Guest viewing is limited

HyCaDia

"thành viên thích cá"
Tham gia
2/5/08
Bài viết
93
Điểm tương tác
0
SVC$
0
NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU PHÁT SINH BỆNH CÁ:
1.Môi trường nước và nhiệt độ ko phù hợp:
Cá cảnh chỉ thích ứng trong 1 phạm vi nhất định đối với dặc tính hóa lý của môi trường nước.Vượt quá phạm vi đó,cá sẽ phát bệnh.Nguyên nhân làm thay dổi phẩm chất của nước là sự phân hùy phân cá và thức ăn dư thừa,làm cho vi sinh vật,tảo phiêu sinh phát triển dẫn đến nước bị hủy hoại.Hàm lượng oxy trong nước thiếu,nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vượt quá 5 độ C hoăc trên dưới giới hạn đều dẫn đến sự phát bệnh cùa cá.
2.Thức ăn và cách cho cá ăn ko phù hợp:
Chất lượng thức ăn ko đảm bảo,thức ăn bị thối rữa biến chất hoặc thành phần dinh dưỡng trong thức ăn chế biến ko đủ,kĩ thuật cho ăn ko đúng dẫn đến cá bị bệnh.
3.Thao tác ko chuẩn:
Bắt cá,ép đẻ cá,thay nước...bất cẩn làm cho cá bị tuột vẩy,gây thương tích chảy máu,tại những vị trí đó sẽ bị vi khuẩn tấn công làm cho cá phát bệnh.
4.Bệnh từ ngoài mang đến:
Từ thức ăn:mua trùng chỉ,bo bo,lăng quăng...từ bên ngoai về cho cá ăn mà ko qua xử lý bệnh.
Từ cây cỏ nước:rong,cỏ nước mang vào hồ nuôi cá mà ko rửa sạnh và xử lý,những cây rong này mang theo mầm bệnh vào hồ.
Từ dụng cụ dùng trong bể cá bệnh ko tẩy rửa diệt khuẩn mà dùng vào bể cá khỏe khiến cá nhiễm bệnh.
Từ cá mua ở ngoài về ko qua xử lý mà thả vào nuôi chung với bể cá cũ khiến cho cá phát bệnh.
CÁCH PHÒNG BỆNH:
1.Chất lượng nước và nhiệt độ nước phải phù hợp với yêu cầu thích ứng của cá cảnh:
Nước dùng phải qua xử lý để có độ pH và nhiệt độ thích hợp.dùng nước máy phải lưu lại sau 24h để bay hết hàm lượng Clo
Mật độ nuôi phải phù hợp,phải làm vệ sinh đáy hồ ko để phân cá và thức ăn dư thừa lắng đọng lâu làm hỏng môi trường nước
khi thay hoặc bổ sung nước mới phải có cùng nhiệt độ với nước cũ hoặc chênh lệch ko quá 0.5-1 độ C.Nhiệt độ biến động ngày đêm ko vượt quá 4-5 độC
2.Bảo đảm chất lượng thức ăn,cho ăn đúng giờ,đúng lượng:
Chất lượng thức ăn ko những đảm bảo cho cá tăng trưởng và phát dục tốt mà còn làm cho màu sắc cá cảnh thêm tươi đẹp.Thức ăn cho cá cảnh phải tươi sống ,hợp vệ sinh,đủ chất lượng.Thức ăn bị thối rửa,mất phẩm chất ko được cho cá cảnh ăn.Thức ăn vớt từ ao hồ về phải qua rửa sạch xử lý.
Căn cứ trọng lượng,cỡ cá,tình hình bắt mồi và sinh trưởng của cá mà định giờ,định lượng cho cá ăn.Không được cho ăn tùy tiện nhiều bữa hoặc ít bữa trong 1 ngày đăc biệt là ko đuọc để cá đói.Ngoài ra còn căn cứ vào thời tiết mà xác định bữa ăn và số lượng thức ăn cho cá.
3.Thao tác phảo nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho cá:
Thao tác khi thay nước,vớt cá,ép cá đẻ...phải nhẹ nhàng cẩn thận tránh làm cho cá bị tuột vẩy hoặc gây thương tích chảy máu trên vi hoặc da cá.
4.Bể cá và dụng cụ nuôi cá phải được diệt trùng:
Trước khi nuôi cá bể cá phải được tẩy sạch,phơi nắng.Với dụng cụ nuôi cá diệt khuần rửa sạch mới đuọc dùng có thể dùng muối nồng độ 3-5% để ngâm 1 ngày đêm sau đó rửa sạch phơi khô.
Diệt khuẩn trên thân cá:
cá ở ngoài mang về nhà muốn nuôi chung cá cũ phải diệt khuẩn bằng cách ngâm cá mới vào trong dd nước muối 3%.thời gian 5-10 phút thấy cá bơi ko bình thường thì lập tức bắt cá thả vào bể nước sạch.
XỬ LÝ KHI PHÁT HIỆN CÁ BỆNH:
1.Chú ý quan sát,kịp thời phát hiện cá bệnh
Cá bệnh thường biểu hiện trên hành động và màu sắc thân cá.Cá bệnh thường bơi chậm chạp và tách đàn,cá đơn độc bơi trên mặt nước hoặc dựa vào thành bể ,phản ứng chậm chạp hoặc ko có phản ứng khi có tiếng động mạnh.Có khi cá chuyển động xoay tròn hoặc chìm xuống đáy bể.Màu sắc thân cá nhợt nhạt,biến sắc thành trắng nhợt hoặc tối,xuất huyết da,nhớt nhiều trên thân cá,cá bị tuột vẩy,lá mang nhợt nhạt...
khi thấy những hiện tượng cá ko bình thường như trên tta vớt cá lên kiểm tra da,mang và ruột cá
Kiểm tra da xem có bị xuất huyết ko,có đốm đỏ,đốm trắng,ký sinh trùng hoặc các vật khác trên da
Kiểm tra mang:nhẹ nhàng nâng nắp mang lên,quan sát kĩ tơ mang xem có ký sinh trùng,nấm hoặc có hiện tượng thối rữa mang.
Kiểm tra ruột: quan sát thân cá xem có hiện tượng bệnh đường ruột ko và khi cần thiết phải tiến hành giải phẫu để kiểm tra
2.Cách ly cá bệnh với cá khỏekhi phát hiện cá bệnh lập tức phải vớt cách ly kiểm tra sớm xác định bệnh truyền nhiễm,những cá quý sau khi chữa trị ko cho hội nhập vào đàn ngay mà phải nuôi riêng,vì có thể sau khi chữa trị 1 số cá vẫn còn mang mầm bệnh.
3.Tiệt trùng bể nuôi và dụng cụ
Những bể nuôi,dụng cụ vớt cá bệnh sau khi sử dụng phải tiệt trùng rửa sạch bằng nước muối và phơi khô.
4.Phương pháp chữa trị cá bệnh:Tắm trong dd thuốc.Đây là phương pháp chữa bệnh cá thường dùng nhất.Thường sau khi chẩn đoán bệnh cá,người ta pha thuốc theo nồng độ quy định và ngâm cá vào trong ddthuốc đó với thời gian nhất định.Sau đó vớt cá vào bể nuôi.trong dd "tắm cá" yêu cầu hàm lượng oxy phong phú,nhiệt độ ổn định,trước khi "tắm" phải ngừng cho cá ăn 12-48 tiếng.Thuốc pha phải tắm liền.Đối với dd thuốc vãi xuống hồ có cá bệnh,cần cho nồng độ thấp hơn để cá có thể chịu đựng được trong thời gian dài,sau đó tháo nước cũ và bổ sung nước mới.
Trộn thuốc vào thức ăn:khi cá bệnh còn khả nâng bắt mồi ta trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn
Tiêm:Một số cá quý có kích thước lớn,ta có thể tiêm trực tiếp vào xoang bụng cá
Thay đổi điều kiện môi trường nước:thay đổi nhiệt độ hoặc độ pH của nước để tiêu diệt kí sinh trùng
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ ĐĨA
1.Bệnh nấm thủy mi
Tác nhân gây bệnh:bệnh nấm thủy mi còn gọi là bệnh nấm nước,bệnh mốc ở vây cá.gây bệnh là 1 số loài của 2 giống Saprolegnia và Achlya thuộc bộ Saprolegniales,lớp Phycomycetes cà 2 giống nấm đều có sự phân nhánh.
Triệu trứng bệnh:khi bị bệnh trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám trên đó có các sợi nấm nhỏ mềm.sau vào ngày nám phát triển thàng từng búi trắng như bông gòn có thể thấy bằng mắt thường.khi nhiệt độ 18-25 độ C bệnh phát triển mạnh nhất
Phòng bệnh:làm vệ sinh tẩy trùng kỹ bể cho cá.nước được đưa vào phải xử lý tốt
Trị bệnh:bằng cách tắm cho cá trong dd muối 1-3% từ 10-30 phút,dd thuốc tím nồng độ 15-20mg/lít thời gian 15-30phut, dd thuốc xanh malachite nồng độ 1-3ppm thời gian 30-60 phút
2.Bệnh đen thân:
Cá đĩa màu sắc trở nên đen,ít vận động,các vây cụp lạ,chụm lại ở góc hồ,hô hấp khó khăn.cá bỏ ăn gầy yếu và chết.
Cá bị đen thân là do kí sinh trùng Flagellate trong dường ruột loài kí sinh trùng này có thể di chuyển từ ruột đến các bộ phận khác trong cơ thể cá làm sưng tấy những chổ đó...
Trị bệnh:trộn 20-30mg Metronnidazole vào 1kg thức ăn và cho cá ăn 2-3 ngày liền thì hết bệnh
Tăng nhiệt độ nước trong hồ 30-33 độC.
3.Bệnh đường ruột:
Bụng cá trướng to,thải phân trắng,màu cá nhợt nhạt nổi sọc đen trên thân
Trị bệnh: đây là bệnh do môi trường nước ko tốt dẫn đến.Chữa trị bằng cách thay nước và ngâm cá vào môi trường muối 1-3% đồng thời nâng nhiệt độ nước 30-32 độC
Trong bài có sử dụng tài liệu của KS Vũ Thị Tám
 

lonely18

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/12/08
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mới hôm qua cá em còn bơi bình thường, tự nhiên sáng nay dậy thấy nó ko bơi nữa mà thở thoi thóp, để nước đẩy đi. Em ko biết nó bị gì nữa. Các bác chỉ giùm tại em còn 1 con nữa, em sợ nó theo con kia luôn:a45:
 

vinhbe

"Tôi là Tôi !"
Tham gia
17/12/07
Bài viết
943
Điểm tương tác
24
SVC$
0
Mới hôm qua cá em còn bơi bình thường, tự nhiên sáng nay dậy thấy nó ko bơi nữa mà thở thoi thóp, để nước đẩy đi. Em ko biết nó bị gì nữa. Các bác chỉ giùm tại em còn 1 con nữa, em sợ nó theo con kia luôn:a45:

Bạn nói rỏ tí đi bạn để anh em còn biết mà chỉ cho bạn nữa,như là bạn chăm sóc sao và cho ăn uống thế nào và món gì để cho anh em biết nó bị cái gì mới giúp được bạn chứ.Mong bạn nói rỏ hén
 

xuankhanh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/6/09
Bài viết
99
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mới hôm qua cá em còn bơi bình thường, tự nhiên sáng nay dậy thấy nó ko bơi nữa mà thở thoi thóp, để nước đẩy đi. Em ko biết nó bị gì nữa. Các bác chỉ giùm tại em còn 1 con nữa, em sợ nó theo con kia luôn:a45:
Cái vụ này gọi là xốc nước chắc luôn nè, bạn đem nó ra bỏ vào hồ đất nuôi có nhiều rong là nó ok liền ah.
Nếu nhà không có hồ đất chỉ có hồ gương thì bạn tắt máy bơm, mở máy õi nhỏ nhỏ, bo cho em nó cọng rong cho nó đứng trên rong đó, tuyệt đối không nên thay nước nhé
Lần sau bạn có thay nước thì thay ít thôi để lại ít và bỏ nước vào thì cũng bỏ từ từ tránh tu\ình trạng cá bị sốc nước là đi thôi ah
Chúc cá bạn mau hồi phục sức khoẻ
Thanks
Khánh
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Mới hôm qua cá em còn bơi bình thường, tự nhiên sáng nay dậy thấy nó ko bơi nữa mà thở thoi thóp, để nước đẩy đi. Em ko biết nó bị gì nữa. Các bác chỉ giùm tại em còn 1 con nữa, em sợ nó theo con kia luôn:a45:

Chào bạn!

Nuôi cá, để có kết quả tốt, thì đòi hỏi phải có vài thứ cơ bản cần biết để nuôi cá.
theo bạn mô tả thì không thể nào thấy rõ cá bị vấn đề gì? Về vấn đề này khả năng cao nhất là cá đã bị vi khuẩn tấn công toàn thân, làm cho các bộ phận điều khiển hướng bơi: Vây, mang, đuôi... không hoạt động. Ngoài ra, còn có thể là do bị sình bụng nặng, đặc biệt là vi khuẩn tấn công bên trong mang, hầu như là không chữa được, nếu thực sự cá bị như vậy. Việc cá bị sốc nước dẫn đến tình trạng trên thì cũng có, nhưng rất ít khi ảnh hưởng đến cá, nếu bị sốc nước, bạn điều chỉnh lại pH của nước khoảng 6.5, cho hạ mực nước xuống càng thấp càng tốt, cho sủi o xy nhẹ. sau 1 - 2 tiếng, hy vọng là cá đỡ hơn.


Thân chào!

Ut9
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom