Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Hàng triệu năm nằm sâu trong lòng đất, chịu bao biến đổi của vỏ Trái đất, nhiều khối gỗ hóa thạch biến thành nhiều dạng đá kỳ lạ. Những khối đá này tích tụ nhiều nguồn năng lượng và linh khí nên có quan niệm cho rằng chúng có thể chữa bách bệnh. Dù chuyện khả năng chữa bệnh của gỗ hóa thạch vẫn chưa có câu trả lời, nhưng với những giá trị nghệ thuật và lịch sử, các bản gỗ hóa thạch vẫn được săn tìm.


Kỳ vật của thiên nhiên

Những khối gỗ hóa thạch không những có giá trị về mặt khoa học mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tự nhiên hết sức độc đáo. Có lẽ vì thế, ngày nay những người sành chơi cổ thạch của Việt Nam thường bôn tẩu ngược xuôi khắp các vùng núi cao, vùng Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan... để săn cho được những mẫu gỗ hóa thạch nằm sâu trong lòng đất.


Gohoathach1.jpg

Khối gỗ hóa thạch có mặt giống với trống đồng



Khối gỗ hóa thạch được xem là lớn nhất Việt <?XML:NAMESPACE PREFIX = ST1 /><ST1:pLACE w:st="on"><ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION></ST1:pLACE> hiện nay là khối gỗ được phát hiện tại xã Chư A Thai, huyện Ayunpa, tỉnh Gia Lai. Qua giám định tại Trung tâm nghiên cứu địa chất đá quý đã xác định đây là loại gỗ hóa thạch có niên đại 100.000 năm trước. Kích thước của cây gỗ hóa thạch có đoạn gốc cao 1,6m, rộng 1,4-1,6m, đoạn liền gốc cao 3,6m với đường kính 1,1-1,3m, đoạn thân dài 4,4m với đường kính 0,9-1,1m, phần lõi phía trong của đoạn này vẫn còn lớp mùn gỗ do chưa hóa thạch hoàn toàn. Nhìn bên ngoài cả khối gỗ hóa thạch này chẳng khác nào một cây gỗ, nhưng gõ vào mới biết là đã hóa thạch. Nhìn kỹ sẽ thấy những chỗ phân đoạn có vết tích của mã não, do tác dụng của sự chuyển đổi từ gỗ thành đá. Năm 2006, trung tâm kỷ lục Việt <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION> đã đề xuất khối gỗ hóa thạch này vào kỷ lục Guiness Việt <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on"><ST1:pLACE w:st="on">Nam</ST1:pLACE></ST1:COUNTRY-REGION>. Hiện khối gỗ hóa thạch này đang được trưng bày tại Công viên Đồng Xanh - thành phố Pleiku, Gia Lai.

<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Khối gỗ hóa thạch lớn thứ hai do 3 nghệ nhân Nguyễn Văn Lâm, Ngô Công Quý và Hồ Khiêm đã phát hiện ra vào tháng 5/2002 ở một khe đá, thuộc Hòn Khói, Khánh Hòa. Cây gỗ hóa thạch cổ thụ này nằm kẹp giữa một khe đá, có những vân đá hình mắt cây, vỏ cây, thớ gỗ... vẫn còn vẹn nguyên, nhìn khá rõ. Toàn thân màu xanh đen pha lẫn vàng nhạt, dài 6,7m, đường kính ngọn chừng 40-50 cm, phần gốc khoảng 60-70 cm. Theo PGS Trịnh Dánh – Chủ tịch hội cổ sinh địa tầng Việt Nam thì đó là gỗ hóa thạch của một loài cây lá kim. Nếu cùng tuổi với thành tạo địa chất ở đó, thì nó có niên đại cách đây khoảng 250-300 triệu năm.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Một khối gỗ hóa thạch khác, tương đối đặc biệt vì có nhiều họa tiết độc đáo hiện đang được trưng bày tại phòng trưng bày cổ thạch của nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Trưởng ban sưu tầm và phát triển cổ thạch thuộc Hội sản văn hóa Việt <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on"><ST1:pLACE w:st="on">Nam</ST1:pLACE></ST1:COUNTRY-REGION>. Khối gỗ này được ông Tuấn phát hiện ra trong một lần tham dự Festival về sinh vật cảnh ở TP. Hồ Chí Minh. Theo ông Tuấn, bản gỗ hóa thạch này được khai quật từ lòng hồ Trị An, hội đủ ba yếu tố Tam vương (kỳ thư, dị mộc, quái thạch). Kỳ thư vì có những họa tiết đẹp liên tưởng đến hình con rồng, hình trống đồng và hình mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân... Dị mộc vì nó là hóa thạch của gỗ có tuổi trên dưới 200 triệu năm và quái thạch vì nằm trên nền ngọc Agat. Đây là mẫu gỗ hóa thạch kỳ lạ và hiếm hoi nhất mà ông từng gặp. Nó cũng là khối gỗ hóa thạch được ông Tuấn lựa chọn để đưa vào bộ sưu tập trưng bày kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới.



<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p>
Gohoathach2.jpg
</O:p>

<O:p>Ông Lê Mạnh Tuấn và khối gỗ hóa thạch sưu tầm được từ lòng hồ Trị An




Theo ông Nguyễn Việt Hưng – Giám đốc bảo tàng địa chất Việt <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION> thì: “Ở vùng <ST1:pLACE w:st="on"><ST1:CITY w:st="on">Tây Nguyên</ST1:CITY>, <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION></ST1:pLACE> Trung Bộ, vùng núi phía Bắc... là vùng có nhiều mẫu gỗ hóa thạch được tìm thấy nhất. Riêng chủng loại hóa thạch trên thực vật không chỉ có gỗ hóa thạch mà người ta còn tìm thấy cả hoa, lá, dương xỉ hóa thạch...”.


<O:p></O:p>

Gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh?

<O:p></O:p>
Từ thời cổ đại, người dân của các quốc gia La Mã, <ST1:CITY w:st="on"><ST1:pLACE w:st="on">Babylon</ST1:pLACE></ST1:CITY>, Asyria... dùng gỗ hóa thạch như một loại mỹ nghệ. Từ gỗ hóa thạch người ta chế tác ra những chuỗi hạt, gắn vào nhẫn, ngọc treo và ngọc bội... để làm đồ trang sức. Cũng có một số tộc người dùng gỗ hóa thạch để chữa bệnh vì họ quan niệm gỗ hóa thạch không có biểu tượng tương ứng chính xác trong cung hoàng đạo, năng lượng cảm thụ của “Âm” nên nó rất lành tính.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Trong Y học dân gian Mông Cổ, người ta dùng những tấm gỗ hóa thạch tìm thấy trong sa mạc Gôbi áp vào khớp để chữa bệnh viêm khớp và những bệnh tương tự. Họ quan niệm, gỗ hóa thạch làm tăng tuổi thọ của chủ nhân, bởi nó làm cho hệ thần kinh vững vàng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số người nghiêng theo hướng coi cây là cầu nối nối bầu trời với mặt đất, một trong số những biểu tượng toàn năng của vũ trụ. Do đó, mỗi mẩu gỗ hóa thạch đều trở thành lá bùa độc đáo mang theo biểu trưng của quá khứ.



<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p>
Gohoathach3.jpg
</O:p>
<O:p>Đồ trang sức bằng gỗ hóa thạch</O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>​
<O:p><O:p>Ở Việt <ST1:pLACE w:st="on"><ST1:COUNTRY-REGION w:st="on">Nam</ST1:COUNTRY-REGION></ST1:pLACE>, việc dùng gỗ hóa thạch để chữa bệnh trong dân gian chưa có nhiều tài liệu nói đến. Nhưng theo nhà cảm xạ Dư Quang Châu - Chủ nhiệm Bộ môn Năng lượng Cảm xạ thuộc Liên hiệp Khoa học công nghệ và tin học ứng dụng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ địa sinh học thuộc Đại học Hồng Bàng, TP Hồ Chí Minh khẳng định gỗ hóa thạch có thể chữa bệnh. “Gỗ hóa thạch được dùng chữa các chứng đau nhức khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Đeo chuỗi gỗ hóa thạch có thể đạt được từ trường “trường thọ”, có tác dụng kéo dài tuổi thọ, lưu thông khí huyết. Về tinh thần: gỗ hóa thạch tạo ý chí trong cuộc sống, khơi dậy tiềm năng và giúp người đeo nó vững tin và kiên định. Dùng để trị thương, giải bùa, phù chú bằng khí công, làm tăng cường năng lượng...”. </O:p></O:p>
<O:p><O:p><O:p></O:p>

<O:p></O:p>
Do đặc tính của gỗ hóa thạch là nằm sâu dưới lòng đất hàng triệu năm nên trong nó luôn chứa một loại từ trường rất lớn. Loại từ trường này theo y học phương Đông có ảnh hưởng tới luân xa vùng xương cùng, cung cấp năng lượng cho trực tràng và bộ máy nâng đỡ - vận động; tạo ý chí trong cuộc sống, năng lượng thể chất, khơi dậy cảm giác vững tin và kiên định. Còn các nhà văn hóa phương Đông thì dựa vào thuyết ngũ hành để giải thích quá trình chuyển hóa của gỗ hóa thạch như sau: từ Gỗ (màu xanh – hành Mộc) chuyển sang màu Đỏ (hành Hỏa) rồi màu Trắng (hành Kim), màu Vàng (hành Thổ), màu Đen, Nâu (hành Thủy) khi chuyển lại màu xanh da trời thì có thể loại được một số độc tố trong cơ thể nhằm giúp cơ thể khỏa mạnh, dẻo dai, sống trường thọ.

Không phủ định tác dụng chữa bệnh của gỗ hóa thạch nhưng theo ông Nguyễn Việt Hưng – Giám đốc bảo tàng địa chất Việt <ST1:COUNTRY-REGION w:st="on"><ST1:pLACE w:st="on">Nam</ST1:pLACE></ST1:COUNTRY-REGION> thì: “Không nên lạm dụng gỗ hóa thạch để chữa bệnh vì còn tùy vào thể chất của từng người. Nếu người đó hợp với nguồn vi chất có trong gỗ hóa thạch, thì việc đá chữa bệnh có thể xảy ra, còn nếu thể chất không tương hợp với nguồn vi chất trong gỗ hóa thạch thì không những không chữa được bệnh mà còn sinh ra một số tác dụng phụ...”.
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
Vốn là sản phẩm của tự nhiên, lại được hình thành hàng trăm triệu năm nên cho đến bây giờ gỗ hóa thạch vẫn còn mang trong nó nhiều bí ẩn. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật, giá trị vật chất cũng như một số hữu ích mà gỗ hóa thạch đã mang lại cho con người thì đã được nhân loại chứng minh qua thời kỳ lịch sử khá dài từ La Mã cổ đại cho đến ngày nay.<O:p></O:p>
<O:p></O:p>
<O:p></O:p>


Theo Hà Tùng Long (giadinh.net)

</O:p>
</O:p>
</O:p>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom