đấy phải mua giá tầm 500k) hoặc hỏi luôn chủ cửa hàng để chọn trong những em được chủ hàng lọc ra tách riêng. Những em mộc này nhiều em tách ra lồng đơn tắm rửa và treo lên có thể líu ngay trong hôm đầu tiên về đến cửa hàng- đó là những em có tố chất đầu gấu và già rừng đấy
- Những em xuất sắc trong đám mộc ấy về cho vào aviary hoặc lồng tập thể nhưng nên rộng cỡ 3 lồng tập thể hay bán ấy chồng lên nhau theo chiều đứng. Nên sưu tầm được 10 em như vậy nhốt vào aviary, chăm bãm đầy đủ cám ( ba vì) hoa quả ( ăn cả ngày) sâu quy ( ngày 1 lần tung vào cho tranh nhau) . Để aviary chỗ có nắng tự nhiên và trong lồng luôn có nước sạch để các em tắm. Nuôi như vậy từ 1 đến 2 năm. Theo dõi sẽ thấy 1 em nổi trội trong đám ấy thường xuyên đứng líu ( thông thường chỉ có 1 em líu thôi) em đấy là ngon nhất đấy tách ra lồng riêng. Khi em gấu nhất ra đi bình thường sẽ có 1 em khác lên thay cầm đầu lại lọc em ấy ra. lọc đến đến em thứ bao nhiêu là tùy người nuôi
Các em lọc ra ấy nuôi trong lồng đơn 1 năm nũa thì bắt đầu mang đi dãi dợt rồi tùy từng em mà quyết định có nên giữ lại hay không. Thông thường từ lúc thả aviary đến khi mang đi dãi để đấu đá tốt phải 3-4 năm.
Còn cách chăm thế nào thì trên các diễn đàn có nhiều thông tin rồi.
theo mình biết cũng có người chăm theo cách 2, những con chim tách từ aviary ra lồng đơn được tầm 6 tháng 1 năm và họ giữa lại con hay nhất rồi các con kém hơn họ bán thì thời giá bây giờ đã là 2tr rồi ( chim có tố chất, đấu đá nhưng chưa đấu sâu).
Thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Cách điều chim của mình khi đi thi : ( anh em tham khảo vì có thể chỉ đúng và hiệu quả với con chim của mình cầm), tình trạng con chim đi thi là đang căng mắt bống lông ốp sát rồi nhé
Vẫn giữ nguyên cám số 3 đang ăn. Trước ngày thi 10 ngày bắt đầu tăng sâu quy mỗi ngày tăng 2 con. Chế độ hoa quả vẫn 2 ngày 1 lần, tắm 2 ngày 1 lần, vẫn tắm nắng đều và 3 ngày dãi chim 1 lần.
Lần dãi chim cuối cùng là 3 ngày trước khi thi ( thường dãi thứ 4 Cn là ngày thi)
Khi dãi chim về xong hôm ấy cho chim tắm lần cuối. Sau đấy treo chim ở chỗ thoáng mát không nắng gắt có thể đóng kín áo lồng haợc mở dạng cữa V miễn là chim không líu được. Như con của mình nhiều lúc đóng áo vẫn líu thì mở áo đặt đất ở phòng khách, nói chung là tùy chỗ nào phù hợp miễn là chim không líu-một số con đóng kín áo lồng cũng có hiệu quả.
Giai đoạn 3 ngày trước khi thi thường xuyên theo dõi chim, sâu quy lúc này là ăn tự do rồi. Trước ngày thi 1 ngày cho ăn 1 lát cam tươi. Theo dõi nếu chim căng quá mức nhảy liên tục là nóng quá thì điều bằng hoa quả hoặc cho tắm. Bí quyết là chim lúc om phải bình chim và căng tức không được líu nhưng không để đến mức căng quá nhảy nhiều là mất sức phải cho hoa quả hoặc tắm, cho ăn dế. Lưu ý nếu om đóng kín áo lồng thì phải treo ở chỗ đủ ánh sáng để đóng áo lồng chim vẫn ăn uống bình thường nhé đủ ánh sáng mờ để ăn.
Nguyên tắc của mình là điều chim căng bằng tăng sâu quytuy nhiên vẫn nhớ líu cám bền hơn líu sâu, cám vẫn giữ cám 3. Khi thi về giảm sâu bằng cáh từ từ giảm mỗi ngày 2 con sâu. Quan trọng là giữ chim phải mình không quá bức bối đến mức nhảy. Lúc om chim quá nóng thì điều bằng cho ăn hoa quả, dế, tắm nhưng ít thôi từ từ, ví dụ cho ăn 1 lát hoa quả bé tý, nếu chưa ổn lại ăn thêm- đừng có bỏ 1 lúc cả 1/4 quả táo tầu vào là hỏng đấy. Làm thế nào để chim lúc om tức diên lên, rất thèm líu mà không được líu
Chim khi om để chỗ yên tĩnh không có tiếng khuyên lạ nhé. và lúc mình chơi khuyên thì ngoài khuyên ra không có chim gì khác cả để khuyên dễ lên, nếu nhà nuôi khuyên cùng họa my, chòe, khướu,... chim khó lên hơn.
Thân.
 

longngahn

"một người vì mọi người..."
Tham gia
17/8/10
Bài viết
961
Điểm tương tác
896
SVC$
0
...bạn chơi vừa sâu vừa giỏi...những điều bạn viết rất có ích và đúng...cám ơn a lehoanganh đã chia sẻ
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Chế độ nuôi khuyên chuẩn của mình đây:
Nếu chơi khuyên muốn tốt thì nhà chỉ nuôi duy nhất chim khuyên để khuyên dễ lên hơn so với nhà nuôi khuyên với các loại chim khác.
Nên nuôi 2-3 con khuyên là vừa đủ sức tập trung chăm chim.
chế độ ăn: cá nhân cho ăn cám tuấn thúy 1-2-3 tùy thời kỳ khuyên, thời gian thay lông ăn cám 1 và nhốt aviary rộng để chim hồi phục sức khỏe sau mùa thi đấu.
chế độ hoa quả: 2 ngày 1 lần, sâu quy ngày 3 con mùa hè 5 con mùa đông cho ăn khi chim ở thời kỳ ăn cám 2-3 tuấn thúy
chế độ tắm nước 2-3 ngày 1 lần /mùa hè mùa đông. Tăm nắng thì bận đi làm không ở nhà nên hàng ngày treo ở vị trí tường hướng đông căn sao cho chỗ chim treo có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hàng ngày từ 8-10h sáng- bên trên chỗ treo có mái để tránh nắng chiêu trực tiếp vào lồng chim vào buổi trưa
dãi dợt: 3 ngày 1 lần
tối đóng áo lồng 6h sáng mở áo lồng 6h , tối treo chim cạnh cửa sổ đóng áo lồng đảm bảo có gió thổi thông thoáng tự nhiên với những ngày gió vừa phải mùa xuân hè thu, mùa đông thì thôi nhé
hàng ngày thay phân lồng chim vòa mỗi buổi tối ( ban ngày đi làm)
quan trọng nhất là chăm khuyên đều đặn đều như vắt chanh không nghỉ chăm ngày nào, ngày nào cũng thay phân đáy lồng-lồng chim luôn sạch sẽ chim khuyên mới dễ lên- khuyên đồi hỏi chăm đều đặn chứ không quá cầu kỳ. Nếu đang chăm đều đặn mà chỉ cần 3 ngày không thay phân lồng chim là chim sẽ kém ngay các bạn có thể thấy ngay.
Chúc thành công.
 

tommyhung

Thành viên tích cực
Tham gia
7/8/08
Bài viết
137
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Bạn cho hỏi khi đi đợt thì mình treo chim như thế nào, có nên kẹp chim k? biểu hiện của chim? chim khoen có bị bể như những chim khác không?
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Kinh nghiệm treo chim khi dãi:
khi dợt chim thì tùy con chim bạn tố chất thế nào và phong độ hiện nay ra sao. tất nhiên phải là chim đấu thì mới ốp dàn được. Chim mới lên có thể treo biên hoặc lúc đầu lên dàn treo biên. theo dõi nếu thấy đấu tốt thì cho vào kẹp giữa giàn, lúc sau thấy đấu kém thì lại ra biên hoặc xuống đất, hoặc gặp con gấu quá chim mình không đấu được thì đổi vị trí treo cạnh con kém lửa hơn. Đó là cái thuận lợi khi đi dãi là tùy vào tình hình con chim để mình treo vào cạnh con nào, miễn là chim mình có cảm giác thích đấu và không bị đè, nếu bị đè chuyển chỗ ngay. mục dich để chim quen với môi trường thi đấu và thêm độ hăng cho chim, khi chim đấu kém hoặc thôi đấu nên cho xuống dàn ngay. Chim khuyên vẫn có thể bị bể nếu ốp cạnh con quá gấu , chim bỏ đấu nhưng vẫn bị ốp bởi 2 con đầu gấu 2 bên chẳng hạn với thời gian vài tiếng. Tuy nhiên khi đem dãi chủ chim thường ngồi đấy thấy chim mình thất thế là chuyển chỗ treo hoặc hạ ngay ít khi bị bể. Bị bể thường là chim chưa thật căng bị ốp cạnh các con quá đỉnh trong các cuộc thi chứ không phải đi dãi, đôi khi có em xù bông người luôn trên dàn đấu và tất nhiên hết thời gian đấu vòng ấy mới được hạ. Những em xù lông ấy có khi về sau cuộc thi là hỏng rất lâu sau mới dám đấu lại.
Khắc phục chim bị bể sau khi thi hoặc dãi:
Về tất nhiên phải chăm em nó cẩn thận hơn, đợi đến khi líu lại mà không được phong độ như xưa thì có thể áp dụng cách sau: cho 1 em đực khuyên mộc tinh vào lồng ( em mộc tinh này cứ bắt ngoài hàng chim áy nhớ chọn chim mộc ấy -laọi ăn cám ba vì thôi nhé) thả vào chung lồng em chim bể cho em chim bể nó bắt nạt đánh đập - chim thuộc nuôi tốt chắc chắn sẽ bắt nạt em mộc này. Chừng 3 tiếng bắt ra để riêng. Tuần cứ thả em quân xanh này vào 2 lần. Vài tuần thì tình hình có thể cải thiện. em bị bể hăng lên tự tin hơn và đấu lại lấy lại phong độ. Thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Nguyên tắc chim thi đấu là chỉ đấu khi đi dãi, bình thường nếu không om đi thi thì những ngày không dãi vẫn mở nửa áo lồng treo ở nhà cho líu nhưng không líu đấu tức là nhà ví dụ có 3 con thì 1 con vườn trước, 1 con vườn sau, 1 con trên thượng để con chim chỉ nghe tiéng líu ở xa vọng tới rất bé có tác dụng kích thích con chim chứ không nhìn thấy không nghe trực tiếp để chim nhà đấu nhau- ở nhà chỉ để cac em gọi nhau xa xăm cùng lên. Đảm bảo để chim nhà không nhìn thấy trực tiếp nhau và đấu líu như thế mới có thể giúp cả mấy con lên đều được không có hiện tượng con này đè con kia. còn nếu trong giai đoạn om chim thi đấu thì ở nhà tuyệt đối không cho líu và khồng được nnghe con khác líu-im lặng tuyệt đối. Tức là ví dụ nhà có 3 con chỉ 1 con đi thi thì trong thời gian om phải om cả 3 con không cho con nào líu hoặc gửi 2 con không thi đi nhà khác. Mục đích chim thi đấu trong khoảng 3 ngày từ khi dãi lần cuối đến khi thi không được líu và không nghe thấy tiếng líu của con khác. nên khi mang đi thi nghe và thấy chim khác nó sẽ tăng độ hăng và độ máu lửa lên hơn nhiều. Thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Hoa quả cho chim thì như sau:
Bao giờ cho ăn cũng chỉ 1 mẩu bằng 1 đốt rưỡi ngón tay trỏ/1 ngày. Mục đích là để chim ăn quả xong vẫn đói buộc phải ăn thêm cám. Không để chim ăn nhiều hoa quả hơn nó sẽ không ăn cám và líu cám là líu bền nhất ( hơn líu sâu và líu hoa quả) ngoìa ra hoa quả ăn nhiều hơn phân sẽ ướt
Mùa hè : ngày nào cũng ăn hoa quả thường là cam, chuối, táo luân phiên . Nhất thiết 1 tuần có 2 lần ăn cam
Mùa đông: Cách ngày hoa quả 1 lần luân phiên như trên. Tuần nhất thiết 1 lần ăn cam
Trước khi thi 1 ngày thì cho ăn cam.
Chế độ ăn phải đảm bảo để khi con chim căng phân chim khô đét đến độ phân rơi vào giấy lót lồng mà không dính vào giấy mà là lăn trên giấy.
Chúc thành công. Thân
 

thanhvy_saker

"Vành Khuyên Đà Nẵng"
Tham gia
16/8/10
Bài viết
548
Điểm tương tác
955
SVC$
0
Chào anh lehoanganh!
Rất cảm ơn anh vì đã chia sẻ những kinh nghiệm khi đem Khuyên đi thi vô cùng bổ ích cho mọi người. Em có một chút thắc mắc rất mong được anh giải đáp, đó là tại sao trước khi đem Khuyên đi thi một ngày thì chúng ta phải cho ăn cam (liều lượng như thế nào và tại sao lại là cam mà không phải những loại hoa quả khác?), việc này có tác dụng như thế nào đối với chú chim vào ngày mai khi chim đi thi ạ?
Một lần nữa xin được cảm ơn anh và mong anh sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những kinh nghiệm về Vành Khuyên của mình để mọi người được học hỏi và trao đổi. Chúc anh luôn vui vẻ và dồi dào sức khỏe trong cuộc sống. Thân mến!
 

sir_thanhle

"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
31/7/10
Bài viết
2,045
Điểm tương tác
2,050
SVC$
0
Chào anh lehoanganh!
Rất cảm ơn anh vì đã chia sẻ những kinh nghiệm khi đem Khuyên đi thi vô cùng bổ ích cho mọi người. Em có một chút thắc mắc rất mong được anh giải đáp, đó là tại sao trước khi đem Khuyên đi thi một ngày thì chúng ta phải cho ăn cam (liều lượng như thế nào và tại sao lại là cam mà không phải những loại hoa quả khác?), việc này có tác dụng như thế nào đối với chú chim vào ngày mai khi chim đi thi ạ?
Một lần nữa xin được cảm ơn anh và mong anh sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những kinh nghiệm về Vành Khuyên của mình để mọi người được học hỏi và trao đổi. Chúc anh luôn vui vẻ và dồi dào sức khỏe trong cuộc sống. Thân mến!
Vỹ à cái này anh nghĩ em có thể nghĩ ra chứ bởi nguyên lý của nó khá đơn giản, mà có lần anh cũng đã nói qua nhưng áp dụng vào việc khác, thử nghĩ xem nhé hihi còn liều lượng thì em chỉ cho một lát hoặc một miếng có chiều dài cỡ 1,5 lóng tay là được, không nhiều hơn. Còn khi đi thi thì không găm bất cứ hoa quả nào trong lồng, bởi nếu không chú chim đang líu lại nhảy xuống ăn hoa quả là hỏng ngay. Thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
ăn cam trước khi thi 1 ngày với liều lượng 1,5 lóng tay để chim thêm vitamin thêm khỏe dai sức hơn còn liều lượng như vậy ko nhiều để gây cho chim đi phân loãng. ngày đi thi ko cho ăn hoa quả tránh hiện tượng hoa quả rơi vãi troing lồng chim đang thi xuống nhặt ăn bỏ đấu hơn nữa hoa quả vào ngày đi thi ăn xong thi luôn chim thường giảm độ căng đấy. Cam rất tốt vì tăng sức của chim nên thường chim chuyển từ vùng xa về đóng hộc mệt ra đến nơi thường cho ăn cam với liều lượng vừa đủ để hồi sức trước khi cho ăn cám
Thường khi thi lồng chim nên thay giấy lót lồng sạch, chỉ để cóng nước và cóng cám ( nếu cần mới để không thì trước khi thi tháo cóng cám ra), loại bỏ tất cả các vật không cần thiết như lồng dế, xiên chuối, bình cắm hoa,....với mục đích để lồng chim thi thật thoáng cho giám khảo dễ theo dõi con chim của mình nhất không bị che khuất khi thi kẻo bị mất chấm điểm số mỏ oan uổng khi thi ( mình cũng đã làm giám khảo nên mong mọi người thông cảm cho giám khảo nhiều lúc không quan sát hết con chim nên chấm thiếu mỏ vì cùng lúc theo dõi nhiều con chứ không phải chủ chim chăm chăm xem 1 con nên có lúc sẽ chấm thiếu mỏ nhất là với lồng chim độ nhiều thứ như ngà, cóng, lồng dế,.. vướng chim khó quan sát). Thân
 

lehoanganh

Thành viên tích cực
Tham gia
14/1/10
Bài viết
144
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Sáng trước khi vào thi cho chim ăn gì:
Thường các cuộc thi bắt đầu vào 9h sáng nhưng tầm 7h các chú chim đã có mặt ở địa điẻm thi. vì vậy biết chú chim của mình thích ăn quả gì phải cầm 1 mẩu to cắm vào lồng trước khi chở chim đến địa điểm thi và chỉ tháo hoa quả ra trước khi cho chim lên dàn thi. mục đích làm như vây là:
1. chim ăn no hoa quả rồi trong quá trình thi giảm thiểu nguy cơ xuống cóng cám ăn + uống giảm hiệu suất thi đấu
2. Do thời gian từ khi có chim có mặt ở địa điểm thi đến khi bắt đầu thi là tầm 2 tiếng với môi trường nhiều chim căng con chim sẽ líu đấu nhiều mất sức có hoa quả loại nó thích nó tập trung vaò ăn sẽ ít líu đấu hơn đỡ mất sức
Tiểu xảo trong thi đấu: Cái này một số bác quen biết nhiều ban tổ chức hay làm nhưng theo quan điểm cá nhân của mình là không được làm vì sẽ mất công bằng giữa các con chim thi đấu:
Khi nghỉ giữa các vòng thi là thời gian hạ lồng, đảo lồng,....các chủ chim quen biết nhiều ban tổ chức thường đưa hoa quả vào nhờ cắm vào lồng và nhờ tháo trước khi thi. m ục đích trong thời gian nghỉ chim tập trung vào ăn hoa quả không líu đấu trong lúc nghỉ trong khi các con khác không có hoa quả vẫn hót đấu nên sẽ giữ sức được, vào thi vòng tiếp gỡ hoa quả ra chim mới líu trong khi các con khác líu trong giờ nghỉ mất sức nhiều hơn.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom