Guest viewing is limited

thienbk89

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/6/10
Bài viết
82
Điểm tương tác
24
SVC$
0
Hồi còn ở ngôi nhà tự xây trên đất phân lô, có lần một chú vẹt chọn ngày tết bay vào. Mấy bố con vội đi mua lồng và thóc, làm thức ăn, theo lời khuyên của người bán lồng chim. Về đến nhà thì con chim không ăn thóc. Do không biết khẩu vị của người khách lạ nên thử cho món gì con chim cũng chỉ mổ qua loa, mặc dù nó đói. Năm đó rất rét. Đến đêm con chim chết.
Để chuộc lỗi với chú chim đó, mấy hôm sau mua về 1 đôi chim vẹt. Loại chỉ to gấp rưỡi con chim sẻ. Lông nhiều mầu rất đẹp. Và lần này thì mua đúng loại thức ăn của nó: là hạt kê. Hy vọng cái lồng chỉ là nơi quá cảnh tạm thời trước khi thả chúng tự do. Được một thời gian, các chú vẹt đã có vẻ quen, thản nhiên mổ kê trong lòng bàn tay. Đóng cửa phòng, thả chim. Các chú bay rồi lại sà xuống tay để ăn kê. Có lần, 1 chú vẹt sổng ra ngoài, bay đi mất dạng. Nhưng hôm sau lại thấy chú về, đậu trên tầng 5. Sau một đêm đi hoang chui lủi, bộ lông óng mượt, sặc sỡ của chú lấm lem bê bết. Mang khay kê đến gần, đợi chú sà vào ăn thì bắt cho vào lồng. Nuôi thêm một thời gian cho quen hơn, rồi thả cả hai ra. Chúng bay lượn sung sướng, đậu trên cây trước nhà, qua đêm. Đã tưởng đi mất. Hôm sau chúng bay về. Lần thả tiếp theo thì khác. Chúng đậu mãi trên cây, trên cột điện như thể lưu luyến nhưng không có ý về nhà. Hôm sau cũng vậy. Cuối cùng rủ nhau lượn mấy vòng trước nhà, rồi bay đi hẳn. Chúng chọn cuộc sống tự do và tự lập.
Loài chim cũng như tất cả các loài khác đều quí trọng một thứ giống nhau là tự do. Hầu hết những người nuôi chim đều nhốt chúng trong lồng. Vì sợ nếu thả ra chim sẽ bay đi ngay và không trở lại. Chỉ trừ một số ít loài chim có thể thuần dưỡng mới thích ở với người. Như bồ câu, chim ưng, đại bàng, sáo v.v. Rất tự hào là yêu mến chim nhưng người nuôi chim lại giam cầm chúng vĩnh viễn. Đó có phải là tình yêu thật sự? Tại sao không yêu quí chim bằng cách nuôi chúng mà không nhốt?
Nuôi chim sẻ hoang dã chẳng hạn. Hàng ngày chỉ việc để một ít gạo ở cửa ra vào, một con rón rén từ vỉa hè bước lên, ăn rồi bay vụt đi. Rất cảnh giác. Dần dần rủ cả đàn cùng sà xuống. Lâu ngày thành quen, mọi người ngồi ngay phòng khách chúng vẫn thản nhiên đánh chén ở cửa. Hôm nào quên không để sẵn gạo, chúng đến gọi. Ăn no nê, không bay đi vội mà dạo chơi lang thang, gọi nhau rứu rít. Chúng có vẻ tự tin hơn, nhưng còn lâu mới tin tưởng hoàn toàn. Xây dựng lòng tin cần phải có thời gian, sự kiên trì mà trên hết là tình yêu chân thành. Tiếc là chưa kịp thân nhau hơn thì phải chuyển nhà, về ở chung cư.
Cảnh giác và lòng tin đều là những bản năng để các loài sinh tồn. Thời tiền sử tổ tiên loài người gần với động vật hơn, có lẽ được các loài động vật tin tưởng nhiều hơn bây giờ. Dường như theo thời gian, lòng tin đó giảm dần và thay thế bằng sự nghi ngờ, cảnh giác ngày càng cao. Ở những nơi hoàn toàn hoang dã như Kamchatka hay Alaska các loài chim hay muông thú không sợ hãi chạy trốn khi lần đầu thấy con người. Chúng chưa hề trải nghiệm những điều kinh khủng do con người gây ra. Thế kỷ 19 người ta từng tàn sát hàng triệu con bò rừng bison ở Bắc Mỹ. Từ chỗ số bò nhiều hơn số người, đến cuối năm 1890 chỉ còn lại vỏn vẹn 750 con.
Sống ở chung cư khác với nhà riêng trên đất nền. Không phải ai muốn nuôi con gì thì nuôi. Vì hầu hết các con vật cưng đều bị cấm kể cả chó, mèo v.v.. Có lẽ ngoài nuôi người, ở chung cư chỉ được nuôi chim và cá cảnh. Mặc dù cũng thích nuôi cá nhưng nuôi chim vẫn hơn. Làm sao nuôi chim có thể thả ra mà chim không bay đi mất? Sau một hồi tra cứu trên mạng, hỏi han tìm hiểu thì sáo đen là một loài có thể thân thiện, gần gũi với con người. Nhưng phải nuôi từ nhỏ. Khi lớn nó còn có thể học nói tiếng người.
Thế là mua sáo. Hai bố con ra chợ Hàng Da, hơn chục chú sáo non, đang há hoác miệng đòi ăn vì đói. Cám viên công nghiệp trộn nước, vê một ít to bằng con nhộng, đưa vào miệng, chú chim nuốt ngay. Nghe nói sáo đen chân vàng, mỏ vàng là loài chim rất khôn và dễ quen với người. Chọn một con háu ăn, chân vàng, mỏ vàng. Lại có hoa văn do lông màu nâu nhạt óng ánh, tạo hình như những viên ngói ta lợp trên bộ lông đen. Cỡ 200 ngàn đồng. Mua một chiếc lồng nan thép bọc nhựa do TQ sản xuất giá 120 ngàn. Hy vọng chiếc lồng là chỗ ở an lành, chú sáo sẽ được ra ngoài dạo chơi bay nhảy chứ không phải nhà tù chung thân nhốt chú suốt đời.

(ảnh chụp 12/3/2008)

ap_20091211084440404_1277296076.jpg


Nhìn chú chim non há mỏ đòi ăn, cả nhà đều yêu mến. Cưng lắm. Thả ra, cho ăn như trẻ ăn rong. Sau vài hôm chim đã quen người. Với chim non thì người cho ăn chính là mẹ nó. Rồi cho tắm hàng ngày, trong chậu rửa mặt của phòng tắm. Chú nhảy vào chậu nước vùng vẫy, chúi đầu xuống nước để gội rửa, rũ lông vẩy nước bắn tung tóe. Nó tò mò, thấy cái gì cũng ngó nghiêng, mổ vào để xem. Nhiều lúc phá quá trời. Ngồi làm bên máy vi tính, nó cũng xông vào. Nhảy lên bàn phím, mổ lia lịa hoặc mổ vào con chuột quang đang nhấp nháy. Thành thử nó cũng đánh máy, lướt web như ai.
Chưa bay được nhưng đã bắt đầu theo người, chạy khắp căn hộ, như con cún con vậy. Đủ lông, nó bắt đầu tập bay. Lông đen nhưng đuôi và cánh có điểm trắng, khi xòe cánh bay nhìn rất nổi. Có người khuyên nên cắt bớt lông cánh và lông đuôi, sợ nó bay đi mất. Rồi lại nói sẽ phải lột lưỡi cho nó nói sõi tiếng người. Cắt lông còn không nên, nói gì đến lột lưỡi, nghe dã man. Thà để chim bay đi còn hơn làm như thế. Khi lớn, nó sẽ tự quyết định nên đi hay ở lại với người. Ở Đền Ứng Thiên – phố Láng Hạ hiện có một chú chim yểng, vì là chim cái không hay hót nên chủ thả ra cho tự do. Nhưng nó cứ quanh quẩn ở đình, không bay đi đâu xa. Mang lồng ra, nó tự chui vào.
Đang chơi trong căn hộ, nghe tiếng gọi, sáo ta liền bay đến, đậu trên đầu, trên vai mọi người. Nhiều hôm nó đứng trên lan can ban công, nhìn ngắm đàn chim sẻ đang bay lượn, hót gọi nhau lứu rứu. Không biết lúc đó nó đang nghĩ gì. Liệu nó có định tung cánh và bay đi mãi? Nếu có như thế cũng là sự lựa chọn của nó. Không sao.
Nhưng nếu nó chỉ muốn bay ra ngoài chơi rồi về, thì sẽ bị lạc, vì tòa nhà có hàng trăm căn hộ, cửa sổ giống nhau. Phải tập cho nó nhận ra căn hộ nhà mình. Cần có hai người, một đứng dưới đất gọi, một ở trên mở lồng. Lần đầu nó ngó nghiêng thận trọng, mãi mới quyết định bay xuống, đậu trên vai. Rồi làm ngược lại để gọi nó bay lên. Cứ thế nhiều lần, con sáo đã biết đường bay về nhà. Và cũng quen đi chơi từ đó.
Được chiều, xem ra bắt đầu hư, ngày nào cũng muốn bay ra ngoài. Có hôm đứng trên ngọn cây, gọi mãi mới chịu về. Thấy con sáo đậu trên vai người đi dạo khắp nơi, ai cũng ngạc nhiên. Nhất là đám trẻ con, thích lắm, cũng muốn chim đậu trên tay mình. Nhìn thấy chim là đòi bố mẹ cho xuống chơi, giục mãi các em bé mới chịu lên nhà. Sáo đen bỗng dưng trở thành “sao”, được rất nhiều hàng xóm hỏi thăm. Có lẽ nó đã có thời nổi tiếng nhất trong số gần 1000 cư dân của 256 hộ gia đình ở chung cư An Sinh – Mỹ đình.
Ngoài cám viên, nó được ăn thêm cả tôm, thịt, cá, trứng, chuối. Chú rất mau lớn, thay lông, ra dáng lắm. Giống trẻ con, lớn lên nó thay đổi tính nết. Thỉnh thoảng cũng ra oai. Nó bay từ trên cao sà xuống chân người, đập cánh phành phạch, mồm kêu rít lên đầy hăm dọa rồi mổ vào bàn chân đau điếng. Mỗi lần nó làm thế ai cũng sợ, cứ phải nhường, phải tránh. Rõ là có máu anh chị, đại ca. Có thể đó là giai đoạn nó tập săn mồi. Vài tháng sau thì hết cái trò đó, nó hiền lành trở lại.
Để loại trừ khả năng nó có bọ gây ngứa cho người, cả nhà quyết định phải chia tay với nó, gửi ông bà nuôi giúp. Được cái hồi bé ông từng nuôi chim nên nhiều kinh nghiệm. Về nơi có sân rộng, vườn nhà, nhiều cây, chú có vẻ hợp đất. Được ông bà chăm sóc chu đáo, chú lớn nhanh như thổi. To hơn, dài ra, lông đen nhánh, óng mượt. Giờ đã được gần 2 tuổi. Trên đầu mọc chùm lông như chiếc mào gà, rất oai vệ. Thỉnh thoảng ông thả cho chạy ở sân hoặc bay lên cây. Cho chơi chán, khi giơ chiếc lồng mở cửa sẵn bảo “vào, vào”. Cu cậu loanh quanh một tí rồi cũng tự chui vào lồng, ngoan lắm.
Nom bự chưa, ông bà nuôi đấy:
(3 ảnh này chụp 1/1/2010)

ap_20100101044756226_1277296191.jpg


Nghịch lắm:

ap_20100101043309156_1277296077.jpg


Nó tắm này:

ap_20100101043329616_1277296190.jpg



Bảo "vào" là vào lồng liền:

ap_20100101042608267_1277296076.jpg


Tuổi già nghỉ hưu, làm bạn với TV mãi cũng chán, chỉ toàn nghe TV nói, còn mình nói thì nó chẳng bao giờ thèm nghe. Ông bà đã nuôi một con chó, giờ thêm con sáo làm bạn, chúng biết nghe lời và rất chân thành, tình cảm, không như cái TV.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thienbk89

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/6/10
Bài viết
82
Điểm tương tác
24
SVC$
0
cám ơn bạn và các bạn đã đọc bài :a14::a14::a14::a14::a14::a14:
 

koller1994

Thành viên tích cực
Tham gia
16/5/10
Bài viết
131
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bạn ơi cho mình hỏi con chim sáo đó nó nói được chưa zậy và giọng nói của nó hay hem? Mình hỏi để nếu có gặp mình sẽ mua 1 con về nuôi chơi, nhìn nó đẹp quá:a44::a44::a44:
 

thienbk89

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/6/10
Bài viết
82
Điểm tương tác
24
SVC$
0
nó nói tốt rồi ông mình thả suốt tối mới vào lồng thôi
 

ndc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/5/10
Bài viết
95
Điểm tương tác
2
SVC$
0
xin hỏi các bạn : sáo có thể bắt chước tiếng hót loài chim khác vậy VD nhà mình chỉ nuôi 1 con sáo nâu, vậy nó có thể hót đc ko, và giọng nó như thế nào, hót có hay ko?
 

koller1994

Thành viên tích cực
Tham gia
16/5/10
Bài viết
131
Điểm tương tác
1
SVC$
0
xin hỏi các bạn : sáo có thể bắt chước tiếng hót loài chim khác vậy VD nhà mình chỉ nuôi 1 con sáo nâu, vậy nó có thể hót đc ko, và giọng nó như thế nào, hót có hay ko?

Theo mình thì sáo nâu có thể bắt chước giọng hót của các loài chim biết hót được đó bạn. Nhà mình cũng đang nuôi 1 chú sáo nâu, mới tự ăn được hồi tuần trước. Mình đọc tài liệu trên mạng thì biết sáo nâu có thể bắt chước giọng hót của các loài chim nên mình thử down về file giọng hót của chích chòe và cho em nó nghe. Cuối cùng em nó hót cũng được nhưng giọng hơi nhỏ và không dài bằng chích chòe thui, nhưng tiếng em nó hót thì giống thật đấy :a01::a01::a01:
Con sáo nhà mình sao nó bị rụng long ở đầu và lông đuôi nó tơi tả hết. Có ai biết nó bị gì hem chỉ mình đi? Mình lo cho em nó quá.....
Thân!!!
 

ndc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/5/10
Bài viết
95
Điểm tương tác
2
SVC$
0
vậy hả bạn, thế thì mình phải cho em sáo nhà mình học hót thui, hj hj nuôi chim nói nhưng muốn nó hót nữa!
 

haichep

Thành viên tích cực
Tham gia
14/11/08
Bài viết
113
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em sáo nâu nhà em bắt trước được tiếng chòe than nè bác. Nhưng bắt trước chỉ là giống một phần thôi chứ không thể giống hệt như chòe than được!!! :a44:
 

koller1994

Thành viên tích cực
Tham gia
16/5/10
Bài viết
131
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Mấy bạn ơi sao con sáo nhà mình lông đầu thì rụng gần 1/2 rùi còn lông đuôi thì nó tơi tả hết. Có ai biết nó bị làm sao ko giúp mình đi? Mình lo cho em nó quá a` :a09:
 

namminh_hn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/2/10
Bài viết
62
Điểm tương tác
1
SVC$
0
bài viết này mình đã đọc hàng trăm ngàn lần rồi, đó là bản quyền của Blog Xuân Đức Đào mạng xã hội yahoo 360 plus, link đây Mod vào check hộ cái :

http://vn.360plus.yahoo.com/jw!ccWWfMmaGRITCLWFF4u2ofVv/article?mid=16

Nếu như bạn là chủ nhân thật sự của bài viết này thì cho m xin lỗi, còn nếu như bạn chỉ copy và post lên thì mong bạn hãy ghi nguồn trích dẫn rõ ràng nhé...Luật sở hữu trí tuệ đã quy định rõ về điều này...Mong bạn đừng giận mình,mình chỉ muốn tốt cho bạn thôi
 

demon88

Thành viên mới
Tham gia
11/9/10
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
SVC$
0
thank ban 1 bai viết hay. một bài viết ý nghĩa mang tính nhân văn cao.
 

congminh1343

Thành viên mới
Tham gia
19/9/10
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
chời con sáo non con mà chảng vậy , mình từng nuôi 2 con như vậy bọn nó làm đúng như bạn tả ,lúc đầu thi huấn luyện hơi khó thôi con đâu lại vào đó! tiếc là đợt cúm gà mấy ông kiểm dịch đến hốt mất:a09::a09::a09: tiếc ơi là tiếc ,may mà nhanh trí thả một con đến tối nó lai bay về.Nuôi đc thêm 1 năm nữa cũng ra đi nốt , đem chôn cạnh mộ ông ngoại. Giờ nuôi thêm con nữa các bác xem nhé
http://www.youtube.com/watch?v=eUPOTuexNPI&feature=player_embedded
 

puytran

Thành viên tích cực
Tham gia
22/2/08
Bài viết
109
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Mấy ngày này sáo đen ở đâu bay ra lắm quá!!! Chắc sáo bổi chẳng ai nuôi nên không thấy ai bẫy!!!
 

Sturnus

Moderator
Thành viên BQT
Tham gia
21/9/10
Bài viết
329
Điểm tương tác
151
SVC$
0
Mấy ngày này sáo đen ở đâu bay ra lắm quá!!! Chắc sáo bổi chẳng ai nuôi nên không thấy ai bẫy!!!
Mùa này là mùa chim cặp mà, chuẩn bị làm ổ đẻ tới nơi rồi ! Ở quê có trò mang ổ rơm treo lên cây cho sáo làm tổ rồi bắt con non nuôi ! ...
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom