Guest viewing is limited
5.00 star(s)
1 Rating - Raters

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,636
Điểm tương tác
2,686
SVC$
0
Chào bạn,
bạn xem lại topic, "tắm cho CM" ở mục hỏi "đáp kinh nghiệm" anh em đã chi sẻ khá nhiều kinh nghiệm của mình về các cách tắm cho CM. Bởi mỗi topic của diễn đàn đều chia sẻ riêng mỗi topic.

Cảm ởn bạn!
 

ko co

Thành viên tích cực
Tham gia
25/12/08
Bài viết
294
Điểm tương tác
29
SVC$
0
ha ha chào các anh em thành viên minh đọc lời giới thiệu về Chào Mào hay quá quyết định bẫy mấy chú chơi và hôm nay mình lấy lồng chim khuyên bẫy được 2 chú trông hình thức đẹp phết cho vào lồng là hót luôn
 

toanthuy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/8/08
Bài viết
42
Điểm tương tác
0
SVC$
0
chào bạch đề bạn viết hay, quá bạn có thể viết thêm về phần phân biệt trống mái được không? vấn đề này mình còn u mê lắm mình cũng nuôi một em CM được hơn môt năm lồng rất dạn người và mau mỏ nữa.mình có post lên diễn đàn khoong hiểu sao bài viết lại không hiện hình ảnh không biết mình làm sai chỗ nào.
 

KIM NGƯ

Thành viên mới
Tham gia
14/1/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bài viết của bác hay quá. Mình cũng mới tham gia nhưng đọc thấy thật hay.
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,636
Điểm tương tác
2,686
SVC$
0
À vâng,
mình nuôi chim hồi giờ cũng giữ toàn chim trống nên có thể nói là chưa gặp chim mái bao giờ từ lúc còn ở VN (đổi 90). Cho nên cũng chỉ học qua các người đi trước là phân biệt giọng hót. Mà sau này, khi lên mạng tìm các thông tin thì cũng đã phổ biến hết trong mục "phân biệt CM trống mái" của diễn đàn bên "Hỏi đáp-kinh nghiệm" rồi anh à.

Cảm ơn anh đã quan tâm!
 

thanhtung_68703

Thành viên tích cực
Tham gia
5/2/09
Bài viết
109
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chương 2: Kỹ thuật nuôi chim.

Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi.

Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.

Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần.

Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Cặp chim dưới đây con bên trái là tướng ngũ đoản đấy! Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương.
Chú bên phải là chú chim mà thường được các fans mơ ước sở hữu, vì có thể nói là hoàn hảo.
34643441-8744-02000180-.jpg

Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó
sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.
Thanks anh Bạch Đề nha! bài viết rất tỉ mỉ và thật công phu. Rất có ích với người mới vào nghề như em. Chúc bác sức khỏe và có nhiều bài viết tận tâm cho ae SVC...:a41:
 

lê minh

Thành viên mới
Tham gia
3/12/08
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
SVC$
0
rất cám ơn bài viết của bác B D .sau khi đọc rất kĩ 2 lần bài viết của bác mình có mua 1 em c m bổi về nuôi được 1 tuần nghe nó hót cũng mê.rồi mình lại đọc lại:kết quả lại mua tiếp 1 em bổi nữa.có lẽ mình sẽ phải mất 1 khoản ko nhỏ thì mới thoả mãn được sở thích nhưng mình rất vui và rất cám ơn bài viết đã truyền cho mình đam mê nuôi c m.phải mất tiền học thì mới giỏi được đúng ko các bác.
 

vietthangvinaconex

Thành viên mới
Tham gia
23/2/09
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn các anh đã chỉ giá. Mình rất thích nuôi Chào Mào nên vào xem các anh cho ý kiến thật là bổ ích. Chân thành cảm ơn

Các anh chỉ giáo giúp mình cách làm cám cho CM. mình đang học cách làm cám như chưa biết làm thế nào cả. Mong các huynh chỉ giáo tận tình. Cảm ơn nhiều nha
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

philongvus

Thành viên mới
Tham gia
22/3/09
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bác Bạch Đề ơi, em ở Đà Lạt, bác chỉ em giọng con nào là lai hay không lai với
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

cub0n

Thành viên mới
Tham gia
24/3/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
anh BD ơi em có 1 con bổi hót sung lắm nhưng đi bẫy? thử thì nó chj wit..wiu thui jio` thì làm sao ra rừng nó chơi hay hả anh ..giúp em với:a09:
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Khổng Minh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/3/09
Bài viết
70
Điểm tương tác
2
SVC$
0
@cub0n bạn nuôi em nó được mấy mùa rồi? mình nghĩ nếu còn là bổi thì cứ từ từ rồi nó quen thôi bạn ah, bạn cho nó ra rừng hay ra trường dợt thường xuyên nó quen là nó sẽ chơi như ở nhà vậy(chác lúc này nó đã lên mồi rồi:a28:)
 

bachlongcc2003

"người yêu chim cá cảnh"
Tham gia
14/10/08
Bài viết
870
Điểm tương tác
29
SVC$
0
anh BD oi em co 1 con boi hot sung lam nhung di bay? thu thi no chj wit..wiu thui jio` thi lam sao ra rung no choi hay ha anh ..giup em voi:a09:
chim của bạn chưa có lửa đó.bạn cứ tiếp tục đi bẫy như thế sẽ giúp chim mau có lửa ..bạn phải cho chim ăn nhiều mồi tươi (cào cào. dế nhỏ.sâu và nhiều trái cây)
khi bẫy mà gặp em chim trời dữ quá thì anh nên lấy chim mồi ra nhé .vì em nó còn yếu lửa quá đấu không lại là em nó bị bể . lả xong luôn :a24::a24::a24::a24:.thân
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,636
Điểm tương tác
2,686
SVC$
0
anh BD ơi em có 1 con bổi hót sung lắm nhưng đi bẫy? thử thì nó chj wit..wiu thui jio` thì làm sao ra rừng nó chơi hay hả anh ..giúp em với:a09:


Chim của em là chim bổi mà, làm sao ra rừng chơi tốt được.
Nếu bổi mà chơi tốt thì người ta tập luyện chim mồi làm gì.
Bổi nào cũng cần chăm qua một mùa thay lông rồi mới tính đi dượt đánh chim á.
Vì chim qua mùa thay lông đã quen điều kiện sống ở lồng, chim sẽ hót siêng và ra nhiều giọng.
Một khi chú chim ở nhà chơi tốt thì khả năng ra rừng sẽ siêng hót (cũng cần tập cho quen chỗ lạ khi nuôi) em cứ xem lại bài của topic này.

Thân chào,
 

phê chào mào

Thành viên mới
Tham gia
3/4/09
Bài viết
9
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em hiện mới có một chú Chào Mào mầu be hồng .chân màu đỏ, mỏ màu đo,mắt cũng đỏ luôn. vậy sau này con chim này của em thay lông xong nó có khả năng thành mầu trắng không.
 

hungdt

"Tha thẩn kiếm mồi"
Thành viên BQT
Tham gia
7/5/08
Bài viết
628
Điểm tương tác
2,166
SVC$
0
em hiện mới có một chú chào mào mầu be hồng .chân màu đỏ, mỏ màu đo,mắt cũng đỏ luôn. vậy sau này con chim này của em thay lông xong nó có khả năng thành mầu trắng không.

Bạn có thể post ảnh của em nó lên cho mọi người chiêm ngưỡng được ko?
Nếu đúng như vậy thì em nó là 1 em có gien bị đột biến ngay từ khi lọt lòng (Bởi cả mắt, mỏ, chân...đều thể hiện đặc điểm đó). Vì thế lông sau khi thay sẽ không thay đổi màu sắc đâu, chắc vẫn giữ màu be.

Chúc mừng bạn có em CM lạ, độc đáo.

P/s. Nếu post hình em nó bạn nên đưa sang chuyên đề "Hình ảnh Chào Mào của thành viên" dưới đây, sẽ nhiều người quan tâm lắm.
http://svcvietnam.com/forum/forumdisplay.php?f=22
 

iu.vn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/3/09
Bài viết
15
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em mới bắt đc 1 con CM chuyền khi chốn học đi chơi các bác chỉ em với nhà em cũng có 1 con CM không già nói chung là thanh niên các bác chỉ em cách nuôi đi bây giờ nó mới níu đc mấy giọng wít..chìu...chìu à nhưng mà sung lắm wít..chìu...chìu cả ngày à
 

phuongdongbuon2000

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/5/09
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
SVC$
0
hic phải làm như thế nào để Chào Mào mộc nhanh thuần? các bác giúp em nhé, con chim nhà em hót thì rất nét nhưng phải mỗi tội nhát quá suốt ngày phủ áo lồng thì hót như ai, bỏ ra mà đứng cách mấy mét nó cũng đâm đầu vào lồng chảy máu,:a36: em xót công nuôi lắm.
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Bạn càng làm vậy nó càng nhát và lâu thuần hơn. Nhiều con nhát nhưng nết đằm chim, tung không rách đầu, loại này thường nhanh thuần, còn những iem tung toét đầu thì lâu thuần hơn. Bạn cứ để nó gần và ngang với tầm người đi qua lại, nó sẽ nhanh dạn.

Thêm 1 cách nữa là lượng cám cho vô hủ vừa nó ăn (vd : 1 thìa cafe/1 ngày, hết cho tiếp), để mỗi lần bạn đến iem nó tưởng cho ăn :D. Các thức ăn khác như trái cây, cào cào bạn cứ cầm trên tay nhứ nhứ, rồi sau đó mới bỏ vô, và cũng chỉ cho ăn cầm chừng.

Thân
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom