Guest viewing is limited

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
QUÊ HƯƠNG TÔI MIỀN TÂY <st1:country-region w:st="on"><st1>NAM </st1></st1:country-region>BỘ<o></o>
MỘT CÁCH BẢO TỒN & THÚ NUÔI CHIM CẢNH<o></o>
CHÍCH CHÒE THAN (CHÌA VÔI)
1.Một vài nét về quê tôi<o></o>
Quê mình là một huyện vùng sâu của tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng Tháp Mười,một vùng trủng nước ngập quanh năm,cộng với một mùa nước nổi,vì thế mà độ phèn ở đây phải nói là kinh khủng.các bạn nhìn vào hình bên dưới sẽ rỏ.<o></o>
<o></o>
<o></o>
2.Hệ động –thực vật<o></o>
Loại cây phù hợp nhất là cây tràm và ngoài nó ra thì hầu như rất ít cây có thể chịu nổi vậy mà cỏ thì lại tốt phải biết.như cỏ đưng trong hình chẳng hạn.dòng họ nhà cỏ đông đút dữ lắm :sậy ,đế,lát,tranh,ống,mòm,cỏ mây,...Người dân quê tôi đã từng bước khai hoang vùng đất này từ đời ông cố tôi lận.(trước thời Tổng đốc Lộc – Trần Bá Lộc).nhưng đến nay vẫn chỉ trồng được vài giống lúa và khoai mỡ thôi.năng xuất củng không cao lắm.<o></o>
2.png

<o></o>
Xa xa dưới kia là cây tràm đó.ở đây tràm được trồng thành từng đám như vậy. Và hình dưới này là liếp khoai mỡ<o></o>
<o>
3.png
</o>

Chắc vì điều kiện thiên nhiên như thế mà hệ động vật củng khá phong phú,cá thì khỏi phải nói rồi .miền Tây mà,thú thì chuột là số 1.mà nướng và ăn ngay ngoài đồng thì càng ngon các bạn à.rái cá thì lâu lâu có người trong xóm bắt được. Còn rắn thì đủ loại,Lọai chuyên sống dưới nước,như rắn lát(bù lịch),rắn bông súng,rắn ri cá ,bù quạp(ri voi).Loại chuyên sống trên khô như hổ ngửa, rắn ráo,lục mỏ nhọn, lục đuôi đỏ..Chuyên sống nơi ẩm như hổ hành.Chổ nào củng sống được như rắn nước,hổ mang.Nhưng tới mùa nước nổi thì trên là cây, dưới là nước.hổ đất củng thành hổ cây.rắn ráo củng thành rắn ướt,hihi...Họ nhà chim lại càng phong phú hơn:Top chân dài:Loại lớn như diệc moc,cò trâu(cò trắng lớn),cò ngà(cò trắng có chùm lông dài trên đầu,loại này ít thấy cứ 1 bầy cò trắng thì thấy có 1-2 con thôi).cồng cộc thì đậu đen cả đọt tràm, nhưng mấy loại nầy đẻ ở đâu ấy mình chưa từng thấy ổ cả,chỉ thấy chúng về đây tìm đồ ăn và chổ ngủ thôi,nước lụt bắt đầu về cò trắng trắng cả cánh đồng,nó đi theo đầu con nước để tìm mồi<o></o>

<o></o>
Vịt trời và lele thì đẻ ở đây luôn,nếu bạn đang đi ngoài đồng mà tự nhiên có 1 hoặc 2 con vịt vụt bay ngay dưới chân mình,mà không bay đi luôn,cứ chớp chớp như con con mới tập bay hay cứ bay vòng vòng xung quanh bạn hoặc chạy lủi lủi như đang say rượu, té tới té lui,giảy giụa như ăn trúng thuốc thì các bạn nhớ ngay rằng đừng có daỵ dột dí theo nó mà bị dụ đó nha.phải nhìn thật kỷ xung quanh chổ con kia mới bay lên trong gốc cỏ, dưới mé nước.. đâu đó có cả 1 bầy con đó.<o></o>
5.png

Trích xanh(trích),trích nước,cúm núm(gà đồng), quốc(cuốc ngực trắng) thì thật là nhiều.mấy loại này củng có cái kiểu dụ khị cho bầy con thoát thân giống y như vịt trời và lele vậy.tiếng kêu tum-tum của con cúm núm đã thân quen với người dân quê tôi như cái đồng hồ báo giờ,đến nổi mà họ thường đùa với nhau khi đi làm đồng về hơi tối.<o></o>
“trời tối rồi sao chưa dìa(về),Chừng nào cúm núm kêu tao mới dìa”<o></o>

6.png

Nhò hơn chút nửa thì có cò bợ( cò ma, quê tôi hay gọi vậy,vì cánh và bụng nó màu trắng,còn đầu và lưng màu xám đen,khi bay lên thì thấy,khi đậu xuống chẳng thấy đâu.mà nó có cái tật là thường bay lên một cách bất ngờ làm ngưới ta giật mình như ma vậy,cò đỏ, cò lép (lớn bằng cò đỏ nhưng màu lông nhạt hơn),chằn nghịch,đỏ mắt, bồng bồng , bánh ít....<o></o>
7.png

Top chân ngắn.Loại lớn như bìm bịp.có tới 2 loại bìm bịp,bìm bịp cóc(nhỏ) sống ngoài đồng cỏ làm tổ trong các đám cỏ cao, dầu bờ.bìm bịp bà (lớn) sống trong tràm ,sậy. Tiếng bìm bịp buồn lắm các Yu à, nghe có vẽ như hoang sơ tĩnh mịch.nó thường kêu khi nước lớn hoặc nước ròng.có lẽ nó nhận biết được sự thay đổi trong cơn gió khi đầu con nước. Bìm bịp bà là tay ăn ốc lảo luyện đó.nhờ vậy mà số lượng ốc bưu vàng ở quê giảm đáng kể.Kế đến là tu hú,tu hú củng có 2 màu lông, tu hú lông đen và tu hú lông rằn,mùa gió bấc thổi,tiếng tu hú kêu xa xa trên đồng là Tết sắp đến rồi..chim phướn,có 1 loại chim mà cho tới bây giờ tui củng chưa biết tên nó là gì.rất hiếm khi nhìn thấy ,mình to cờ chim phướn ,duôi dài như chim phướn,màu lông và cách phân bố màu lông giống y hệt lông bìm bịp,đầu có chùm lông như chào mào.mình kêu đại là con lai... sáo nâu ,sáo đen,cưỡng.<o></o>

8.png

Loại vừa thì có đại diện là dòng họ nhà cu.<o></o>
9.png

Loại nhỏ thì mình củng không nhớ hết tên của nó nữa,khi nào nhìn thấy thì nhớ thôi.<o></o>

<o></o>
<o></o>
<o>
12.png
</o>

<o></o>
<o></o>

Top ăn thitt như bù cắt,diều,ó rằn,cú heo,cú mèo.<o></o>

Tui không nhớ chính xác là mình bắt đầu nuôi chim từ khi nào nữa,chỉ nhớ là hồi nhỏ lắm,khi còn chụa biết được tên của chúng là gì chỉ thấy chúng dể thương hót hay mà không biết là tiếng hót của con nào,thế là theo năn nỉ ba ,anh, bắt cho nuôi.rồi dần lớn tự mình đi bắt.nghĩ lại tui thấy mình hơi có tội vì đã không biết bao nhieu là chim con ,chim lớn đủ loại đã chết trong tay mình(vì hồi đó nhỏ,đâu có biết chăm sóc thế nào đâu,vậy mà không nản chí.bắt ..rồi chết,..rồi bắt.. rồi thành công.<o></o>
Có lúc nuôi trong nhà 6 con trích ,thạ di như gà vậy,có điều nó dữ lắm, người lạ vào nhà không để ý nó là coi chừng mang xẹo.cắn luôn mấy đứa cahú trong nhà.. một lần nó đi ăn ngoài ruộng,vì quá dạn người,nên bị người ta bắt mất 2 con( sau này tui biết được người đã đập chết con trích của tui nhưng không bắt tận tay nên thôi),4 con còn lại nhát dần rồi không về nhà nữa.Có lần nuôi đuợc con cò trắng hơn 3 năm,rất ngoan.khi nào không thấy thì kêu lớn.”cò cò cà cò” là nó bay về ngay.vậy mà mùa nước năm 1998 nó đàng lòng ‘cò dò lên cây’.uổng công tui xúc tép nuôi cò.nhưng củng mừng cho nó vì nó củng cần phải có bạn đời mà,có khi trong nhà treo hơn hai chục cái lồng nuôi đủ loại,rồi thả bớt chỉ chùa lại mấy con chìa vôi thôi,vì nó hót hay quá, mà tui củng thích nó nửa.Vậy mà tui nuôi cu đất không được nha,tính tới giờ đã hơn chục con rồi mà chưa có được một con mồi...bù cắt( diều trắng) tui củng nuôi rồi nha.nhưng phải ra huyện học nên đành đem cặp bù cắt cho ông cậu nuôi, lâu ngày về hỏi chim đâu rồi? Đứa em trả lời” ba em mần thịt rồi, mẹ nói nó tanh quá” thế là đã giao trứng cho ác.hihi.Nuôi nhiều như vậy đó,nhưng không biết tự khi nào tui lại yêu tiếng hót véo von trầm bổng,du dương luyến lái đôi khi réo rắt của Nó.mà mãi đến khi lên Sài Gòn này tui mới biết củng có nhiều người yêu mến nó như tui vậy.có lẽ vì thời gian nó ở bên tui nhiều hơn các loại khác. Năm năm học ở TP này chuyển nhà trọ mấy lần nhưng lúc nào tui củng dành riêng cho nó một vị trí cạnh bàn học của tui.Lúc nào rãnh ngước đầu lên là có thể nhìn thấy nó ngay,nhìn quen nên xa thì nhớ.Nó đây các ACE à. Con chìa vôi của tui.
<o>
15.png
</o>

<o></o>
3. Một cách bảo tồn & thú nuôi chim cảnh - chích chòe than. <o></o>
Có ai biết đây là ổ chim gì không ?<o></o>
16.png

<o></o>
17.png

Có ai đoán ra là tổ chim gì chưa ? xin thưa: đây là túp lều lý tưởng do mình nghĩ ra đó,dành tặng cho 2 quả tim vàng 1 mái nhà tranh.coi như là mình bù đắp cho họ vì những đứa con xấu số đã qua đời trong tay mình lúc mình không biết cách chăm sóc chu đáo.vậy là đã có chổ che mưa che nắng,bây giờ coi như họ đã an cư rồi chỉ còn lạc nghiệp nữa thôi. Mau mau sanh ho tui những chú nhóc kháo khỉnh đi chứ,hứa hẹn sẽ trở thành những võ sỉ hạng nặng,những ca sỉ lừng danh.....những anh bạnchích chòe than của tui !Đúng vậy,những ổ chích chòe than của tui đó.tui đã làm nhà cho chúng từ khi tui còn học lớp 9.tính tới nay đã gần 10 năm,và cứ thế đều đều mỗi năm 3 lứa chim con được ra đời trong mỗi ổ. mỗi lứa từ 2-4 con. Tui tha hồ lựa chim trống đề nuôi,con nào không đẹp hay chim mái đều để lại cho ba má nó nuôi để duy trì nòi giống.<o></o>
18.png

ấy vậy mà có những lúc tui bắt sạch sẻ,hể trống là bắt để kiếm ít tiền bỏ túi lở khi xe đạp bể bánh,hay đi học về khát nước dọc đường...hay hẹn bạn đi chơi mà không dám xin tiền. Mà lúc đó có đựơc bao nhiêu tiền đâu.mỗi em trống con tui thấy ưng ý muốn chêt vậy mà có 20ngàn.còn trống bổi 5 ngàn mà có khi còn không thèm mua nửa chứ.còn mái thì đương nhiên là NO!<o></o>
Đạp xe từ nhà ra thị trấn xa hơn 12km với 1 chùm chim hy vọng kiếm được 100k.Lại che đậy thật kỷ sợ tụi bạn nhìn thấy rồi đi học tụi nó ghẹo “mày dám bắt lén chim của ..con nhỏ nào đem bán vậy ? “ thì mắc cở sao chịu nổi. Nhưng 100k thời đó nhiều lắm chứ bộ,dư sức mua rau sống, rau nấu canh và uống nước mía với mấy đứa bạn cho 1 tuần ở trọ học ngoài thị trấn luôn đó. Vậy mà có hôm thì vui vẽ đạp xe về không thấy mệt có tuần thì buồn hiu,sao con đường này mình cứ đi hoài mà hôm nay xa dữ vậy,đạp hoài không thấy tới. Về nhà lại len lén như ăn trộm,sợ má nhìn thấy lại la “bắt nó làm chi, chết tội lắm,người ta còn thả chim phóng sinh mà con lại đi bắt nó”.Nếu má biết tui đem bán nó lấy tiền thì chắc phải ăn cây, hay 2 lỗ tay sẽ không còn đủ sức chứa- chết chắc. Ra phía sau mở cái áo lồng cho từng con to như trái chuối xiêm bay đi mà thấy tiên tiếc.” Rồi tao sẽ lại bắt mày “<o></o>
.................................................. .................................................. .....................................<o></o>
MỤC KÍCH MỘT TRẬN CHIẾN<o></o>
Có nuôi mới biết ,có đi bẩy mới thấy ghiền,cái thú đi gác chắc chẳng bao giờ tui bỏ được.Thật quá dể dàng để nhận biết sự có mặt củachúng trong rừng tràm,nơi có rất nhiều âm thanh êm tai khác,nào là hút mật 7 màu gọi bạn tình,trang phô trương tất cả các tuyệt nghệ cùng cái mỏ cong dài đang uốn dẻo 3 tấc lưỡi.Tiếng vành khuyên căng lửa đang ở trong chùm lá đâu đó thách đấu lẫn nhau. Tiếng vàng nghệ trống vừa tìm sâu vừa ngân nga một bản tình ca êm ả. Nè nè các ACE có nghe một bản hòa tấu đầy cung bậc kia không, ‘Nó’ đấy.nó đang đứng trên cái cây tràm cao nhất ở góc bờ kia kìa,ông trùm khu này đang dạo lại máy bản nhạc lòng và đôi khi chêm vào một đoạn mới toanh cho thêm phần hứng thú,rồi lại trở về diệu Đô Rê Mi quen thộc,rồi BaLat, Rồi BôLê Rô, cứ thế mà tuôn ra cừa thánh thót véo von vừa vi vu như gió thoảng vừa ngân nga như tiếng trống trường.Bài nhạc của nó hay như vậy đó mà so với cái tên háo đá đang nhảy lên nhảy xuống trên cái cây khuynh diệp khô ở tuốt đằng kia thì chẳng hay chút nào,nghe sao mà thấy ghét muốn chết.hắn xù cái bộ lông như muốn dựng ngược lên vậy, đưa cái bụng trắng hếu,nhảy tưng tưng như trái banh lông thật là buồn cười.Đúng là hắn ghét cai ghét đắng cái bài hát của nó, hắn tức đến tóc tai bù xù, ruột gan lộn ngược, hắn quyết phen này phải qua đập cho cái thằng mồm năm miệng mười kia một trận tan tác mới được,cho cái môi mỏng của nó trở thành môi chì luôn,cho bỏ cái tật bửa nào củng chí chóe inh ỏi, nghe bực cả mình.Nói là làm liền không đôi co,với hắn nói đánh là đánh,hắn nhúng người một cái,đôi cánh dang ra,người lao đi vùn vụt,vừa bay hắn vừa chưởi :” ê cái thằng lẽo mép kia, hôm nay tao đánh cho mày biết mặt”.Nó vẫn ngang nhiên hát nhưng trong hơi thở có phần gấp hơn, ca khúc lạ mỗi lúc xuất hiện một nhiếu,chắc nó mới chế hay là lẹo lưỡi rồi, câu nọ xọ câu kia. Bản giao hưởng nghe lạ hẳn nhưng thấy hay hay, dồn dập nhưng rất hưng phấn.Đuôi nó lúc nào củng thế như một cái quạt tỏa nhiệt ở phìa sau,giật rồi lại xòe, xòe rồi lại giật.Chổ nó và hắn đứng cách nhau không tới 100m, thoáng cái hắn đả cách nó hơn 1 tầm. Nó bất ngờ im lặng một cách lạ kỳ,đâu có giống với nó lúc nảy.sao vậy, nó sợ rồi sao.giặc đánh tới nhà rồi phải làm cái gì đó chống cự đi chứ.Nó sợ thất rồi,người nó mọp sát vào nhánh cây,thân hơi nghiêng qua một bên,đôi mắt nhìn địch lơm lơm như là nhìn kẻ thù lần cuối.trông thảm thảm ghê ghê.nó chết rồi vì sợ quá chứ gì !Hắn đã đến sát bên nó,vẫn cái vẻ thự tin như lúc đầu hắn xà vào nó.Bất thình lình nó tung mình như một mũi tên cấm phập vào hắn.tiếng chí chóe liên hồi,lông bay lã chả. không còn nhận ra đâu là nó và đâu là hắn nửa.Bổng nghe tiếng rít lên re ré,re ré ré như tiếng rên, 1 tên đã bị khóa đầu rồi, một chân khóa nách non còn mỏ thì mổ túi bụi vào cái đầu đã bị chân kia giữ chặt .Trời ơi , toàn là đòn hiểm.Con bị khóa ra sức giảy giụa, 2 chân đạp vào ngực con kia nghe bồng bộc ( hihi hơi quá).Hai con rơi từ đọt tràm xuống với chiều cao gần 10m, xuyên qua mấy tán lá tràm sức rơi đã giảm nhưng vẫn còn lăn cuồn cuộn.Phịch ! đúng là nghe một cái phịch nhưng củng may là lớp lá tràm mục củng dày và có tán lá đở bớt.nếu không ,rơi tự do từ độ cao đó thì chỉ có nước đem về chiên cả hai.Bị rớt một cái như trời giáng, cả hai đều bị chấn động mạnh làm văng ra xa. Vậy mà có chịu thôi đâu, lại tiếp tục xáp lá cà lần 2,lần này hai bên thận trọng hơn rất nhiều, bên này đánh là .............
...............còn nửa..........
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
nhờ ban quản trị (anh HLong_ce) hiển thị hình ảnh lên dùm.nganhuynh đã làm hơn 1 giờ mà không được nên phải copy đường link. cảm ơn trước nha
 

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Cám ơn Ngân Huỳnh đã post bài này để các thành viên tham khảo, bài này Ngân Huỳnh viết hay sưu tầm được thế, nếu là sưu tầm, mong bạn Ngân Huỳnh ghi rõ nguồn gốc nhé!

Thân chào
HLong_ce
 

songoku234

Thành viên tích cực
Tham gia
2/4/08
Bài viết
124
Điểm tương tác
2
SVC$
0
bài này của nganhuynh hay wa'.đọc xong mới biêt tình yêu chim mãnh liệt cỡ nào,chim chìa vôi gắn liền với hình ảnh sông nước miền Tây mình,thật quí và hãnh diện làm sao với hình ảnh chìa vôi miền tây..........................
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Cám ơn Ngân Huỳnh đã post bài này để các thành viên tham khảo, bài này Ngân Huỳnh viết hay sưu tầm được thế, nếu là sưu tầm, mong bạn Ngân Huỳnh ghi rõ nguồn gốc nhé!

Thân chào
HLong_ce

cảm ơn anh Hlong_ce.bài này nganhuynh đã viết trước khi tham gia và trở thành thành viên của hội sinh vật cảnh việt nam. nó là một chuổi cảm xúc của nganhuynh về miền quê mình và một thú đam mê từ thuở nhỏ.còn hình ảnh thì một số của nganhuynh,(những tấm có ngày ấy), số còn lại seach trên google.nganhuynh đã sưu tập ảnh động vật và cảnh thiên nhiên từ lúc học năm thứ 2.thấy hình là chép về,từ máy của tụi bạn nửa.nên đâu nhớ được nguồn gốc.còn phần chử thì của nganhuynh 100% đó.hôm trước có post 1 lần trong topic nuôi chích choè than đẻ của David_tran.nhưng vì trong word mình dùng font vni-time nên bị lổi không gửi được,sau đó anh Bạch Đề gợi ý mình chuyển sang Topic khác.nên hôm nay nganhuynh mới post lại.nhưng củng làm theo cách hôm trước mà sao hình nó không chịu hiện lên, nên phải nhờ anh HLong_ce chỉnh dùm.cảm ơn anh đã chỉnh dùm nha,vậy mà chiều giờ cứ sợ anh xoá mất rồi,vì hôm trước không biết post.chỉ copy đường link đã bị cảnh báo

còn bây giờ nganhuynh xin viết tiếp phần còn lại của bài " MỤC KÍCH MỘT TRẬN CHIẾN"
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
MỤC KÍCH MỘT TRẬN CHIẾN phần tiếp theo

Phịch ! đúng là nghe một cái phịch nhưng củng may là lớp lá tràm mục củng dày và có tán lá đở bớt.nếu không ,rơi tự do từ độ cao đó thì chỉ có nước đem về chiên cả hai bị rớt một cái như trời giáng, cả hai đều bị chấn động mạnh làm văng ra xa. Vậy mà có chịu thôi đâu, lại tiếp tục xáp lá cà lần 2,lần này hai bên thận trọng hơn rất nhiều, bên này đánh là bên kia né liền, chắc bên nào củng thấm đòn của đối phương.càng đấu càng lùi sâu dzô giửa tràm, không còn thấy được gì nửa,chỉ cỏn nghe tiếng chí chóe, ríu ríu không ngớt vang lên.được một lúc lâu. Chắc là đánh giữ lắm, bổng nghe “chòe ti ri liu tiu, ti ri liu tiu” thật lớn nhưng giọng khàn đi vì mệt rồi im bặt. tiếp theo là một tràn líu lo kéo dài mổi lúc một gần.hai bóng đen một trước một sau tuần tự xuyên qua các hàng cây tràm bay ra ngoài nhắm thẳng trám tràm bên kia,nơi có cây khuynh diệp chết khô ở đầu bờ mà tiến. cuộc rượt đuổi diển ra hơn nửa đoạn đường thì con bay sau quay đầu trở lại, bay như múa,như lượn,đuôi xòe cánh chớp ,miệng không ngớt vang lên khúc khải hoàn ca.Con bay trước vẫn tiếp tục chuồn thẳng vào đám tràm và im hơi lặng tiếng. vậy là thắng bại đã rỏ, nó vẩn đứng ngay cái cành cây đó,đang cố sức ưởn cái cổ cao hơn để khoe cái thân hình rắn rỏi,để đưa bài hát của nó vang khắp khu rừng tràm.vừ để thông báo” đây là đất của tui nhé.
Có điều lối đánh của nó thấy cứ sao sao ấy,giống như là đánh lén vậy, hay là.... ah đúng rồi là chiến thuật.đúng là dòng dõi nhà tướng,phải biết mình biết ta thì trăm trận mới trăm thắng được.nó đã đạt tới cái trình độ phải nhịn lúc nào, tấn công lúc nào,khi nào. Chờ đợi khi nào thời cơ đến và khi đã đến thì phải dứt khoát tung đòn quyết định,thế mới mong thắng được. Chứ ai như hắn,có 1 thân 1 mình qua xứ người còn ngạo nghể ta đây, thua là phải thôi. có lẽ góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của nó là chiếc quạt Ba Tiêu ngay sau lưng nó,lúc nào củng quạt đều cho vơi bớt lửa lòng mà kiên nhẫn chờ đợi.Đã hơn 3 năm rồi từ cái lần đầu tiên tui bắt được nó đến nay, cái quạt ấy vẫn như thế. Tui củng dể dàng nhận ra nó vì cái quạt đó và cái khoen chì tui đeo vô chân nó khi tui thả nó về rừng lần thứ hai,mà đến nay không còn là màu chì nửa, thay vào là cái màu phèn vàng nghế.



hôm nào đi bẩy chim tui củng dành khoảng 30 phút để xem nó múa,mà đúng là múa thật,vì nó đã quá quen với cái lục của tui rồi,đời nào lại nhảy vào lần thứ 3 nữa chứ,còn số lần nhìn thấy nó phải tình bằng hàng trăm chứ không tình bằng hàng đơn vị nữa. Qua bao mùa chim, biết mặt hết đám mồi của tui mà nó vẫn trơ trơ như thế. Chim mồi vừa lên tiếng là nó có mặt liền,hung hăng lắm, chưởi dử lắm nhưng chỉ tạt và tạt mà thôi, đứng cách mồi hơn cánh tay là cứ xòe cứ líu. Nhiều lần nó làm mấy con mồi của tui lặng tiếng cả tuần. Lâu dần tui củng không muốn bắt nó nửa, lở vô ý làm chết thì tui còn hứng thú gì khi đi gác than nửa chứ. Mặc khác mùa nào nó củng cho tui những chú nhóc tuyệt vời.như bây giờ nè tui đang giử trong tay 2 chú nhóc, không biết là con dòng thứ mấy của nó nửa.<o></o>


phải nói là than nuôi con đại tài mà ấp trứng củng cấp tốc.từ ngày đẻ trứng đầu tiên cho tới khi trứng nở khoảng 16-18 ngày. Sau khi nở 10-13 ngày là gia đình nó biến mất hết. Có lần tui canh ngày về không chuẩn là ổ trống không liền, nhìn dấu phân còn lại trong ổ, biết chắc là nó mới đi hôm qua. Vậy mới tức chứ,nhưng như thế củng hay, lại thêm những ca sĩ trẻ nữa sắp nổi rồi đó hoặc những võ sĩ hạng ruồi sắp lên sàn.
<o></o>

Dưới trướng một lãnh chúa bao giờ củng có các tài năng đang chờ cơ hội tiến thân,rồi một ngày thời thế sẽ đổi thay,kẻ sĩ lên đời,trang nam tử lừng danh một cỏi. Mai đây biết đâu trong số này có người hơn hẳn cha –anh !<o></o>





Xa quê nhớ nhà tui thèm nghe những tiếng chim quen thuộc đã gắn chặt với một thời tuổi thơ. Một bữa cơm chiều trong mài nhà đưng sao nghe ấm cúng lạ lùng. Xa xa tiếng con bìm bịp rền vang, “bìm bịp kêu con nước lớn anh ơi !”<o></o>
Người viết : nganhuynh
 

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0
Anhnam đọc bài viết về loài chim ở quê hương Long-an, Đồng-tháp có rừng Tràm của bạn mà hiểu thêm thiên nhiên phong phú của đất nước mình. Nơi có điều kiện tạo cho con ngưỡi khi nhỏ sớm biết quan sát gần gũi, tiếp xúc, vui thú với thiên nhiên như bạn. Bởi vậy những lời bạn viết rất chân thật mà cũng hấp dẫn nữa, nói ra nổi lỏng mình ray rứt khi đối xử không đúng với loài chim chích choè bé bỏng, âu đó là những kỹ niệm đẹp tuổi thơ, ai cũng thích ai cũng phạm phải như nhau đó bạn ơi !
Có một con chim theo sự mô tả mà bạn chưa biết tên, anhnam có thấy bay trên ngọn tre cách đây vài hôm khi anhnam về thăm quê Tân-châu, An-giang mùa nước đang lên. Chim theo bạn mô tả : '' có 1 loại chim mà cho tới bây giờ tui củng chưa biết tên nó là gì.rất hiếm khi nhìn thấy ,mình to cờ chim phướn ,duôi dài như chim phướn,màu lông và cách phân bố màu lông giống y hệt lông bìm bịp,đầu có chùm lông như chào mào.mình kêu đại là con lai... sáo nâu ,sáo đen,cưỡng ''.
Theo anhnam biết đó là chim Khát Nước/Chestnut-winged Cuckoo/Clamator coromandus, chim dài 46cm dễ nhầm với chim bìm bịp, chim đẻ gởi tổ chim khác, chim huýt '' bi.i bi.i....bi.i bi.i '' kéo dài nửa giây rồi lập lại đơn điệu

23.jpg

 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0
24.png

Chim Tu Hú
--------------
Chim Tu hú hình trên là cặp trống mái. Chim trống có màu đen tuyền, chim mái có bông lốm đốm trắng đầy mình. Do chim mái có màu lông nổi bật hơn chim trống, nên người bán chim thường bán chim mái Tu hú cho người mua chơi.
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Anhnam đọc bài viết về loài chim ở quê hương Long-an, Đồng-tháp có rừng Tràm của bạn mà hiểu thêm thiên nhiên phong phú của đất nước mình. Nơi có điều kiện tạo cho con ngưỡi khi nhỏ sớm biết quan sát gần gũi, tiếp xúc, vui thú với thiên nhiên như bạn. Bởi vậy những lời bạn viết rất chân thật mà cũng hấp dẫn nữa, nói ra nổi lỏng mình ray rứt khi đối xử không đúng với loài chim chích choè bé bỏng, âu đó là những kỹ niệm đẹp tuổi thơ, ai cũng thích ai cũng phạm phải như nhau đó bạn ơi !
Có một con chim theo sự mô tả mà bạn chưa biết tên, anhnam có thấy bay trên ngọn tre cách đây vài hôm khi anhnam về thăm quê Tân-châu, An-giang mùa nước đang lên. Chim theo bạn mô tả : '' có 1 loại chim mà cho tới bây giờ tui củng chưa biết tên nó là gì.rất hiếm khi nhìn thấy ,mình to cờ chim phướn ,duôi dài như chim phướn,màu lông và cách phân bố màu lông giống y hệt lông bìm bịp,đầu có chùm lông như chào mào.mình kêu đại là con lai... sáo nâu ,sáo đen,cưỡng ''.
Theo anhnam biết đó là chim Khát Nước/Chestnut-winged Cuckoo/Clamator coromandus, chim dài 46cm dễ nhầm với chim bìm bịp, chim đẻ gởi tổ chim khác, chim huýt '' bi.i bi.i....bi.i bi.i '' kéo dài nửa giây rồi lập lại đơn điệu

23.jpg


cảm ơn anhnam nha. cảm ơn về những nhận xét về bài viết của nganhuynh.và cảm ơn đã cho ngahuynh nhìn thấy tấm hình này.đúng là con chim nầy rồi,nhưng lần trước nganhuynh bắt được thì lông dưới ngực nó màu đen,không phải trắng,anhnam giai thich dum nganhuynh nha ? .lâu quá rồi mới nhìn thấy nó.nước dưới quê nganhuynh củng bắt đầu lên rồi.hôm 2-9 về chơi 2 ngày ,đi bắt chuột đã luôn.nước trong tràm cao tới đầu gối rồi,chắc năm nay nước xuống sớm há
 

BatmanV

Riding
Thành viên BQT
Tham gia
11/10/07
Bài viết
726
Điểm tương tác
779
SVC$
0
Bài viết của nganhuynh hay quá.BQT nên xem xét đưa lên trang chủ ( Nếu như bài này thuộc bản quyền của SVC, chưa trang nào đăng)
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
xin phép được ké bài @nganhuynh về miền Tây


Sông nước
25.jpg


nét đẹp mặn mòi em gái miền Tây
26.jpg


ngận ngơ câu hò..hehe
27.jpg
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Thật tuyệt vời , cảm ơn Ngahuynh nhé! Bạn phải có tâm huyết lắm thì mới có những cảm xúc tuyệt vời như thế.
Chúng ta tự hào khi SVC có thêm một thành viên rất rất rất tâm huyết và yêu thiên nhiên , quí chim đến như vậy!
Cá nhân tôi rất tự hào khi bạn là thành viên SVC!
DTH
 

titan

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/7/08
Bài viết
61
Điểm tương tác
0
SVC$
0
đúng thế đấy, lâu lắm mình mới đọc được một bài viết giàu cảm xúc như vậy, đúng là quê hương đều ở trong tim mỗi người
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Bài viết của nganhuynh hay quá.BQT nên xem xét đưa lên trang chủ ( Nếu như bài này thuộc bản quyền của SVC, chưa trang nào đăng)

Nhất trí về ý kiến của Người Dơi,bài viết rất hay,Chip đang xem và nghiên cứu lại nội dung,ngôn văn của bài viết này!Có cảm giác những cảm xúc được viết nên bởi 1 nhà văn tài hoa và yêu nông thôn ghê lắm,nếu thực sự đây là bài của Nganhuynh thì rõ ràng SVC chúng ta rất hân hạnh được có bạn tham gia!Bài viết rất hay và chưa nằm trong bất kì diễn đàn chim cá cảnh nào!Có thể đưa ra ngoài vì thực ra nội dung bài viết đi sâu vào nét đẹp của miền Tây Nam Bộ hơn!
Cảm ơn bạn!
Thân!
 

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
khi sửa bài viết này giúp Nganhuynh, HLong_ce vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, và đã nghi ngờ không phải là bài viết của bạn, thành thật xin lỗi bạn nganhuynh, đúng là bài viết này đào sâu về kiến thức, cảm nhận cá nhân gắn liền tuổi thơ sinh ra và lớn lên, sự sắp xếp từng lời văn và hình ảnh dẫn dắt hay quá!

Thú thật, bạn khai báo tuổi của bạn trên svcvietnam mà HLong_ce không thể ngờ kiến thức bạn cảm nhận dữ dội như thế, bạn có niềm đam mê sâu sắc lắm nganhuynh ạ! HLong_ce rất ấn tượng với bạn từ bài thơ cảm nhận về ảnh anh Lý Vũ chụp anh Phoenix108 và Vinhbe,

Sau khi mod MTCHIP và BQT soát xét, bổ sung sẽ đưa bài này thành một bài để chúng ta làm tư liệu. Thời gian sắp tới, có điều kiện về thời gian, có lẽ anh em trên diễn đàn sẽ tổ chức offline về quê bạn một chuyến, nhờ nganhuynh làm hướng dẫn viên du lịch cho đoàn nhé!

Một lần nữa cảm ơn Nganhuynh! bài viết hay và sâu lắng lắm!
HLong_ce
 

nganhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
29/7/08
Bài viết
96
Điểm tương tác
4
SVC$
0
nganhuynh thực sự rất cảm động trước những tình cảm của anh em đã dành cho bài viết của mình.ngoài lời cảm ơn ra nganhuynh không biết phải nói gì hơn nửa. xin chân thành cảm ơn ACE thật nhiều.
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Bài viết rất hay và bổ ích, hy vọng sớm gặp nganhuynh để giao lưu và học hỏi.
Đọc xong bài viết của bạn mình muốn đi miền Tây 1 chuyến quá hihihi.
Thân.
 

nguyentuan

Thành viên tích cực
Tham gia
28/8/07
Bài viết
218
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Từ sau hôm sinh nhật SVC đến nay, diễn đàn SVCVietnam chúng ta xuất hiện nhiều nhân tài quá, điển hình như anhnam (rất dí dỏm với những câu từ thuyết minh cho hình ảnh), anh Ongmat, anh DTH, anh Lý Vũ... là những tay "thiện xạ" chợp đúng thời cơ để cho chúng ta những tấm ảnh rất sống động và ý nghĩa, nay lại có thêm nganhuynh, một thanh niên còn khá trẻ nhưng có bài tự truyện về miền Tây thân yêu với niềm đam mê mãnh liệt và hiểu biết về các loại chim cảnh thật phong phú. Bài viết quá hay, đọc xong là muốn đi miền Tây ngay... Chắc đề nghị BQT sắp xếp 1 chuyến để anh em cùng đi quá.
 

linhttvt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/9/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
3
SVC$
0
đọc xong bài cua bạn nganhuynh tự nhiên mình lại muốn về miền tây sống luôn quá hiiiii.
 

doanngoccanh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/7/08
Bài viết
51
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cám ơn nganhuynh nhiềuQ! vì đả đăng bày này rất hay khiến tôi nhớ tới quê hương mà thuỡ nhỏ củng gần giống như bạn. lại còn đồng hương và đòng cảnh ngô vì tôi lên tp củng gần 20 năm rồi, tưỡng chừng như đã vào quá khứ .
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom