Guest viewing is limited

vinhbe

"Tôi là Tôi !"
Tham gia
17/12/07
Bài viết
943
Điểm tương tác
24
SVC$
0
Nuôi cá cảnh
Trước khi chọn một loại cá nào, nên tìm hiểu kích thước tối đa của loại ấy, khi đã trưởng thành. Cá nuôi để bán thường đều là cá nhỏ, còn trẻ. Đạt đến tuổi trưởng thành thì kích thước của loại ấy sẽ gấp đôi. Lưu ý, kích thước một loại cá tỷ lệ thuận với mức tuổi sống của nó! Một vài con cá Đỏ có thể sống đến 20 năm.

Nói đại thể, cá sống hợp quần thành từng nhóm nhỏ cùng loại. Sống với loại khác thì cá sẽ suy sụp hay hung hăng. Tránh nuôi chung cá ăn thực vật và cá ăn mồi sống. Cá ăn thực vật thì hiếu hòa, chậm chạp. Cá ăn tạp cũng vậy. Nếu cá ăn thực vật (hoặc cá ăn tạp) mà hình vóc lớn hơn cá dữ thì cuộc sống chung cũng không hại lắm.

Để sử dụng tối đa khối nước trong hồ cá kiểng, nên chọn những loại cá sống ở các tầng nước khác nhau, nghĩa là kiếm ăn ở các tầng nước khác nhau. Muốn phân biệt thì cứ nhìn vào miệng cá. Cá có miệng mảnh lên là cá sống gần mặt nước; cá có miệng ngang là cá lội lặn xuống hoặc trồi vượt lên mà kiếm ăn; cá có miệng quặp xuống là cá sống và kiếm ăn dưới đáy nước.

Một con cá khỏe mạnh thì bơi lội thảnh thơi, không lừ đừ, đớ đẩn, và có thể tự giữ bất động được. Cá khỏe mạnh thì trên vảy không có đốm trắng; vi, kỳ lành mạnh không thương tích. Con cá nào già quá thì lưng nó gù lên.

Nếu nuôi cá kiểng nước ngọt, gốc ở vùng nhiệt đới thì phải giữ nhiệt độ nước luôn luôn trên 25oC. Hồ cá kiểng nuôi cá gốc nhiệt đới có thể dung nạp nhiều cá hơn hồ nuôi cá kiểng gốc ở xứ lạnh, vì cá xuất xứ ở vùng lạnh thường cần nơi rộng rãi hơn mới sống được.

Trang bị cho hồ cá:

Nếu nuôi cá nước ngọt xuất xứ từ ôn đới thì ở Âu châu người ta không cần làm cho nước ấm lên; nhưng nhà nuôi cá kiểng cố công lọc nước cho thật sạch, vì cá nước ngọt gốc xứ lạnh tiêu thụ dưỡng khí rất nhiều (hơn cá nước ngọt gốc nhiệt đới). Hồ cá kiểng ở Âu châu thường rất lớn, trồng nhiều thủy thực vật vì thủy thực vật giúp ích cho việc tạo dưỡng khí.

Trồng thủy thực vật trong hồ cá kiểng

Trước khi thả cá vào hồ nên coi kiểu hồ nào thích hợp với loại cá nào. Hồ hình chữ nhật thường tốt hơn cả. Các dụng cụ cần cho hồ cá nên có như máy điện lọc nước, máy lọc nước bằng lối sinh học, dụng cụ hút nước, dụng cụ sụt hơi để làm cho nước có đủ dưỡng khí, đèn néon... Đá và sỏi cũng cần có trong hồ. Hồ cá phải để nơi sáng, nhưng tránh ánh sáng trực tiếp của Mặt trời. Giống Hygrophila (là cây gì vậy trời!!) là giống cây có ích, vì nó là nơi ẩn náu của các loại cá nhút nhát.


Nuôi cá hợp phong thủy

Tiêu chí chọn chủng loại cá và đặc điểm sinh lý loài cá nuôi phải phù hợp với nghề nghiệp gia chủ. Ví dụ bạn là người kinh doanh, đương nhiên mong công việc thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý. Vậy bạn nên chọn loại cá có tính cầu an, mềm mỏng khôn khéo như cá vàng (Gold Fish), Cá Dĩa (Symphy sodon Discus)…Nếu bạn làm nghề luật sư, chuyên viên tư vấn, nên nuôi loại cá vừa lạnh lại mạnh mẽ (không phải hung dữ) như cá Huyết Anh Vũ, cá Đèn…Còn như bạn là vận động viên, cảnh sát? Nên chọn cá có tính dũng cảm thông minh, nhanh nhẹn như cá Lan Hán, Delta, Sican, Phượng Hoàng…Cá không hợp phong thủy là loài sống dưới tầng nước sâu, ưa chui rúc, ẩn nấp trong hang hốc tối tăm, chậm chạp, hay ăn bẩn, màu sắc u tối như cá trê, cá lông gà, cá tỳ bà, cá chình, cá chạch, cá sư tử, cá chuột, cá nanh heo…

Về màu sắc, nên theo ngũ hành tương sanh tương khắc. Ví dụ bạn mạng “Thủy” nên chọn cá chủ đạo màu trắng. Ngoài ra chọn màu nào cũng được trừ màu đen, vì màu đen thuộc Thổ khắc Thủy. Cá chủ đạo là con cá to và đẹp nhất trong hồ như vai diễn chính trong vỡ diễn. Tương tự bạn mạng Mộc chọn cá chính màu xanh, kỵ cá màu vàng (Kim khắc Mộc). Mạng Hỏa hợp với cá chính màu đỏ, kỵ cá màu trắng (Thủy khắc Hỏa). Mạng Thổ chọn màu đen, kỵ xanh (Mộc khắc Thổ). Mạng Kim chọn vàng, kỵ đỏ. Nhóm cá vệ tinh (cá nhỏ) chọn màu nào cũng được miễn tránh màu khắc kỵ

Việc vị trí đặt hồ cá, tùy thuộc các yếu tố hướng nhà, hướng cửa, diện tích phòng và kích thước hồ cá tương xứng. Ví dụ, nhà bạn hướng Bắc hoặc hướng Nam nên đặt hồ cá theo hướng Bắc. Nếu nhà hướng Đông Nam nên đặt hồ cá ngược lại (Tây Bắc). Ngược lại nhà hướng Tây nam thì hồ cá hướng Đông Bắc, Tây Bắc hoặc chính Đông, hồ cá nên theo hướng nhà. Hồ cá thuộc Thủy, điểm tốt nhất để tụ khí, giúp vận khí sung mãn, phát tài lộc và hóa giải sát khí trong nhà. Tuy nhiên vì là “Thủy” nên hồ cá không thể đặt cao quá đầu người, sẽ làm vận khí suy yếu, ảnh hưởng sức khỏe, trí lực. Nếu hồ cá để gần salon, sofa nên hơi thấp hơn đầu người hoặc xa hơn 1 thước. Tốt nhất nên đặt hồ cá ở nơi mua bán, làm việc, phòng khách. Nó tạo ra sinh khí, sự may mắn, vui tươi, giúp cuộc sống thêm sinh động và tràn đầy sinh lực. Ngược lại hồ cá kiểng không nên đặt trong phòng ngủ, nhà bếp, nó có thể làm vợ chồng lạnh nhạt gối chăn, nhà vắng khách, gia chủ mắc bệnh ỡ ngũ quan…


THỨC ĂN CHO CÁ CẢNH

Một điều may mắn là khi sống ở môi trường thiên nhiên, đa số cá đều có thói quen ăn tạp nhờ đó mà chúng mới sinh tồn được. Các bạn thử nghĩ xem trong thiên nhiên làm gì có đủ cung quăng hay trùn chỉ, ruột bánh mì để nuôi sống chúng chứ.

Cá nuôi trong chai thủy tinh, trong Bể cá cảnh vẫn sống tốt với nguồn thức ăn mà ta có khả năng cung cấp cho chúng. Có thể thời gian đầu cá sẽ không quen với thức ăn mới do chưa hợp khẩu vị và ăn ít lại, sau đó sẽ quen dần. Tuy nhiên nếu thức ăn dành cho chúng không thích hợp thì cần thay đổi kịp thời để cá khỏi bị mất sức và bị bệnh tật tấn công.

1.Các loại thức ăn trong thiên nhiên:

Trong đời sống hoang dã, cá chỉ sống với thức ăn có sẵn trong môi trường sống của chúng. Thức ăn trong thiên nhiên thì nhiều loại, nhưng nhiều hay ít là tùy vùng và cũng tùy thuộc vào mật độ sinh sống của cá nữa. Mỗi một giống cá thường thích khẩu với một vài loại thức ăn nào đó và khi đói nó sẽ đi tìm thức ăn ấy để ăn. Có hai loại thức ăn là thức ăn thực vật và thức ăn động vật.

a) Thức ăn thực vật

Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm ... Lọai thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá như xà lách, rau muống, ...

b) Thức ăn động vật

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh . Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như hồng trần, thuỷ trần , bọ gậy, có loại to lớn như giun đất, tôm tép,cua đồng.

+ Hồng trần, thuỷ trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng bẩn thỉu. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những những ao hồ có hồng trần, thuỷ trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt hồng trần, thuỷ trần vào sáng sớm. Khi với hồng trần, thuỷ trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn. Nhiều người kỹ tính không bao giờ cho cá cảnh ăn hồng trần, thuỷ trần vì cho rằng môi trường sinh sống của hồng trần, thuỷ trần quá ư dơ bẩn. Một số người kinh doanh cá cảnh còn tự nuôi lấy hồng trần, thuỷ trần cho cá ăn.

+ Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bìnhchứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như hồng trần, thuỷ trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.

Cách nuôi bọ gậy: theo kinh nghiệm của tôi, bạn chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật chứa. Cho vào đó vài xác mía (có thể hỏi xin những xe bán nước mía), một ít lá cây, cùi bắp,.. nhưng không thể thiếu xác mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy. Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại, chỉ khoảng 24 giờ đồng hồ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những trứng cực nhỏ như hạt mùn, màu đen xám và dính lại thành từng cụm như hạt gạo. Sau hai ngày trứng nở và bạn chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và cho cá ăn được rồi, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi.

+ Giun chỉ: Giun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ. Giun chỉ sống thành từng "núi" tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng. Giun chỉăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật,.v.v... nên chúng cũng dơ bẩn không kém hồng trần, thuỷ trần , tuy nhiên loại thức ăn này có nhiều chất đạm nên hầu hết giống cá cảnh đều thích ăn. Nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.

+ Rận nước: rận nước là loại sinh vật nhỏ có thân mình màu xám sống nơi ao tù nước đọng, cá cảnh rất thích ăn.

+ Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất, chất thải của Giun đất là những viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng hang, cứ dựa vào biểu hiện này mà tìm bắt trùn đất. Nói chung là Giun đất sống ở những nơi đất đai ẩm thấp, màu mỡ và cũng rất dễ tìm.

Mở rộng: Muốn nuôi trùng theo lối thủ công, tức là nuôi số ít cũng khá đơn giản. Các bạn chỉ cần đóng thùng gỗ hoặc dùng xô hay can nhựa (khóet bỏ nắp) có dung tích chừng vài chục cm, chiều cao khoảng năm sáu mươi cm hoặc "sang" hơn thì xây hẳn hồ xi măng để nuôi và nên để nơi mát mẻ. Đổ vào trong nơi chứa trùn một hỗn hợp gồm nhiều phân chuồng đã hoai mục, phân rác, một ít đất mùn trộn lẫn với nhau, đây là thức ăn của trùn. Hỗn hợp đất này được đổ khoảng 60% nơi chứa, sau cùng là thả vào khoảng 8-10 con trùn giống. Trùn giống sẽ đào hang và lẩn vào đất tránh ánh sáng. Mỗi ngày bạn chỉ cần rưới sơ một ít nước để duy trì độ ẩm cho môi trường sống nhân tạo của trùn là được. Trùn nuôi có thể xuất khẩu, dùng làm thực phẩm nuôi gia súc, gia cầm và cá.

+ Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như Cá Rồng, cá Tai Tượng,...

+ Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, ... băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá cảnh

2. Thức ăn hỗn hợp

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để cá đừng quen ăn mãi một loại thức ăn để rồi khi khan hiếm cá đâm ra biếng ăn. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp.

Thức ăn hỗn hợp là gì? Đó là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá, trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:

+ Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được một khi chúng đã đói, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.

+ Cám hỗn hợp: lọai cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,.v.v... rất bổ cho cá.

+ Thức ăn dành cho cá cảnh: Về khoản này thì các bạn khỏi lo vì chúng có sẵn ngoài thị trường cá cảnh với nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều và rẻ như thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia, thức ăn cho chép gấm Cửu long văn hay Cẩm lý và cả cá Rồng. Ngoài ra còn có thức ăn đông lạnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.

3. Cách cho cá ăn

Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa. Phần lớn cá ốm đói do tâm lý chủ quan của người nuôi, khi mua cá thì đắt giá bao nhiêu cũng dám bỏ tiền ra để sở hữu con cá cảnh ấy, đến khi mang về lại lơ là bê trễ trong việc cho ăn. Một con cá nhịn đói hàng tháng vẫn không chết, nhưng chỉ cần vài ba ngày liên tiếp không có đồ ăn trong bụng có thể ốm lại và biếng nhác bơi lội hẳn.

Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thôi, nếu thức ăn còn dư thì chúng sẽ nhấm nháp thêm tí nữa giống như xong bữa cơm còn sót lại một miếng thịt bạn vẫn có thể dùng tay bóc ăn không. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.
<!-- / message --><!-- sig -->
 

khanh809

Thành viên mới
Tham gia
24/12/12
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Cẩm nang nuôi cá (sưu tầm nguồn: thegioicacanh.com)

bài viết rất bổ ích, em mới bắt đầu chơi cá nên thấy rất hay.
Cám ơn nhiều
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom