Guest viewing is limited

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Đại linh xin hầu quý anh chị em một bài viết nhỏ về loài chim mà Đại linh đang rất mê mệt ! Đó là Loài Chim Chào Mào !


[FONT=&quot]
Trước Hết ta nói sơ qua về Họ Chào Mào này : có tên khoa học _Pycnonotidae.
Họ Chào Mào thuộc bộ sẻ_Passeriformes. Gồm những loài chim có kích thước
vừa phải . thường sống thành đàn , khá đông và ầm ĩ. Chim ăn các loại
côn trùng và hoa quả .Tổ chim hình cốc, làm trong các bụi rậm và cành
cây . Chim trống và chim mái rất giống nhau , khó phân biệt . Ở Châu Á
đã thống kê được 41 loài thuộc họ Chào Mào , trong đó Việt Nam đã nhận
dạng được 23 loài , các loài đươc đặt tên gồm có Chào Mào , Bông Lau và
Cành Cạch .

Chúng ta sẽ nói đến loài Chào Mào được nuôi phổ biến nhất và có Giọng
hót quyến rũ nhất của Họ Chào Mào , đó là : Red whiskeed
Bulbul-Pycnonotus jcosus pyrrhotis- Chào Mào đít đỏ !
Là loài định cư phân bố khắp các vùng miền trong cả nước !
Ngoài tự nhiên

8c9b94fe1cafcd61be8336aefa2f899c_37838010.d756ed335b7db2b6e5f91f0919adce49.jpg



9298dd6c582d207edce217ec793593ef_37838013.c6a2144bf3132974b38f7ebb6a7fd09d.jpg


Trong Lồng nuôi
f60aa952d771107818baf7599d205654_37617683.mg0063.jpg


Trước kia ít người chơi loài chim này , đặc biệt tại Miền Bắc . Nhưng
trong mấy năm trở lại đây và hiện giờ loài chim này đang rất được ưa
chuộng . Có thể đến các tụ điểm bán chim là có thể tìm thấy chúng . Giá
cả giờ đây giao động từ vài chục ngàn /1 con cho đến những chú chim
đột biến gen quý hiếm mà giới chơi chim luôn tìm kiếm để sở hữu 1 chú
Chào Mào hàng độc , hiếm người có hoặc có một không hai thì giá lên đến
cả ngàn USD. Những chú chim này là những chú Chào Mào Bông , Mơ , Bạch
Tạng , be hồng , xám tro , bộ lông bao phủ một màu caffe sữa trắng
..v.vvv.vv.

Đây là Chú Chào Mào Bạch Tạng

ab9f14794647e145f18bb05044b3e23a_37693480.bachde31.jpg


Đây là Chú Chào Mào Bông
05710eeb36ec613f3218365cf3bef340_37693482.bachde4.jpg



Không hiểu loài chim này có gì hay mà có nhiều Fan mê mệt đến vậy ?
Có thể nói loài chim này khiến cho các Fan mê từ hình dáng đến Giọng
hót trầm bổng ngân ngân quyến rũ và cái Thế đấu dũng mãnh của Chúng !
+ Dáng Chào Mào đẹp là những chú Trường Chim : tức mình dài và to trông
vạm vỡ chắc chắn , cái Mũ Chào Mào thiệt cao , Gốc mũ dầy được phân
làm 3 loại :
- Mũ Rơm : là Loại mũ vươn thẳng , gốc Mũ dầy và phần chóp đỉnh trên của
Mũ cũng dầy như Gốc các sợi lông lua tua bằng bằng đầu chóp như đống
rơm .
- Mũ đinh : là loại Mũ vươn thẳng , gốc Mào dầy nhưng phần chóp , đỉnh ũ lại vót nhọn như đầu cái đinh .
- Mũ Lân là loại Mũ Hiếm mà các Fan Chào Mào khoái hơn cả : là cái Mũ
Dầy Gốc phía đỉnh vót nhọn nhưng cái mũ lại đổ cong lên phía Mỏ chim như
cái Sừng trên Cái đầu lân múa Rằm trung Thu , càng cong càng đẹp
Ngoài ra có Bộ lông mướt , om chặt lấy mình chim trông thật rắn chắc , 2
vòng viền chỉ má đen nhánh nhỏ , mảnh làm tôn lên 2 cái má trắng Xốp
dặm lông trắng tinh , ấy rồi lại tôn lên cái Tách má đỏ mượt dầy mịn như
Nhung và cặp mắt long lanh , lanh lợi của chú chim .
Đôi bờ vai Chim vạm vỡ chắc khỏe quàng thêm hai dải ướm to đen nhánh
chạy vòng sát dưới ngực là đẹp . tôn lên bộ Lông ức Trắng Tinh tơi xốp
khi hót Phùng ra quá tuyệt và dũng mãnh ấy là Chú Chim Uớm khít _Họng

Tiếp đến là Giọng Hót ngân ngân bay bổng ! Là một loài chim sống bầy
đàn nhưng tinh thần thủ lĩnh tranh chấp lãnh thổ và bạn tình vẫn thưởng
trực nên Giọng Chào Mào cũng rất chi là phong phú : những Giọng gọi ,
giọng đổ, Giong nạt , gọng ché luôn được thể hiện nơi các chú chim hay !
đấu Giọng không được thì có cái thế đấu mà các Fan Chào Mào vẫn mong
được thưởng thức ! ấy là lúc Chú chim thể hiện bản lĩnh chinh chiến của
mình , những Thế đấu được phát huy càng làm đẹp thêm cái Hình dáng Chào
Mào : vậy mới có những tên Lưng Tôm , đuôi cúp , cánh xệ
Ngoài ra những thế nhấp cánh, bung cánh dọa nạt đối phương khiến vẻ đẹp hình thể càng long lanh hơn !
Để rồi khi những chiến binh lâm trận các fan lại được chiêm ngưỡng những thế võ uyển chuyển , manh mẽ mà tinh khôn của chúng !

Mời ANh CHỊ EM cùng thưởng thức ! có lẫn tạp âm xin thông cảm
http://s380.photobucket.com/albums/o...t=MOV05196.flv

Tại sao từ nãy toàn nói Chú Chào Mào ...sao thấy nói cô Chào Mào nhỉ ?
Vâng hầu hết các Fan đều biết Chào Mào cũng như các loài chim khác .
Chim Trống thường hót hay hơn , thường đẹp hơn ! Ấy vậy mà Khi đi bắt
chim các Fan thường cố gắng lựa cho được con Trống ! Một số loài khác
Trống mái có thể phân biệt rõ ràng nhưng với Chào Mào thì Trống mái
gần tương tự như nhau , rất khó phân biệt , thâm chí có Mái đẹp hơn cả
trống, ấy vậy mà có người chơi lâu năm cũng bắt bị nhầm ! Sau đây Đại
linh xin gửi đến quý anh chị một vài phưong pháp để phân biệt Trống Mái .
cách tốt nhất là nghe được giọng hót và thế đấu
- chim trống thường hót giọng dài ; cỡ 4 âm đổ lên trong một hơi hót ( 1
lần đổ giọng ) Bắt được chú nào đổ 6-7 âm là chắc cú như Quẹt quýt tìu
hiu hìu . Quẹt quýt qiu quýt quờ qiu hìu
-Chim mái thì không đổ giọng : chỉ hót gọi có khoảng 4 âm đổ xuống mà
thôi ( cũng có những trường hợp cá biệt xuất xắc là Mái đổ giọng được 6
âm , nhưng hiếm lắm ) như : quýt hìu quýt qìu qiu,
Về hình dáng : Chim trống thường to hơn , trông chắc chắn hơn , dài hơn .
+ Mũ (Mào ) chim Trống cao và dầy hơn chim mái trng bình từ gốc sát dầu mào chim trống cao khoảng 2,5_3 cm đổ lên .
+Tách Má đỏ đạm , dầy lông và Tách má to
+ Vạch mỏ chim thấy ở gốc lưỡi chim có mấy chấm đen thì khả năng Trống cao
Chim trống thường linh hoạt , nhẩy sục trong lồng mạnh hơn ..v.vv.v.


Giờ là vấn đề để có thể lựa một chú Chim có tương lai một chút . thông
thường các Fan Chào Mào thừong chơi tụ tập thành từng nhóm và những nhóm
này tổ chức đi đánh , lựa được những Chú Chào Mào chơi tốt ngoài thiên
nhiên về chia sẻ cho anh em chơi lên thì không có gì phải lăn tăn nữa !
Những anh chị em mới chơi thường có rất ít cơ hội như vậy và cách tốt
nhất vẫn là lúi húi , cặm cụi ra chợ rình Móc một hai chú về chơi để
thỏa chí tò mò !
Để có thể lựa móc được những chú trong lồng tập trung là cả một kì công
, nhờ được người xem chọn hộ , móc hộ có kinh nghiệm thật vui biết mấy !
nhưng vẫn không có cơ hội như vậy thì đây là những cách tốt đẻ có thể
lựa được cho mình một chú có tương lai ổn ổn để về chăm bẵm !
Với những Chú chim Bổi , Mộc này ( chim từ rừng mới bẫy được về gọi là
chim Bổi , chim Mộc ) theo kinh nghiệm của mình thì chim tách lồng 1
hoặc 2 chú sẽ khó nhìn hơn với những Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm ! Nên
chọn chim trong những Lồng tập chung ! Chuẩn bị tư thế và Móc thật tốt
căng mắt và chú ý những chú có biểu hiện sau đây :

+ NHững CHú trong Lồng mà rướn người xù họng ức , gân cổ , mổ những chú chim khác nên chọn !
+ Những Chú rướn người nhấp cánh ( 2 cánh nhấp lên nhấp xuông ) dáng muốn sửng cồ với chú khác nên chọn
+Những chú trông lí lắc nhanh nhẹn hoạt bát trong lồng , nên chọn .
+Những chú trong Lồng mà Đổ giọng dài từ 5-6 âm nên chọn .
+Sau đó bắt ra lồng riêng và quan sát thêm:
- Dáng chim to và trường chim , trông rắn chắc -> sẽ khỏe chim tốt dáng về sau .
- Mào cao và Gốc Mào dầy sẽ tốt nước chơi .
- Tách má đỏ to , dày lông và có màu đỏ thẫm , cạy mỏ xem cuống lưỡi có chấm đen thì xác xuất Trống sẽ cao .
- Chân đen bóng , khô , ngả bạc và đóng vẩy là chim già , bước đầu khó thuần nhưng càng chơi càng chất .
Kiểm tra các móng và đầu cánh xem có bị thương tật gì không ?!
+Khi bắt được Chim trên tay mà những chú chim này kêu choang choảng thì sau sẽ rất mau !


Sau khi bắt được một vài chú cảm thấy có tương lai để nuôi rồi thì có vấn đề để lăn tăn đây !
Nếu chim bổi ngoài hàng đã nuôi được một thời gian và chủ cửa hàng đã
vào cám được cho chim rồi thì tốt quá ! Nếu không Chim bổi mới về các
Bạn phải làm công đoạn và cám cho chim .
+ tại sao phải vào cám cho chim ? Vì muốn nuôi chim được ổn định và đỡ
vất vả hơn nên vào cám để có thể có nguồn thức ăn cố định và dễ bảo quản
hơn .
Như đã nói ở trên Chào Mào là loài chim ăn côn trùng và Hoa Quả nên cách vào cám cho chim cũng rất dẽ và phong phú .
- cách thứ nhất mà giới chơi Chim Chào Mào chuộng nhất là lấy Chuối Tây (
quả chuối màu vàng và ngắn nhỏ cỡ 10cm ) bóc vỏ và cạo bớt phần sáp vỏ
để lộ thân thịt của chuối sau đó lăn vào với cám đã nghiền nhỏ ( cám này
các bạn có thể mua cám Ba Vì đóng gói cỡ khoảng 7-8 ngàn vnd cho kinh
tế ) . treo chuối lên một cái móc để trong lồng cho chim mổ ăn . Khi
chim ăn hết phần chuối có dính cám thì các bạn lại lấy ra lăn lại với
cám mới hoặc thay chuối + cám mới cho tốt . Cứ như vậy khoảng 3 ngày đến
1 tuần chim chịu ăn nhiều sẽ nhanh vào cám .
Cũng có thể lấy một mẩu Chuối bóm nhuyễn với cám và bỏ vô Hũ cho chim ăn .
- Cũng có thể gặp những chú chim sinh sống tại vùng không có chuối mà
không được ăn chuối bao giờ nên sẽ không ăn cách trên ! ta có thể trộn
cám với nhiều loại hoa quả khác như Cà Chua, đu đủ , dưa hấu đỏ
..v.v...v
- Sâu hoặc cào cào , dế tẩm ướt nước trộn cùng cám để chim ăn cũng là một cách vào cám tốt cho chim .
không ngoại trừ một số trường hợp cá biệt do chim quá nhát hoặc quá gan
lì mà bỏ ăn dẫn đến chết . các bạn chú ý khi vào cám cho chim thấy một
hai ngày mà chim không chịu ăn nhiều có hiện tượng xù lông nên thả để
tránh cái chết cho chim .
Thế nào đã biết chim đã vào cá hay chưa ? các bạn quan sát phần phân
chim thấy có sệt màu vàng và thành phần bột của cám là Ok ! tuy nhiên
đừng rút chuối ..vvv. đi ngay mà trộn theo tỉ lệ Cám nhiều dần và rút
bớt các loại Hoa quả , sâu đi .. Quan sát thấy chim vẫn ăn bình thường ,
nhẩy khỏe là tốt ! sau 5-7 ngày thử rút hẳn cho ăn cám không thấy chim
chịu ăn là OK .


Vấn đề tiếp theo là thuần chú chim này để có thể theo bạn theo bè trổ tài múa hót !
Những chú chim bổi về thông thường rất nhẩy , nhiều con nhẩy rúc nan
Lồng đến sứt mặt chẩy máu ! tuy nhiên các Bạn cũng không cần lo quá về
vấn đề này . Sau khi thay lông hoặc đóng vẩy khô chim sẽ rụng vẩy sẹo và
trổ lông lại như thường ! Để tránh những chú chim khi thuần trở lên xấu
xí do rụng đuôi , cánh , sứt mặt ..vv..v Các bạn nên chuẩn bị một Lồng
thuần nhỏ , kích cỡ 30x30 hình vuông hoặc Lồng tròn đường kính khỏng
30cm cao 50cm là OK . Sau đó mua tấm nhựa trong flastic mỏng luồn vào
trong lồng và bắt chặt ngăn cách chim với nan Lồng ( Ta bịt 3 cạnh và
đỉnh Lồng , chỉ chừa lại phần cửa lồng đẻ cho thức ăn , nước uống , phần
cửa lồng này hướng ra phía đông người nên chim sẽ ít khi nhảy ra phía
đó ) . Trong những ngày đầu tập vào cám cho chim các Bạn nên chùm gần
kín hết áo Lồng để chim bớt hoảng sẽ chịu ăn hơn . Sau khi chim đã chịu
ăn một thời gian khoảng 4-5 ngày các Bạn hé từ từ áo Lồng để chim quan
sát và làm quen dần với Môi trường xung quanh khi bị nuôi nhốt . mõi
ngày các Bạn hé ra một chút khoảng 7-10 ngày sau có thể mở hết áo Lồng .
Lúc này có thể phân làm hai hướng :

+ Hướng 1: các Bạn muốn chú chim nhanh thuần và rút ngắn nhanh thời gian
để chú chim đứng Lồng thì sẽ mạo hiểm hơn một chút đối với cách thuần
này . Sau khi mở hết áo lồng các bạn đẻ chim dưới đất chỗ đông người qua
lại , nếu nhà Bạn nào có cửa hàng mặ Tiền thì rất tốt ! cứ để như vậy
mặc chim nhẩy trong Lồng , thỉnh thoảng cho chim ăn và tắm rửa , nghịch
chơi với chim ... Chỉ khoảng 3-5 tháng chú chim đã khá đứng lồng .
- Nhược điẻm của cách thuần này sẽ là khiến cho chú chim bị ép quá nhanh
! nhiều chú nhát quá bị ép có thể bể chim ( chim lúc nào cũng sợ sệt ,
rú một góc không dám hót hét ) nhiều chú ép quá sinh tật trong lúc hoảng
sợ tìm đường chạy mà bị Ngoái , lộn mất giá trịn của Chú Chim .
+ Hướng thứ 2 là với những Bạn có nhièu kiên nhẫn : Chim sẽ có thời gian trùm áo lồng lâu hơn :
- 1 tháng sau vào cám chỉ mở 1 góc 1/4 Lồng.
- tháng thứ 2 mở 1 nửa lồng theo chiều ngang Lồng
- Tháng thứ 3 mở 1 nửa theo chiều dọc ( phần chân lồng mở hết , trùm phần đỉnh Lồng )
* Tất cả các tháng trên đều treo cao hơn hoặc ngang đầu người và treo chỗ nhiều người qua lại
-sau khi chú chim quen dần với môi trường , ít nhẩy mạnh hơn sẽ mở hết
áo Lồng , lúc này chim đã được 6-7 tháng Lồng . LÚc này mới có thể trùm
đỉnh Lồng và để chim dưới đất chỗ nhiều người qua lại để thuần chim cho
đứng .


Phải xác định một điều những chú chim bổi này ta chỉ có thể nghe hót vu
vơ ! Để chú chim có thể chơi tốt Đổ giọng , đấu , ché ..v.vv ở mọi nơi ,
với mọi đấu thủ chũng ta phải có chế độ luyện tập , dợt , dãi cho chim
và chú chim đó phải qua ít nhất 1 mùa thay lông Lồng !
Vấn đề thay Lông cho chim chúng ta sẽ bàn sau ! Trước hết là sau khi
cim đã đứng Lồng không còn nhảy nhiều nữa thì chúng ta bắt đầu tập dợt
cho chúng !
Ban đầu khi thuần dưỡng ở nhà chũng ta đã có thay đổi luác treo lên ,
lúc hạ thấp , đồng thời nếu nhà rộng rãi , chúng ta sẽ ngày treo chỗ này
, ngày treo chỗ khác cho chú chim làm quen dần với sự di chuyển .
Sau đó chúng ta có thể đem chim đến trường , đến cội ( là những nơi anh
em chơi chim tụ tập ) ban đầu nên trùm kín áo lồng và để xa cho Chim
được nghe giọng đấu của chim khác ! Với nhiều chim đấu tại trường có thể
chú chim của chúng ta sẽ không ra giọng . sau vài ba lần như vậy khi đã
nghe giọng đáp trả của chú Chim cũng ta sẽ hé dần áo lồng và vẫn đẻ xa
để chim có thể quen dần và không quá sọ trước sự áp đảo dọa nạt của Chim
khác . Sau một thời gian khi thấy chim nhà có nhiều biểu hiện tốt như
hót đấu trả lại nhiều hơn , nhấp bung cánh ..vv. dáng điệu xung mãn hơn
ta có thể treo gần hơn chút để chim nhà được thấy những chim khác (
không nên sáp gần quá nhanh ) vài ba lần nữa như vậy ta có thể treo gần
hơn cách những chú chim khác khoảng 1m và xem biểu hiện ! chú chim nhà
đã đấu tốt hơn , làm thế nhiều hơn là được ! Nếu thấy chim nhà có biểu
hiện cúp mào , xù lông thì nên đưa chim ra xa để làm quen tiếp ! tránh
để quá lâu chim sẽ bị bể .
Sau một thời gian chim được luyện tập rèn giũa như vậy khi đem treo giàn
tại cội sẽ thi thố hót đấu được với chim khác ... Lúc đó chúng ta sẽ
được thưởng thức những điệu ca , dáng thế của Chú chim ta dày công chăm
bắm .
Một Clip dợt chim tại Cội

[/FONT]<iframe src="
" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" width="420"></iframe>
[FONT=&quot]

Bài tiếp theo xin hẹn khi khác về vấn đề Dinh Dưỡng sao cho chú chim có
thể lực xung mãn hót đấu tốt ngay cả khi một mình như thế này .

[/FONT]<iframe src="
" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" width="420"></iframe>
[FONT=&quot] Vấn đề chúng ta đề cập ngày hôm nay là vấn đề về dinh dưỡng , thức ăn cho Chào Mào !
Thông thường Chào Mào bổi khi bắt về nhiều người thường nuôi chúng bằng
cám Ba Vì ! theo kinh nghiệm của mình thì khi vào cám cho chúng bằng
cám Ba Vì xong chúng ta nên làm cám riêng cho chúng nhằm đảm bảo đầy đủ
chất dinh dưỡng để cho chúng khỏe mạnh, phát triển có thể lực sung và
qua quá trình thay lông sẽ đảm bảo cho chim có được một bộ Lông mới đầy
đủ , phần nào đủ chất để có thể thể cho chim có một bộ lông mới mướt
đẹp !
Đây là cách làm cám mà Đại linh đang áp dụng với dàn chm nhà !:
- Bột Ngô : 5 lạng
- Đậu Xanh : 3 lạng
- Đậu tương :3 lạng
- Mè (vừng):1 lạng
- Lạc (đậu phộng ):1 lạng
- Tôm đồng :3 lạng
- Lòng đỏ trứng : 15 Lòng đỏ .
- gạo rang : 1,5 bơ sữa Bò .
- Củ nghệ tươi.: 2 củ cạo sạch vỏ .
- 2 muỗng canh mật ong
- 3 lạng kỳ tử
Các Loại bột , đậu , gạo rang chín tới cho vào Máy say nhuyễn thành bột trộn đều lẫn vào với nhau .
Tôm đồng cho vào chảo rang sấy cho khô vỏ , bổ vào máy Sinh Tố say
nhuyễn , sau đó đổ lòng đỏ trứng , Nghệ tươi vào say cùng tạo thành một
hỗn hợp lỏng ! tiếp theo đổ trộn với hỗn hợp bột cám ! Trộn và bóp
nhuyễn hỗn hợp bột này . Công đoạn tiếp theo là cho vào cối xay hạt hoặc
không thì bằm nhuyễn nửa hạt , nủa cám và cho vào Lò sấy ! Sấy cho cám
có màu vàng sậm , mùi thơm ! hạt cám ra khô căng là đạt ! bảo quản tốt
trong Lọ thủy tinh kín !

Như vậy ta đã có thực phẩm tương đối đủ chất cho Chào Mào ! ngoài ra
trong quá trình nuôi còn bổ xung thêm Mồi tươi như cào cào , dế , trứng
kiến ..vv. và hoa quả như Chuối , cam , dưa..vv..v thay đổi hàng ngày
cho chim . Vào mùa thay Lông của Chim ,ta nên bổ xung nhiều Mồi tươi ,
hoa quả, đặc biệt là các loại Hoa quả có màu đỏ (như vậy sẽ giữ được
phần nào tách và đít đỏ của chim ) , tắm nắng và nước cho chim đều đặn
như 2-3 ngày tắm nước cho chim , buổi sáng hàng ngày có điều kiện tắm
nắng cho chim là tuyệt nhất .

Với sự chu đáo như vậy CHú chim bổi sau một mùa thay lông sẽ dạn dĩ ,
bóng đẹp và chơi sung , sẽ chơi sung rất nhiều nếu trải qua 2-3 mùa Lông
trong Lồng !

Hôm nay Chúng ta nói đến mùa thay Lông của Chào Mào !
Cũng như các loài chim khác Chào Mào có mùa thay Lông vào khoảng tháng
8 đến 11 dương lịch ! cũng không hiếm những trường hợp thay lông trái
mùa ! thay lông sớm , muộn do thay đổi môi trường sống , thức ăn , khí
hậu..vv.vv.
Dấu hiệu đầu tiên để chúng ta nhận thấy Chúng bước vào mùa thay lông là
Bộ Lông cũ có dấu hiệu khô , xơ! khi tắm hoặc dính mưa , bộ lông này ướt
rất nhanh ! tiếp đến là một vài cọng lông cánh , đuôi , hoặc lông ức
rớt xuống . có những con rớt lông đuôi đầu tiên , cũng có con rớt một
vài lông ức ..vv.v tùy theo thể trạng , tính chất từng con . Chim rỉa
lông , rỉa cánh nhiều hơn , bởi lúc này lông mới kích thính ra và lông
cũ sắp rụng khiến chim bị ngứa và khó chịu
Lúc này là lúc chú chim xuống sức bởi phần lớn phải tập chung chất dinh
dưỡng cho quá trình tạo Lông ! Lông chim được hình thành từ phần lớn
chất đạm và một phần canxi ! bởi thế đẻ chú chú chim có được bộ Lông
đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rớt xuóong báo hiệu quá trnhf
thay lông đã tới các Bạn nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn tươi như cào cào ,
dế , trứng kiến và hoa quả . tuyệt đối không cho chim ăn Sâu tươi hoặc
khô vao thời kì này ! bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô , quăn lông
khiến bộ lông ra sẽ xấu !
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện
cho lông mới ra nhanh hơn ! khi tắm nước ! nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân
lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc
và chồi ra .
Hoa quả bổ xung lượng vitamin giúp cho chim khỏe và Lông ra mướt đẹp .
trong lúc này cần bỏ xung các loại hoa quả có màu đỏ để bổ xung sắc tố
giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của Chào Mào .
Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim , lượng chất
dinh dưỡng ta bổ xung mà diễn biến nhanh chậm khác nhâu ! có chú chỉ một
tháng là xong bộ lông ! có chú 2,5 đến 3 tháng mới hoàn thành xong
lông !
rong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng
như môi trường sống ! tránh những thay đổi , biến động bất ngờ khiến
những chú chim ngừng thay lông ! có chú đang thay dở .. lông cánh, đuôi
rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí
! đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá trình thay lông !
Mong các Bạn hết sức chú ý !

Chim bổi thì không sao ! đến mùa sẽ thay lông ! nhưng chim đã có trên
1-2 mùa lồng thì rất nhậy cảm ! lúc này chim vẫn thay lông theo mùa
nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám ! khí hậu , hoàn
cảnh sống ..vv..v. cũng khiến chim đổ lông bất chợt ! có những lúc chim
thay lông theo mùa vừa xong ! gặp phải thay đổi , những chiếc lông mới
đẹp mướt sẽ tự động trút xuống ! lúc này thể trạng chim xuống thấp , nếu
không có quá trình ổn định và cung cấp dinh dưỡng tốt thì lần ra loông
sau sẽ chậm và chất lượng lông kho và xấu , các sợi không kết dính .
Chim xuống lửa nhiều và thời gian phục hồi sẽ chậm !


Sau khi đã có chú chim thuần chơi tốt ! các bạn đã có thể thỏa chí cùng
anh chị em tham gia cafe dợt dãi , chiêm nghiệm , thưởng thức !
Nhưng cái đỉnh của Thú chơi đâu đã hết ! cái đỉnh thú vị nhất của nghề
chơi là được cùng Chú chim của mình ngao du Sơn Thủy chinh phục chim
trời ! đó là cái thú chơi Mồi Lồng !
Công việc đầu tiên khi ta muốn huấn luyện cho một chú CM bổi thành mồi
là lựa chọn được những chú CM có nhiều triển vọng . tiêu chuẩn để chọn
một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của
những người đi trước thì hình thức ko phải là yếu tố chủ đạo trong mục
tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ ( hót nhiều để
sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh nhẹn và "đầu
gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng ko sợ mà
vẫn bu lồng đòi chiến , những chú chim như thế khi ra rừng sẽ ko sợ một
chú chim nào , kể cả những chú chim trận già rừng. khi chọn được những
chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến , lúc này nếu được
những chú cao to , dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì ko còn
gì bằng.Theo như em biết thì khi muốn huấn luyện mồi thì người ta ko
nuôi từ chim non lên vì như thế rất mất thời gian ( để thành mồi với một
chú chim non thì công đoạn chăm sóc và huấn luyện phải gấp 2 đến 3 lần
so với chim bổi có 2-3 múa rừng) trong khi đó khi thành mồi chú chim này
cũng khó có thể hay và chơi bền như chim già rừng huấn luyện lên.
Sau công việc chọn lựa là công việc thuần hóa và nuôi dưỡng, với chế độ
ép thuần hợp lý ko làm chim bị hoảng mà bể chim, để chim chỗ đông người
và bỏ áo lồng từ từ , tránh chim nhảy nhiều mà có khả năng chim mất móng
mà phí chú chim hay. Thời gian này chế độ dinh dưỡng tốt +mồi tươi +hoa
quả năng cao thể lực và thể trạng cho chim và cho chim tắm táp thường
xuyên giúp chim đẹp mướt lông lá, tránh bọ mạt > chẳng những sức khỏe
tốt mà qua đó chim cũng nhanh dạn người hơn.Trong quá trình này ta nên
chăm treo chim nhiều chỗ khác nhau trong nhà nhằm cho chim quen với
những chỗ treo lạ và sự di chuyển, khoảng được 7-8 tháng ta có thể cho
chim đi dợt cho chim học hỏi chim khác và tạo sự tự tin, bản lĩnh khi
gặp chim khác .
Sau 1 mùa lồng chú chim của ta lúc này đã thuần hơn , khi ta đến gần
cũng ko còn nhảy lung tung nữa và cũng đã ra giọng nhiều thì ta bắt đầu
công đoạn huấn luyện của mình, đây là giai đoạn cần đầu tư thời gian
nhiều nhất,lúc này nếu có thể liên hệ với anh em mượn được chim mồi hay
thì vô cùng quý, nếu ko có thì phải chịu khó rủ anh em có chim mồi hay
đi bẫy để qua đó mà mang chú chim của mình đi học việc, khi mang chim đi
bẫy thì những lần đầu tiên ta phải bao phủ thật kín lồng bẫy( cái này
để tránh cho chim rừng thấy chim mồi học việc của ta mà bay vào đấu ,
chú chim của ta tuy đã chọn kĩ là một chú khá gấu nhưng chưa thật quen
trong lồng nên khi gặp phải chim trận già rừng vào đấu rất dễ bị bể.)
lụp bẫy chỉ để hở một chút nhỏ đủ để cho chim học việc thấy được chim
mồi già đấu và dụ chim rừng , sau một thời gian ta có thể để chim học
việc cách xa chim mồi già và đấu với chim rừng......... khi chim học
việc dụ và bẫy được chú chim rừng đầu tiên lúc này các bác phải để ý nếu
chú chim đó là chim má trắng hoặc là chú chim khá nhát ( cái này qua
cách đấu của chú chim rừng mà các bác phán đoán được chú này dữ hoặc
nhát ) thì các bác cứ để chú chim rừng nằm trong lục bẫy để chú chim học
việc củng cố thêm độ tự tin...... . Nếu những lần bẫy đầu tieen mà gặp
phảit chú chim già rừng dữ thì nên hạ chim học việc xuống để hôm khác sẽ
bẫy nơi khác ...... cứ như thế sau khoảng 3 năm chúng ta sẽ có một chú
mồi khá tốt mà ta rất hiểu về chú


bổ xung thêm trong công tác huấn luyện CM mồi , khi đi bẫy xa để tiện
lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng
tay để treo , anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật
cao , những cách này đều ko có gì để phải bận tâm . Việc sử dụng sào
treo , đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng
loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc
huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa
trường thật sự quen với sào . Có những chú mồi chiến , chinh chiến mấy
năm trời ko ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào
này khi đi bẫy , ko quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến CM mồi
hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử
dụng bằng lồng bẫy inox , chú CM khi thấy sào móc vào lồng những tưởng
bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do
lồng bẫy gây ra sẽ khiến CM hoảng trở lại và *** ra sợ lồng bẫy , sau
này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang
thì chú CM của ta ko còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa,
cách huấn luyện cũng khá đơn giản , khi bắt đầu thuần chim các bác phải
thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần các bác cứ dể cái sào gần lồng
cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua lại lấy sào khua khua
tạo động và cũng tạo cho CM quen với hình ảnh mình cầm sào mà ko gây
nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại phải ko ạ
.... có cách đây ... để cho CM quen với sự chuyển động của sào các bác
buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một đầu
buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun
và thả ra ... sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá
lâu khiến cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng ko thể có hiệu
quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với CM và chăm sóc nó lúc nào cũng có cái
sào ở bên và thỉnh thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để
treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử
dụng sào treo cho chim quen ) .. khi CM thuần thì việc đi bẫy với sào
rút ko còn là vấn đề lo ngại nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Đó là vấn đề Mồi Trống ! Và đây giờ Em Chào Mào mái cũng có chỗ đứng của mình
Việc đầu tiên có thể khẳng định là những lão làng chơi CM , đặc biệt là
ưa chơi mồi để đi đánh vẫn có những bác , những Ông có ghém lại cho mình
một em Mồi Mái !
Thứ nhất là để chơi cho biết mái , sau để thúc những chú chim trống căng
hơn và chơi hết bài bản của hắn hơn ... và cuối cùng sau khi đưa ra
rừng thử nghiệm... các Bác , các Ông đã thấy được sự cần thiết của của
một Em Mái khi ra rừng ...hi..hi..và từ đó mà huấn luyện thành MỒI .
Việc trước tiên là lựa được em Mái có hình dáng thật đẹp nhất có thể ,
Giọng chuông trong trẻo và vang ... và cần nhất cũng như Mồi Trống là
khả năng mau mồm mau miệng .( Em Mái như vậy Đại linh cũng đã lựa được
một em , đang luyện thuần để sau nuôi Đẻ và luyện Mồi thì bị chết mất do
đứa em quên không cho nước trong dịp Đại linh bận công tác lập gia đình
).
Việc luyện thành mồi mái thì cũng đơn giản hơn Mồi trống khá nhiều , bởi
Trống phải rèn luyện và chú trọng để ý hơn đến nước Gọi, đấu và Dụ .
Nếu Mất 1 trong 2 nước là Gọi _DỤ thì nên sa thải để tìm em khác huấn
luyện nên , vì có luyện một em như thế lên Mồi thì là Một chú Mồi không
hay , kém nước ...do đó chắc chắn là không thể sát bổi rồi và khó có thể
thu phục được bổi hay .
Mái đơn giản hơn bởi chỉ cần nước Gọi , mau mỏ và chất giọng chuẩn là Ok
. Các bước cũng phải tương tự như ép thuần , mang đi nhiều nơi để dợt
cho quen không lạ nơi , lạ chỗ khác , lạ Chim Trống khác .
Quá trình dợt thỉnh thoảng kê sáp Lồng các chú chim Trống khác nhau để
xem thái độ em nó , cũng như xem Nước DỤ ( cái này gọi là ve vãn đó ).
Nếu kê sáp lồng thấy đa phần chim Trống sáp gần Múa là Ok rồi !
Không phải Chim mồi mái chỉ có thể đánh được những chú trống tơ , chim
trống không hay và chim Mái . Vì mình đã được tận mắt xem đánh 2 lần
trong 1 ngày ! 1lần chỉ có Chim Mồi nhà( mồi trống ) đấu với Chim Trận
trời từ sáng sớm mãi đến trưa mà chim trời không Đá , sau đó chim trời
bay mất và đến khoảng gần 14h nó lại về đấu mà không đá . Sau đó Ông
chạy về nhà lấy chim Mái ra móc gần Chim mồi nhà thì nó sập lồng chim
mái vào lúc đó khoảng gần 5h. Chú chim đó giờ đang là mồi Cứng khá hay
của Ông .(Hi..hi... biết tính Cụ rồi nên không Gạ gẫm bao giờ ). Theo
Ông kể lại thì thông thường Chim Trời sẽ đá Mồi Trống để đuổi dành lấy
chim mái nhưng trong trường hợp này nó quá khôn và đã thuộc mặt Mòi
Trống nhà nên không đá trống mà quay sang áp Mái .
Tuy nhiên cũng có cái Thời Điểm mới có thể sửa dụng Mồi Mái để có được
Bổi Hay hoặc thậm chí chim TRận già . Đó là cái thời điểm Chim vẫn còn
đi đàn và sắp đến thời gian chim tìm thấy bạn tình để tách đôi . Thời
điểm này kết hợp Mồi Trống và Mồi Mái đánh rất Trúng .
Ngoài thời điểm này rất khó dùng mồi mái đánh được Chim trống trời . Họa hoằn lắm mới đánh được chim Mái trời á chớ.
Cũng chính vì lý do như vậy mà Mồi Mái rất ít được giới chơi chim lưu ý!
Bởi thời điểm đánh ngắn và phải tinh tế lắm mới nhận ra , không thì
phải mất thời gian đi liên tục vào thời điểm này . Mặc Dù khi ra Trận có
cả mồi Trống và MỒi Mái xem Chim Trời đấu rất đã con mắt

[/FONT]<iframe src="
" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" width="420"></iframe>

<iframe src="
" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" width="420"></iframe>


còn tiếp......

Thân mến .
Đại linh.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Mùa bẫy chim trời

Thế là chúng ta đã có trong tay chim Mồi , lòng luôn háo hức chờ ngày chính thức xuất trận , chinh chiến , thưởng thức và cái chính là chính thức chinh phục những chú Bổi trận đầu tiên để làm bằng xác nhận Tốt nghiệp cho chú mồi cưng .

Tuy nhiên để chuyến đi đạt thuận lợi cho cả chủ và Tớ thì còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm .

Đầu tiên phải xác định được mùa Bẫy , tức là mùa để chúng ta đạt được thành quả cao hơn cho việc chinh phục chim trời .

Mùa bẫy được phân thành 2 mùa chính:
+ Mùa bẫy chim Tơ : tức là mùa chim sinh sản , cho ra đời những lứa chim non , tơ (lứa) duy trì nòi giống . Mùa này vào khoảng tháng 2-5 âm lịch hàng năm , thời gian có thể sớm hoặc muộn hơn bởi lý do thời tiết , lý do chim bố mẹ mất tổ sản sinh them lứa thứ 2 rồi 3 . Nhưng ta cần đi đánh vào thời gian chính nhất , đó là Lứa đầu tiên hoặc lứa thứ 2 .. Lúc này chim Tơ khỏe mạnh .
Chim Tơ bản tính hiếu động , tò mò , ham ăn và háu đá …. Chính vì vậy mà rất dễ đánh được chúng . Đánh được chúng để làm gì ??? qua quá trình bẫy ta có thể lựa ra lớp mầm non này có những chú bộ dáng đẹp , hung hăng mà Luyện Ép những giọng chim hay mà ta thích hoặc bảo tồn giọng đó .
Mùa chim tơ dễ đánh cũng là điều kiện thuận lợi để ta tập Mồi , cho những chú Mồi thỏa thuê đấu , dụ mà không sợ bể , làm quen với chim trời vây quanh , làm quen với chim trời nhẩy lụp , rồi tiếng hét thất thanh kêu cứu của chim trời trong lưới , khi đã tạo thành thói quen chim mồi sẽ tự tin hơn , sẽ biết cách dụ chim xa bẫy là lợi thế lớn của mình …vv.v.

+Mùa bẫy chim già :

Mùa này xác định ta đi để được thưởng thức những màn ca vũ , những trận đánh làm mê say lòng người của Mồi và Trời . Để Thưởng thức những thế đánh hùng dũng , thị uy của bổi Trời , chiêm nghiệm công thủ , nhu cương của Mồi chiến..

Mùa này bắt đầu vào giữa tháng 9 âm lịch cho đến tháng Giêng . Đây là mùa chim vừa thay Lông xong , tích lửa , bắt cặp , phân chia lãnh thổ . Mùa này tính dục phát mạnh mẽ khiến chim căng lửa dần , với bộ cánh mới vừa thay xong , chim nhẹ nhàng , sảng khoái , thấy gái là mê . Lúc này chúng thi nhau ca vũ tranh giành bạn tình , lãnh thổ . Chúng hung hăng , tàn bạo đánh chiếm lẫn nhau để dành cho mình những thung tốt để rước nàng về dinh cùng xây tổ ấm .
Vì vậy với bất kể kẻ xâm nhập nào vào lãnh thổ đều bị chúng xăm soi và đuổi đánh . Lúc này đi đánh , với mồi cứng và tốt chúng ta sẽ thu phục được những chú chim hay cả về giọng và cách chơi , chưa kể đánh được những chú đầu đàn , chim trận già thung . Về chỉ việc chăm nom thuần dưỡng để trở thành anh hùng võ đài mai sau .

< rảnh rảnh sẽ viết thêm nhiều dể chia sẻ với anh chị em .>

Thân mến.
Đại linh.
 

Chaomaobg

Thành viên diễn đàn
Tham gia
22/6/11
Bài viết
40
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Trong Lồng nuôi
f60aa952d771107818baf7599d205654_37617683.mg0063.jpg


Cánh chú chim này có phải bị thiếu một chiếc lông không vậy Bác. Hay kiểu nó vậy. chú chim nhà em cánh cũng thấy khuyết như vậy vừa thay lông xong rồi mà vẫn thấy khuyết:a09:
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Trong Lồng nuôi
f60aa952d771107818baf7599d205654_37617683.mg0063.jpg


Cánh chú chim này có phải bị thiếu một chiếc lông không vậy Bác. Hay kiểu nó vậy. chú chim nhà em cánh cũng thấy khuyết như vậy vừa thay lông xong rồi mà vẫn thấy khuyết:a09:

Chú này bị va lồng rụng một cái ! cũng có những chú bị hóc lông không ra ! nếu không quá ảnh hửuong thì kệ cũng được. nếu cần thiết bắt chim ra xem đầu lỗ chân lông có bị tắc không để khơi lại cho Lông mọc ra bác à .
 

longngahn

"một người vì mọi người..."
Tham gia
17/8/10
Bài viết
961
Điểm tương tác
896
SVC$
0
đọc xong bài viết của a e được mở mang hơn rất nhiều,cám ơn a đại linh đã chia sẻ
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Thời Tiết trong ngày và Phụ kiện mang theo.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Sau khi đã xác định mùa bẫy với xác xuất thành công cao ! vẫn còn rất nhiều vấn đề chúng ta phải lưu tâm đó là thời tiết trong ngày xuất trận .

Ngày mưa thì không nói rồi , ướt nhèm nhẹp , đi làm gì cho vất vả , rồi chim cũng ướt , tránh mưa tránh gió không xong , sức đâu mà đánh .
Cả tuần nay nắng nóng ! chắc chim căng đét rồi nhỉ ??? đừng tưởng lầm như vậy . Trời nắng nóng hấp nhiệt , con người còn mệt , còn tránh huống gì chim cò . vì vậy đùng ại xin phép Vợ cả ngày vi vu bẫy chim làm gì cho tốn công xin, lại them đày nắng mất sức . Những ngày như vậy cần xác định được thời gian chốt hạ . Sáng sớm tranh thủ đi tập thể dục hít thở không khí mát mẻ hiếm hoi của ngày , tiện thể vác thêm Lụp bẫy lên đường , đánh vào lúc rạng đông . lúc này chim vừa dậy , rời Tổ cất tiếng hót ca vang, lẫn trong đó là tiếng ca lãnh thổ . Cũng như con người, thời điểm này chim trời tinh thần thoải mái , khỏe khoắn, sung sức . hùng dũng bay lên ngọn cây quan sát lãnh thổ của mình. Thấy tên xâm phạm tức tốc lại chiến , thế là chiến sự xảy ra . Với thời tiết này đánh đến 10h30 thu sào trở về , nghỉ ngơi tránh nắng . Để dành lúc khác nếu chim trời không hung và không chọn được đúng thung chim nghỉ( vấn đề này sẽ viết thêm sau ). Bởi đến giờ chim ăn , chim tắm , nghỉ ngơi tránh nắng ….vvv..vvv cố đợi cũng chắc hoài công . Đày nắng chỉ thiệt thân, ốm o vào người rồi Vợ cấm không cho đi những lần sau thì khổ . bác nào có anh em đồng chí , tranh thủ lúc đó tạt vào hàng Bia , gà xé phay hoặc đĩa thịt Cầy xế chiều 5-6h đánh thêm kèo cuối thì cũng là cái thú dã ngoại .
Thời tiết đẹp nhất đánh mùa chim già là tiết trời se se hanh hanh , gió hiu hiu , nắng nhè nhẹ . Tiết trời này chim thường đạt Lửa , ta có thể đi đánh cả ngày . cùng các chiến hữu sắp sẵn đồ ăn , nước uống . làm vài Lon Bia với con Vịt Bắc Kinh quay vàng , vài ổ bánh mì … lên đường từ rạng sáng. Kèo đầu tiên khi trời vừa hửng sáng kéo dài đến khoảng 9h30 thì chim Trời đi ăn , đi tắm . Lúc này vác mấy ổ bánh mì gặm với nước lọc tinh khiết rửa cho cái bụng cho lành . ăn uống xong đâu đấy chắc được kèo 2 . Lúc này khoảng 11h chim trời trở lại . Lúc này chim trời cũng đạt lửa hơn do tất cả những gì cần thiết đã làm xong và cũng 1 phần hậm hực buổi sáng chưa đá đít được cái thèng xâm lấn đất đai, nhăm nhe bạn gái .
Nói thì nói vậy , thua nhờ phận ở Trời . mồi tốt chim hung thì từ nãy đến giờ cũng được mấy em Bổi trời rồi.
Trưa đến chim trời đi ngủ . an hem lại trải chiếu hoa( không có thì áo mưa) vác Bia với Vịt quay ra chén . Hứa hẹn 3h chiến đấu đến chiều tối rồi về .
Ái chà…. Vào chuối cám cho Ối bổi đấy ….

Hôm trước trời mưa to 2-3 ngày hôm sau hửng nắng cũng chớ vội đi ! bởi chim trời sao bắt lửa kịp . nên để hôm sau đi chim sẽ đạt hơn .

Trời mà gió to nên chọn Vùng có những tầng cây thấp để đánh , gió to chim trời không thể bay cao , treo lồng trên cao chỉ tổ chim mồi say song . có ngày rụng xuống thì nát bấy như tương.
Cây bụi .
6eaf638d1c329a93eb581aaef1adce70_37853574.images.jpg



Cây cao thoáng khi ít gió.
110f01a88b08b6a3d7998e7e1708355c_37853817.images.jpg



Ấy là chuyện thời tiết thuận lợi trong ngày đã xong . trước khi đi cũng cần chuẩn bị Túi đựng bổi Trời . sào treo , dây cước ..nếu cần dùng đến .

Ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với thời tiết bất thường thì không phải chim trời nào cũng căng , đạt lửa . Vì Vậy cần mang thêm Hoa Quả gắn Lụp bẫy để kích thích Chim Trời .

Những loại hoa quả có thể hái ngay tại vùng chim trời đánh ( nếu có) mà ta có thể xác định chim trời có thể ăn vd: quả Phèn đen, Phèn trắng , trứng cá, Mâm Xôi……
Phèn đen

6380211fb4d18bfce074cced926a1a7e_37853903.images.jpg



Mâm xôi
f021d3c0dbc4ab35bae6f56b12ee6f3c_37853577.index.jpg



Hoa quả mang theo phòng trừ là những Loại quả Chào Mào thích ăn và có màu bắt mắt như Cà chua, Xoài, chuối..v.vvv.vv.
Cà chua
14ea38558d27c9b2ad69361ebd7c577f_37853685.images.jpg



Như vậy là hòm hòm rồi …. Lên đường thôi ….. Còn nhiều vấn đề … ra chiến trường nói tiếp sau nhé …
 

vinhbinhduong

Thành viên diễn đàn
Tham gia
28/6/10
Bài viết
20
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn bạn vì bài viết rất là hay. đọc xong thấy mình biết thêm được nhiều điều.
có phải bạn Đại Linh đang có một dự án gì tại Đài phát thanh truyền hình Bình Dương phải không? nếu không phải thì bỏ qua cho mình câu hỏi này nha. nếu phải thì khi nào găp nhau giao lưu một tí.
thân chào.
 

Chào Mào Lâm Đồng

Thành viên tích cực
Tham gia
19/10/10
Bài viết
325
Điểm tương tác
232
SVC$
0
Đúng chất "dân chơi" Chào Mào rùi.Bài viết hay và rất đầy đủ.Thanks bác thêm phát nữa,hi vọng được học hỏi nhiều điều từ bác!
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
cảm ơn bạn vì bài viết rất là hay. đọc xong thấy mình biết thêm được nhiều điều.
có phải bạn Đại Linh đang có một dự án gì tại Đài phát thanh truyền hình Bình Dương phải không? nếu không phải thì bỏ qua cho mình câu hỏi này nha. nếu phải thì khi nào găp nhau giao lưu một tí.
thân chào.

Không thưa Bác ! Em sống và làm việc tư tại Hà Nội ! Xa quá ! nếu có dịp rất hi vọng được giao lưu với Bác.
 

cutidangyeu

"Em Đang Dưỡng Tính"
Tham gia
28/3/08
Bài viết
748
Điểm tương tác
95
SVC$
0
Anh Đại Linh quả là đam mê, bài viết quá tâm huyết.Chúc anh sức khỏe và sớm ra nhiều bài viết hay về Chào Mào để anh em học hỏi và giao lưu.
P/S : bài viết anh poxt đc 2 ngày mà đã có nhiều đồng chí copy paste sang diễn đàn khác rùi nè :
Mã:
http://chothai.vn/biz/showthread.php?t=176699
 

halongcity

Thành viên mới
Tham gia
12/11/11
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn bác nhìu lắm ạ. đúng dân chuyên nghiệp có khác keke!!! bài bác viết dài quá đọc mỏi cả mắt r` he2:a37:
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Bài tiếp theo .....................................


Quan Sát chim trời .


Khi đi đánh chim trời nếu có thời gian và đi khảo sát thực địa điểm bẫy trước đó thì khá đơn giản cho các bạn để tìm được chỗ treo thích hợp .

Nếu là lần đầu tiên đến khu vực đánh bẫy , chúng ta cần quan sát kĩ xung quanh ( Ở đây mình chỉ nói đến khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ ) Với thời điểm sáng sớm chưa thấy chim trời . Cần quan sát và chọn Lọc những vùng , những cây mà chim trời có thể đến .

Những vùng có gần ao hồ . có những cây cao 4-5m . tán cành rộng , gần những cây ăn trái như cây nhãn , mâm xôi, trứng cá…vv…vvv.. Những cây gần những bụi tre . Là những nơi Chào Mào sẽ ghé qua với tần suất và số lượng nhiều.

Lúc này chọn kiếm cành thế thích hợp để treo Lụp Mồi ( treo cành thế thế nào cho hiệu quả mình sẽ nói sau ) . Nói chung là 1 cành mà xung qaunh nó có nhiều cành nhỏ , ít lá tạo điều kiện cho chim trời đậu đấu . Treo tạm như vậy vì lúc này các bạn chưa có gì để xác định được Cây Thung , cây chuyển, cây ăn, nghỉ của chim Trời . Lúc này treo lên để tùy thuộc vào chim Mồi gọi và Chim Trời đến có đấu hung hay không . Nếu chim trời Hung và ganh nó sẽ đến và đấu với Mồi . Lúc này nếu Mồi chơi tốt , đấu và Dụ tốt ta có thể chinh phục được ngay chim Bổi Trời mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều .

Nhưng ở đời đâu phải dễ xơi như vậy , có những Chú Bổi Trời thiếu lửa 1 chút , có Những Chú tinh khôn cảnh giác … chúng chỉ đấu , thăm dò ….vv…vv mà thôi . Mặc cho mồi có chơi đủ nước , Dụ bài bản , khản cổ , mỏi cánh cũng không khiến Bổi Trời ham hố mà lao vào .

Và giờ đây con mắt nhìn nhận tinh tế của các bạn lại mới chính là yếu tố chủ đạo phối hợp cùng Mồi chinh Phục Bổi Trời . Ấy mới tạo thành cái gọi là Nghệ Thuật Bẫy Chim .

Giờ chúng ta nói về Thung của Bổi Trời ! Thung ở đây là gì ? Thung hay cách gọi khác chính là Lãnh Thổ tầm thu nhỏ của bổi trời , Đó chính là cây làm Tổ , cây ngủ , cây nghỉ của Bổi Trời . Giống như cái nhà của Bạn bỗng dưng bị ai đó ra vào ngang nhiên tất bạn sẽ bảo vệ cho bằng được .

Trong khi các bạn treo thử sào đầu tiên ! con mắt các bạn không phải chú tâm vào lụp bẫy làm gì . hãy mở tầm mắt thật rộng , lắng tai nghe thật kĩ . Khi chim Mồi cất những tiếng gọi đầu tiên và tiếng chim bổi trời đáp trả đầu tiên . hãy quan sát và xác định điểm đầu tiên chúng xuất hiện .
Thông thường Bổi trời sẽ ra khỏi cây ngủ , bay lên ngọn quan sát và đáp trả , cũng có thể chúng ra khỏi cây ngủ và ngay lập tức bay lên cây cao nhất gần đó để đáp trả và quan sát trước khi lao đến kẻ xâm nhập bất hợp pháp . Các bạn phải ngay lập tức ghi nhớ phạm vi này và quan sát chúng . Sau đó lại tiếp tục quan sát Bổi trời đấu với Mồi . Sau khi đấu 1 thời gian chúng sẽ bỏ đi ăn , đi tắm..vvv..vv Lúc này các Bạn lại phải quan sát đường bay của chúng , xem chúng về phạm vi nào , cây nào . Sau đó nếu chúng trở lại đấu ganh thì tốt , bởi như thế là chúng đang rất ganh Mồi , bện Mồi thì chúng ta đỡ phải chuyển Lụp đi đâu . Nhưng nếu chúng chỉ qua lại vu vơ , đấu kém thì Lúc này các bạn cần chuyển Lụp Bẫy đến những vùng đã quan sát được từ trước , xác định được Cây Thung của chúng mà treo lên hoặc treo gần đó .

Lúc này Bổi trời sẽ bị kích động mạnh bởi sự xâm phạm của Mồi mà căng lửa hung hơn , đấu rát hơn và sẽ cả giận mất khôn mà thôi .

Bài sau chúng ta sẽ bàn về cách đặt Lụp với cành thế nhé

Thân mến .
Đại linh
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Bài tiếp theo ............................
Cành Thế và Kinh Nghiệm chinh chiến

Sau khi đã xác định được cây thung của bổi Trời ! chúng ta nhanh chóng vác Lụp đến treo ! Lúc di chuyển thì cần nhanh nhẹn , tuy nhiên khi đến dưới Gốc cây rồi thì cần từ từ quan sát thật kĩ ! Nên chọn cành cây treo phải to một chút để tránh hiện tượng gió mạnh đung đưa Lồng , thứ nhất tránh khiến Lồng và Mồi cùng nhau xuống Gốc cây nghỉ ngơi khi gió to , thứ hai tránh khi bổi trời về đấu , cành và Lụp bị gió đung đưa khiến bổi trời giật mình , sợ hãi mà tránh xa Lụp Bẫy .

Nghía được cái cành treo Lụp an toàn rồi phải chú trọng luôn các yếu tố song song này nữa , xung quanh phải có nhiều cành cây ngang dọc , ít lá , thoáng đãng để Bổi trời về có thể chuyền cành đấu với Mồi . Những cành có vị trí cao hơn mặt cầu sập khoảng từ 15cm đến 30cm là chuẩn nhất và cách xa mép Lụp không quá 15cm , hạn chế những cành thấp hơn Lụp bẫy . Chọn vị trí xác định nếu có nắng trưa thì mồi vẫn mát nhưng không thiếu nắng( nghĩa là nắng sẽ chiếu xiên khe lá vào lụp bẫy , không quá nắng nóng và tia nắng nhẹ sẽ giúp Mồi căng và bền lửa hơn) . Quan sát phía xa vẫn có thể xác định được Lụp bẫy , thứ nhất để quan sát những hiểm nguy có thể đến với Mồi như rắn, chim cắt, Bách Thanh..vv..vvv Thứ hai quan sát được thế đấu của cả Mồi lẫn Bổi để có những toan tính khác nếu thế trận không thuận lợi , thứ nữa là để Bổi trời có thể quan sát thấy từ xa , nghe tiếng gọi dễ hơn , thấy địch thủ dễ hơn và thấy mồi hoa quả kích thích dễ hơn .

Lúc Này nếu tính hiệu quả , dễ ăn hơn thì lấy Lá cây khu vực đó che nhắn ngụy trang kĩ hai bên sườn Lụp ,đáy Lụp và gắn lá cây lên Lưới Lụp để che bớt lưới , chỉ để hở 2 mặt ( hoặc 1 mặt nếu dùng Lụp 1 mặt) Lụp để chim đấu , cần thiết lấy sợi chỉ màu xám buộc con cào cào , hoặc sâu vô cần sập để kích Bổi trời mạnh hơn..
Nhưng đi đánh chim đâu phải để đạt mục đích tóm được chú chim , cái thú ở đây là được thưởng thức nết chơi bài bản của mồi , nước đấu , chất giọng , thế đá , tố chất , bản lĩnh của bổi trời khi còn đang ở ngoài rừng . Ấy vậy Đại linh khi đi bẫy thường chỉ gắn chút hoa quả màu mè để kích chim trời một chút , để chim trời nhanh chóng nhận biết và để góp phần cho nước Dụ của Mồi nhà . Để lồng trống tuy lâu được chim nhưng thưởng thức thì thật là đã , chỉ khi có những Chú bổi trận quá tinh khôn , đá quá khôn và lánh Mặt lưới ta mới dùng những biện pháp trên .
Nếu chỉ có thế thì cũng chưa hết được cái lẽ ở đời ! Con người vẫn là yếu tố song hành để đi đến thành công .
Khi chinh chiến thì thiên biến vạn hóa , người chủ như những vị tướng trong doanh trại , không thể trực tiếp ra tay nhưng phải có những chỉ đạo đúng hướng để có được chiến thắng vẹn toàn.
Cần quan sát thật kĩ bổi trời về đấu , nếu chỉ là hạng tay vừa , ngang ngửa với Mồi thì những gì nêu trên về cành thế là khá Ok. Để cành thế thoải mái để Bổi trời lựa chọn đấu hết khả năng của nó , khi Bổi trời toàn quyền lựa chọn nó sẽ có những thế mạnh nổi trội làm tăng thêm sự hưng phấn , tự tin . Do đó bổi trời sẽ tìm được cho mình thời điểm tham chiến ở cành thế thuận lợi nhất mà nó lựa chọn . Nhưng cũng không thể làm cho chiến Binh mồi nhà có nguy cơ tiềm ẩn gì đáng ngại .
Nếu Bổi trời thuộc dạng đàn anh thì sao ? Đó là những chú chim Đầu đàn , chim trận dữ tinh khôn , bản lĩnh cứng hơn Mồi . Lúc này các bạn cần xem xét và phán đoán tình huống thật nhanh .
Thứ Nhất : bổi Trời về đấu rát và tinh khôn , luân chuyển trên dưới , tả hữu át chế Mồi nhà khiến mồi có phần bị động và giao động tinh thần chiến đấu .
Thứ Hai : phải nhanh chóng phán đoán được cành đấu ưa thích của Bổi trời khi đấu , tức là cành nào nó chuyền đến đó đấu nhiều nhất và từ đó liên tục ra chưởng với chim mồi .( chẳng hạn lúc này Lụp bẫy chưa ngụy trang mà bị đá sườn hoặc đáy, hay lồng bẫy đã bị ngụy trang nhưng vẫn bị đá Mé trước chính diện Lụp mà không đá lên cần sập ).

Lúc này phải nhanh chóng lại gần , mặc bổi trời bay đi để tiếp ứng cho mồi nhà ( Nó hơn cơ tất sẽ về lại ngay khi Mồi nhà cất tiếng tiếp ).
Nhanh chóng ngụy trang Lụp bẫy lại như đã nêu trên , loại bỏ tất cả những cành thế xung quanh và chỉ chừa lại cành duy nhất bổi Trời ưa thích . Chuyển Lụp bẫy áp sát cành thế đấu của bổi trời trong phạm vi cao hơn cần sập không quá 20cm và xa hơn không quá 10cm. Nếu Không có cành treo phải nhanh chóng , hoặc chuẩn bị sẵn trước lúc chạy đến đổi thế lồng 1 cành treo để gác lên cây sao cho phù hợp với những mục tiêu đề ra .

Nhanh chóng ra ngoài ẩn nấp và quan sát . Những thế mạnh luân chuyển át chế Mồi của bổi trời bị mất , đồng thời Mồi được bảo vệ , bao bọc xung quanh sẽ tự tin hơn và đấu lại được với bổi trời .
Với cự ly quá gần khi bổi trời về cành đấu ưa thích của nó , mồi và bổi đấu ở cự ly gần , khi ra đòn bổi trời thường sẽ bám đá chứ không thể đá chớp nhoáng và với Cự ly như vậy thì Bổi trời không thể hạ người đá Mé dưới chính diện hoặc lượn đã sườn . Chỉ có con đường duy nhất là cắm đầu sập cầu tử mà thôi .

Tất nhiên thành quả đạt được cũng vào khoảng 90% bởi Lẽ đời đâu dễ xơi như vậy , cũng có thế này , có thế khác bởi Trời đâu cho ai tất cả bao giờ . 90% cho các trận đánh giành chiến thắng , đó cũng là vui rồi phải không các Bạn.

Cũng vẫn phải tìm tòi và học hỏi để dành cái % cao hơn . Chơi với thú đam mê mà cũng mệt đầu nhỉ ! Vâng chinh phục mà ! Nghệ thuật chơi chim mà ! ấy mới có từ Nghệ Nhân mà bao người luôn mong mỏi đạt được tầm kiến thức và kinh nghiệm đó .
Có người cầm trong tay con mồi hay mà bao người mong mỏi nhưng không biết vận dụng , thiên biến vạn hóa để đạt thành tựu thì nó cũng vẫn là con Mồi xoàng mà thôi.
Vậy mới thấy nghề chơi thật lắm công phu, lắm cái Tinh Túy và phải Tinh tế lắm lắm..

Như vậy phần nào Đại linh cũng đã chia sẻ được cho anh em một số vấn đề nho nhỏ trong nghề chơi. Những hình ảnh kèm về cành thế như thế nào cho hợp lý , hôm nào đi bẫy xin được chụp và bổ xung sau !
Vẫn biết còn nhiều thiếu sót nên rất mong anh chị em có thắc mắc hay có vấn đề gì xin viết nên để chúng ta cùng trao đổi .

Thân mến.

[FONT=&quot]Đại linh[/FONT]
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ngosyhoanganh

Thành viên cống hiến
Tham gia
24/6/09
Bài viết
670
Điểm tương tác
52
SVC$
0
cảm ơn anh đại linh bài viết của anh rất hay và nhiều tâm huyết. thật công phu, vất vả nhưng cũng rất nhiều niềm vui!:a37::a04:
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Có Một Bạn có nói chuyên với mình thế này ! Thấy rất hay và mình chưa viết sâu sát vấn đề này :

chào anh Đại Linh. em có đọc qua 1 bài viết của anh về kinh nghiệm chọn,nuôi và thuần CM. trong bài đó em chú ý nhất đến phần nói về cách luyện CM mồi.
Nhưng có 1 điều mà em chưa hiểu,chưa rõ lắm rất mong đc anh giải thích hộ.
anh nói mồi hay phải có đủ 3 nước: Gọi-đấu-dụ.
anh cho em hỏi 1 chú CM gọi ntn thì đc cho là gọi tốt(ra âm gọi ntn,dài ngắn...?) và nước Dụ của CM nó ntn??? và 1 chú CM mồi có nc dụ ntn thì gọi là hay.
Rất mong nhận đc hướng dẫn của anh. Thanks
.

Vâng ! Phần nào chơi Chào Mào thì các Bạn cũng đã biết ở Chào mào có nhiều giọng khác nhau , trong đó có giọng gọi . giọng gọi gồm những lần đi giọng 1 âm 2 âm , 3 âm , 4 âm như : , Quých,Quých qiu, Quẹt Quých qiu, Quẹt quých qìu qiu.
Với những âm giọng và độ mau khác nhau mà ta nhận biết được giọng gọi hay không ! Đó là giọng ra dứt khoát, không có độ gằn nhưng có độ thả hơi khiến cho âm thanh như vang hơn .
giọng 1 âm như Quých khi đi với độ gắt và mau giọng hơn trở thành giọng rút , hay còn gọi là giọng gọi rút chim Trời . Đó là căn bản , tuy nhiên với chim Mồi ra rừng thì giọng Sổ dài của chim mồi khi chưa có chim Trời hay chim trời chưa về đấu cũng được coi là giọng gọi với âm vực vừa phải , không gắt. giọng sổ này như là chim Mồi chơi giọng để khoe giọng hót của mình , để ve vãn con mái . Giọng Sổ đấu sẽ gắt hơn , đi với độ mau dầy hơn .
Ngoài ra đó chỉ là 1 phần của lý thuyết , Giọng Gọi tốt của Mồi có ăn khách hay không là cái chất giọng khi con chim ra giọng , có gì đó rất khó tả , có gì đó lanh lảnh như trêu ngươi ,có khí chất như giọng hót xác định lãnh thổ, thách thức chim trời ..vvv..vvv khiến cho chú Bổi nào cũng phải lập tức xáp gần .

Một chú Mồi gọi là Dụ hay khi có trong mình những bài bản nhất định , biết nhu cương đúng lúc . Khi Bổi trời lao đến đấu với thái độ thăm dò , đấu rồi rỉa lông , ngó nghiêng . chim Mồi phải biết cách đấu vực cho Bổi trời căng đấu lại ( những chú thấy trời bỏ, ta cũng bỏ là hỏng mà phải thấy Bổi Trời trùng xuống ta cũng đấu dịu lại chút chứ không trùng hẳn) . Khi thì múa dụ , khi thì sàng cầu . nhảy qua nhẩy lại thỉnh thoảng ngân nga giọng đấu thách thức bổi trời , khiến bổi trời nóng mắt , căng lửa đấu lại . Mồi phải biết lựa theo Bổi trời mà đấu , bổi trời tinh khôn đấu theo nhiều hướng , mồi phải dõi theo bám sát với Bổi trời . Những chú Mồi có nước đánh nguội là nhái giọng thì nước Dụ vô cùng đắt khách , khi Bổi trời đấu giọng nào , Mồi đấu nhái giọng đó . có Lúc Bổi trời đang sổ , Mồi không sổ nữa , nhẩy xuống giả ăn rồi bất thần lao thẳng vào Bổi trời mổ cái rồi lại thối lui , đứng cầu sổ thêm tràng giọng nhái . Bổi Trời có mà điên tiết . Tất sẽ đá mà thôi . Có những Chú Bổi Trời tinh khôn chỉ đá mé biên và đáy . Lúc này Mồi tốt phải biết cách đá bám , tức bám nan Lồng đá với chim Trời không rời ,khiến chim trời say máu đá mà quên mất xung quanh,trong lúc bám đá đồng thời quạt cánh khéo léo dẫn Bổi trời lên mặt Lụp mà sa vào Cần sập .

Đó là những gì mê nhất cái nước cuả Chim Mồi .
http://www.arowana.com.vn/forum/editpost.php?do=editpost&p=953394
 

taiphong

Thành viên mới
Tham gia
21/11/11
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
anh ơi cho em hỏi nết chơi của một con chim Chào Mào có thay đổi được không ạ? giả sử một con chào mào bổi lỡ 1 mùa lồng có lỗi bệt cầu khi đấu thì sau này nó có thay đổi không anh? anh có thể đánh giá hộ em 2 con cm này không ạ, em cám ơn anh


 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

baotram2010

Thành viên mới
Tham gia
17/11/12
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
SVC$
0
bài viết hay quá bạn ơi chắc ra tết mình phải đi 1 chuyến cho thỏa chí tung hoành
 

thangquinhon

Thành viên diễn đàn
Tham gia
10/1/13
Bài viết
92
Điểm tương tác
80
SVC$
0
bài viết của bác rất hay cho những người đam mê Chào Mào đặc biệt là những fan thích thuần dưỡng bổi giống như e,e cũng đang huấn luyện 2 chú bổi ông anh bẫy được ở huyện an lão BĐ gởi cho
 

banhmypatetrung

Thành viên mới
Tham gia
22/1/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
SVC$
0
bài này hay quá anh ơi :D anh cho phép em copy vào word để lưu lại nhá. Em sẽ ghi rõ nguồn bài viết để sau này không quên
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom