Guest viewing is limited

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC QUÁ TRÌNH ỨC CHẾ Ở VỎ ĐẠI NÃO>>


Việc ức chế các phản xạ này bằng các phản xạ khác là hiện tượng rất phổ biến của hoạt động thần kinh. Sự ức chế cho khả năng điều chỉnh là hoàn thiện các phản xạ có điều kiện, bảo đảm sự tập trung đối với hoạt động quan trọng của động vật và giữ lại hoạt động khác kém quan trọng hơn ở một thời điểm cụ thể. Sự ức chế như vậy gọi là ức chế không điều kiện.
Ức chế không điều kiện phát triển ở khắp các bộ phận của hệ thống thần kinh, ức chế không điều kiện gọi là ức chế bên ngoài, bởi vì nó xuất hiện trong mối liên hệ với sự biểu hiện của phản xạ quan trọng ở một thời điểm cụ thể mà phản xạ ấy lại giữ lại tất cả các phản xạ còn lại có tính chất thứ yếu.
Phản xạ có điều kiện được hình thành đối với khẩu lệnh. Ví dụ "nằm" có thể không thể hiện ở chỗ nếu như lúc đó gần chó lại xuất hiện một người lạ hoặc lúc đó có con mèo chạy qua, hoặc có tiếng nổ lớn vọng lại từ xa…
Thời gian đầu của việc luyện tập cho chó không nên đưa các kích thích để đánh lạc hướng, sau đó cần phải phức tạp hoá hoàn cảnh một cách liên tục và lúc đó nhiều kích thích bất ngờ dần mất đi ý nghĩa ức chế, cho đến chừng nào phản xạ định hướng gây ra ức chế. Khi lặp lại thì ức chế yếu đi. Hiện tượng này gọi là ức chế dập tắt.
Những con chó nào trong khi nuôi dưỡng được làm quen với các vật khác nhau và các hiện tượng khác nhau của môi trường xung quanh thì sẽ dễ chịu đựng được các kích thích không bình thường hơn và cũng nhanh chóng quen được với các kích thích dễ hơn.
Đối với các kích thích mà khi lặp lại chúng, các hoạt động của chúng không làm mất ý nghĩa ức chế của mình thì các ức chế đó gọi là ức chế không bị dập tắt hoặc ức chế thường trực. Cần phải thủ tiêu các ức chế này đi. Không được cho các con chó ốm luyện tập và cũng không tiến hành tập luyện đối với cả chó cái đang chửa sắp đẻ. Trước khi tập luyện, cho chó dạo chơi để chó có thể đi đái hoặc ỉa.
Còn một loại ức chế nữa gọi là ức chế quá mức hay là ức chế bảo vệ. Loại ức chế này chỉ xuất hiện khi có sự hoạt động của các kích thích rất mãnh liệt hoặc kích thích hoạt động lâu với cường độ bình thường, đó là kích thích vượt ra ngoài giới hạn của khả năng làm việc của các tế bào thần kinh vỏ não và trả lời các kích thích này không phải là sự hưng phấn mà là sự ức chế. Điều này giữ cho các tế bào thần kinh vỏ não không bị suy mòn.
Do đó, khi tập luyện cho chó không được áp dụng các kích thích quá mạnh, đặc biệt đối với những con chó có hệ thần kinh yếu, và không được nhắc đi nhắc lại đều đều và nhiều lần một loại kích thích.
Ở vỏ não của động vật còn có chỗ cho ức chế có điều kiện tích cực. Ức chế có điều kiện tích cực chỉ thể hiện trong các điều kiện nhất định. Ức chế loại này được hình thành dần và đôi khi được giữ lại ở chó khá lâu. Ức chế có điều kiện được hình thành khi không có củng cố hoặc khi củng cố chậm sự hoạt động của kích thích có điều kiện bằng kích thích không điều kiện. Ví dụ, phản xạ đối với khẩu lệnh "theo tôi" sẽ dần dần yếu đi nếu phản xạ này không được củng cố thường xuyên bằng kích thích không điều kiện - giật mạnh dây cương, và cuối cùng phản xạ này sẽ hoàn toàn bị biến mất, nghĩa là nó sẽ bị dập tắt. Sự dập tắt phản xạ này là do xuất hiện ức chế dập tắt. Các phản xạ có điều kiện ít bền vững thì sẽ bị dập tắt nhanh hơn so với các phản xạ bền vững. Phản xạ không điều kiện càng mãnh liệt thì phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở của phản xạ không điều kiện ấy sẽ càng chậm bị dập tắt. Thường các phản xạ tự vệ của chó bị dập tắt chậm hơn so với các phản xạ thuộc về ăn uống.
Những con chó đã được tập luyện có khả năng phân biệt những kích thích giống nhau. Ví dụ, có 3 hoặc 4 người để lại đồ vật của mình, một trong số họ cho chó ngửi tay mình hoặc đồ vật của mình, chó sẽ chọn ra được đề vật của người đó giữa các đồ vật khác. Đối với trường hợp này, ở vỏ não diễn ra quá trình hưng phấn đối với mùi của vật được chọn ra và quá trình ức chế đối với các mùi của các vật khác. Nhờ sự hỗ trợ của sự ức chế này (ức chế biệt hoá) mà chó phân biệt được vật cần thiết giữa các vật khác.
Các kích thích càng giống nhau thì ức chế biệt hoá càng khó hình thành và quá trình này càng đòi hỏi sự làm việc căng thẳng của các tế bào thần kinh nhiều hơn. Việc hình thành ức chế này có ý nghĩa lớn lao trong khi chó làm nghiệp vụ, đặc biệt chó cần phải phân biệt mùi của kẻ truy lùng giữa các mùi khác. Chó càng hưng phấn thì càng khó hình thành ức chế biệt hoá, nếu chó bị hưng phấn đối với các kích thích khác nhau thì ngay lập tức sau sự hưng phấn chó sẽ phân biệt rất kém.
Nếu nối tiếp thêm vào tín hiện có điều kiện dương tính một tín hiệu phụ nữa và lại không củng cố liên hợp này, thì ức chế có điều kiện sẽ hình thành. Ức chế có điều kiện này sẽ tạo cho động vật có hành vi thích ứng với những điều kiện cụ thể và làm chính xác thêm cho các phản xạ có điều kiện. Ví dụ, chó phản ứng lại người lạ bằng phản xạ tự vệ, nhưng huấn luyện viên tiếp thêm 1 kích thích phụ nữa đó là phát lệnh phụ thì phản xạ này sẽ giảm sút hoặc hoàn toàn bị trì hoãn.
Khi hình thành các phản xạ có điều kiện chậm và phản xạ có điều kiện dấu vết trong không gian trong vòng, ví dụ từ 1-2 hoặc lâu hơn ít nữa kể từ khi bắt đầu sự hoạt động của kích thích có điều kiện, thì ức chế chậm hình thành và sau đó thể hiện. Việc hình thành ức chế chậm rất khó, đặc biệt đối với những con chó dễ bị hưng phấn. Trên cơ sở của ức chế chậm, người ta hình thành được ở chó tính kiên nhẫn để có được các kỹ năng chung và các kỹ năng đặc biệt đã được quy định (ngồi, nằm, canh phòng tại chỗ, cầm vật …).>>

HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP CỦA VỎ BÁN CẦU ĐẠI NÃO>>


Hoạt động thần kinh cao cấp của động vật được thể hiện ở hình thức phân tích (phân tích ra thành các yếu tố thành phần) và hình thức tổng hợp các lúc nhận kích thích của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Hoạt động phức tạp này được thực hiện là nhờ có 2 quá trình cơ bản, đó là hưng phấn và ức chế.
Các cơ quan phân tích - là các cấu trúc thần kinh tạo ra sự phân tích tinh vi nhất (phân tích 1 chỉnh thể ra thành các yếu tố thành phần) đối với tất cả các kích thích mà chó thu nhận được từ môi trường bên ngoài và từ môi trường bên trong của cơ thể: sự tổng hợp của chó cũng như vậy.
Ví dụ, một con chó dã được luyện tập quen với việc chọn đồ vật có thể chọn được chính xác một vật cần thiết theo mùi giữa 10 - 15 các đồ vật khác, mặc dù các đồ vật đó có các mùi khác nhau. Trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể thử được sự phân biệt rõ ràng giữa 100 nhịp đập của máy nhịp. Trong q phút với 96 nhịp đập và phân biệt được sự giao động giữa 500 âm với 498 âm và những tác động khác.
Ví dụ về sự gắn bó mật thiết giữa hoạt động phân tích và hoạt động tổng hợp của vỏ đại não là cơ sở của cấu trúc của phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là sự tổng hợp, là sự nối liền kích thích có điều kiện với phản ứng do chính kích thích đó gây ra. Việc phân tích và tổng hợp diễn ra đồng thời và điều này tạo khả năng cho việc hoàn thiện liên tục phản xạ có điều kiện: phản xạ lúc đầu xuất hiện không rõ ràng, sau đó dần dần trở nên chính xác và nhất định. Điều đó được cắt nghĩa bởi sự ưu việt trong thời gian đầu hình thành phản xạ có điều kiện của việc hình thành phản xạ có điều kiện, do sự khuyếc tán của hưng phấn, sự lan rộng phản xạ dần dần phát triển. Trong khi tiếp tục củng cố vững chắc phản xạ, chúng ta đạt được sự thể hiện chính xác và nhất định của nó (thời kỳ đặc biệt của phản xạ có điều kiện). Đối với trường hợp này, tất cả các phản xạ giống nó về mặt phản ứng lại các kích thích hỗn hợp thì đều bị mất đi ý nghĩa của mình, chúng bị dập tắt do sự phát triển của ức chế biệt hoá.
Khi đặc biệt hoá phản xạ có điều kiện thì hoạt động phân tích của vỏ não bộ cũng có một cách tạm thời. Việc đặc biệt hoá diễn ra nhanh hơn khi tín hiệu chủ yếu được củng cố, còn các kích thích hỗn hợp thì được áp dụng không có củng cố.
Trên cơ sở của hoạt động liên kết lẫn nhau giữa phân tích và tổng hợp của vỏ não đã tạo ra cho động vật khả năng thích nghi đối với điều kiện để tồn tại. Nơi mà động vật cần phản ứng lại đối với một tập hợp các kích thích thì sẽ xảy ra hoạt động tổng hợp, còn nơi mà động vật cần phản ứng lại từng kích thích nghiêm ngặt nhất định thì sẽ xảy ra hoạt động phân tích. Đối với trường hợp này, động vật trả lời bằng sự ức chế đối với tất cả các kích thích khác nhau, ngoài ra còn đối với cả kích thích gây ra phản ứng dương.
Ví dụ, trong việc truy lùng dấu vết, ở chó thể hiện cả hoạt động phân tích hoạt động tổng hợp của vỏ não bộ. Chó cần phải tìm dấu vết của một người bất kỳ nào đó, ở trường hợp này là hoạt động chung. Nhưng khi chó tìm dấu vết của một người cụ thể căn cứ theo mùi, chó sẽ phân tích chính xác (hoạt động phân tích) mùi của dấu vết với các mùi lạ khác. Đối với các mùi này, chó thể hiện ức chế biệt hoá. Nếu chó bị bắt buộc phải tìm dấu váêt chỉ của một người trong suốt cả thời gian nó làm việc thì hoạt động tổng hợp của vỏ não sẽ hạn chế và chó sẽ không tìm dấu vết theo mùi của những người khác. Do đó cần phải tập luyện cho chó biết tìm dấu vết của nhiều người khác nhau, nghĩa là phải liên tục thay đổi người phụ việc.
Do vậy, hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ đại não có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể động vật. Nó cho phép chó có khả năng định hướng trong hoàn cảnh xung quanh và phản ứng lại các kích thích khác nhau một cách đúng đắn.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
4. CÁC PHẢN ỨNG TRỘI NHẤT (ƯU THẾ NHẤT) CỦA HÀNH VI VÀ CÁC DẠNG (KIỂU) HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CỦA CHÓ

Hành vi của chó quy định bởi vô số các phản xạ trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của cơ thể. Các phản ứng bản năng là được di truyền từ các thế hệ trước, nhưng cấp độ và sự thể hiện của chúng lại phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể và sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Trong quá trình của sự sống, các bản năng được bổ sung thêm bằng rất nhiều các phản xạ có điều kiện. Đối với những con chó đã trưởng thành, các bản năng được phức tạp hoá lên và trở thành các phản ứng phức tạp (các hoạt động trả lời).
Các phản ứng phức tạp cơ bản gồm có: các phản ứng thuộc về ăn uống, phản ứng tự vệ, phản ứng định hướng và phản ứng thuộc về giống. Phản ứng thuộc về ăn uống thể hiện khi chó đói, buộc chó phản đi tìm kiếm cái ăn và thức ăn. Phản ứng này kèm theo một nhóm các phản xạ thuộc về ăn uống khác nữa (bắt giữ thức ăn, cắn thức ăn, đào bới, nuốt, tiết nước bọt…).
Phản ứng tự vệ cho chó khả năng tránh nguy hiểm. Phản ứng này thể hiện ở 2 hình thức: tự vệ tích cực và tự vệ thụ động.
Phản ứng định hướng thể hiện khi chó bị tác động bởi những kích thích mới. Các phản xạ này, I.P.Páplốp gọi là các phản xạ thuộc về nghiên cứu hay các phản xạ "cái này là gì". Các phản xạ định hướng thể hiện khi chó ngửi vật, khi lắng nghe, khi quay đầu về phía có kích thích (tự vệ)… trong quá trình của sự sống, phản xạ bẩm sinh này càng phức tạp lên và với sự hỗ trợ của phản xạ này, chó không chỉ quen với hoàn cảnh mới hoạc quen với các kích thích lạ đối với nó mà chó còn thể hiện những hoạt động rất phức tạp, ví dụ ẩn trốn. Từ các phản xạ định hướng lại sinh ra các phản xạ khác. Nếu thấy kích thích mới có vẻ nguy hiểm thì chó sẽ tấn công lên kích thích đó hoặc bỏ chạy, nghĩa là phản xạ định hướng được thay bằng phản xạ tự vệ ở hình thức tích cực hay thụ động. Phản xạ định hướng đối với mỗi thức ăn được thay bằng phản xạ thuộc về ăn uống…
Phản xạ thuộc về giống xuất hiện khi có kích thích thuộc về giống cùng với bản sinh dục. Các phản xạ thuộc về giống và sinh đẻ được thể hiện là do có các kích thích bên trong và các kích thích bên ngoài. Khi tập luyện không được sử dụng các phản xạ này. Tuy nhiên, trong khi luyện tập mà các phản xạ này thể hiện mạnh mẽ thìe sẽ gây phiền hà cho việc tập luyện và gây ra ức chế tất cả các phản xạ khác.
Phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền, vào trạng thái vật lý về các điều kiện sống (giáo dục), thì các phản ứng hành vi cơ bản phức tạp của chó thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Phản ứng đối với các kích thích đặc biệt một cách tương đối liên lục và mạnh mẽ gọi là phản ứng trội nhất (ưu thế nhất).
Một số phản ứng cơ bản phát triển và thể hiện ở chó trong một cấp độ ngang bằng thì được gọi là các phản ứng hỗn hợp trội nhất. Ví dụ, có những con chó hung do hàn nhát thì chúng thể hiện các phản xạ tự vệ tích cực và các phản xạ thuộc về ăn uống mạnh mẽ như nhau hoặc các phản xạ định hướng và các phản xạ tự vệ thụ động cũng được thể hiện mạnh mẽ như nhau…>>

XÁC ĐỊNH PHẢN ỨNG TRỘI NHẤT>>


Để xác định được phản ứng não ở chó là phản ứng trội nhất thì phải dùng cấp kích thích khác nhau tác động lên chúng, Để kích thích phản ứng định hướng thì cần chọn một hoàn cảnh mới, để kích thích phản ứng thuộc về ăn uống và tự vệ thì sử dụng thức ăn và những người là làm tác nhân kích thích đối với chó.
Mọi công việc nghiên cứu phải được tiến hành vào buổi sáng, trước khi chó chó ăn hoặc sau ít nhất là 4 giờ sau khi cho chó ăn. Phải có hai người phụ việc tham gia, 1 người huấn luyện (người chỉ đạo) và người dạy thú tất cả phải nấp kín và quan sát hành vi trung thành của chó ở hoàn cảnh mới (tức là xem chó phản ứng lại sự chăm sóc của chủ). Sau đó 1 trong 2 người phụ việc gây ồn ào và vài phút sau thì bước ra khỏi chỗ ẩn náu và bình tĩnh tiến lại chó với khoảng cách độ khoảng 5 - 6m rồi lại nấp vào 1 chỗ khác. Mục đích của lần vừa rồi là xem chó biểu lộ phản ứng đối với người đi qua thản nhiên. Người phụ việc vừa mới đến chỗ nấo thì từ phía đối diện theo tín hiệu của huấn luyện viên, người phụ việc thứ 2 bước ra khỏi chỗ nấp và cầm một cái roi nhanh chóng tiến lại gần chó, tấn công tích cực đối với chó sau đó lại nấp vào một chỗ. Tiếp theo người dạy thú (chủ) mang thức ăn ra đặt trước mặt chó và rồi cũng lại lui vào chỗ nấp. Khi chó vừa mới bắt đầu ăn thức ăn thì người phụ việc thứ 2 (người cầm roi) bước ra và tấn công chó, vừa tấn công chó vừa làm ra vẻ cố cất thức ăn đi. Sau 2 lần như vậy, người phụ việc lại lui vào chỗ nấp. đến đây sự biểu lộ phản ứng trội nhất kết thúc.
Trên cơ sở của những điều kiện quan sát được, ta rút ra kết luận xem phản ứng nào là trội nhất, nghĩa là những phản xạ nào thể hiện tích cực nhất.
Trong trường hợp này, sự biểu hiện của các phản ứng trội nhất của chó căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản tiếp theo.
Nếu chó có tính trội ở các phản ứng tự vệ dưới hình thức tích cực thì nó sẽ phản ứng nhanh đối với sự thay đổi của hoàn cảnh. Khi người phụ việc xuất hiện thì phản ứng định hướng biến thành phản ứng tự vệ - chó vùng chạy về phía người giúp việc, xông vào sủa và chỉ trực lăn xả vào anh ta. Hành động này còn trở nên tích cực hơn khi người giúp việc thứ 2 bước ra khỏi chỗ nấp và trêu chó khi nó đang ăn. Chó lập tức lao về phía anh ta và chỉ trực vồ lấy anh ta lập tức không quay trở lại chỗ thức ăn.
Chó có tính trội ở phản ứng tự vệ dưới hình thức tự vệ thụ động thì ở hoàn cảnh mới, nó chỉ hèn nhát đưa mắt nhìn xung quanh, khi xuất hiện người phụ việc thì nó chỉ muốn chạy trốn; khi người ta trêu nó thì nó chạy về phía dối diện và chỉ muốn chạy trốn hoặc áp sát xuống đất, chó ăn uống thất thường hoặc hoàn toàn không chịu ăn.
Chó có tính trội ở phản ứng định hướng là nó biết lắng tai nghe, ngồi đất đưa mắt nhìn xung quanh. Nếu người phụ việc cứ chạy mãi ở phía trước nó thì nó hít hít ngửi ngửi và quấn quýt. Nó chưa ăn ngay. Khi người ta trêu nó thì nó cũng không thể hiện phản ứng tự vệ.
Phản ứng định hướng xuất hiện trước các phản ứng khác và cũng nhanh chóng bị thay thế bằng các phản ứng khác. Tính trội của phản ứng định hướng ít khi có.
Sự biểu hiện của phản ứng tự vệ trong tập hợp cùng với phản ứng thuộc về ăn uống được thể hiện ở cùng 1 cấp độ của sự phát triển các phản xạ tự vệ và các phản xạ thuộc về ăn uống. Chó nhảy xổ vào người lạ và đồng thời nó cũng rất muốn ăn.
Khi tập luyện cần thiết sử dụng riêng biệt từng phản ứng (bản năng) và đặc biệt là biết sử dụng riêng biệt trong tính trội
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
5. CÁCH DÙNG (HIỆU) HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CỦA CHÓ

Ở một số con chó, phản xạ hình thành nhanh sau vài lần lặp lại các kích thích có điều kiện và không có điều kiện, còn ở một số con chó khác thì phản xạ hình thành chậm, mặc dù các kích thích có điều kiện và không có điều kiện lặp đi lặp lại vài chục lần phối hợp thậm chí hàng trăm lần phối hợp.
Cùng với điều đó ở một số con chó, các phản xạ hình thành rất bền vững, nhưng ở một số con chó khác thì các phản xạ lại rất dễ bị phá vỡ, và cũng như vậy cấp độ thể hiện quá trình ức chế và khả năng biệt hoá ở mỗi con chó cũng khác nhau.
Khi nghiên cứu những hiện tượng này, I.P.Páplốp xây dựng học thuyết về các dạng hoạt động thần kinh cao cấp. Ông xác định 3 tính chất cơ bản của các quá trình hưng phấn và ức chế là: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt của chúng.
Tập hợp khác biệt của các tính chất này định ra các dạng hoạt động thần kinh cao cấp khác nhau. I.P.Paplốp xác định 4 thứ dạng hoạt động thần kinh cao cấp chủ yếu.:

1. Dạng hưng phấn (dễ xúc động) - dạng mãnh liệt, dạng công kích. Dạng này có đặc điểm là quá trình hưng phấn rất mạnh mẽ và trội hẳn lên sự ức chế. Các quá trình thần kinh ít linh hoạt. Những con chó thuộc dạng hoạt động thần kinh cap cấp này là những con chó có nghị lực tốt và định hướng nhanh.
Khi căng thẳng quá mức quá trình ức chế của dạng hưng phấn, thì ở chỗ tương đối dễ phát bệnh của hệ thần kinh - đó là bệnh rối loạn thần kinh chức năng. Sự "gàn đoạn" hoạt động thần kinh diễn ra về phía hưng phấn, động vật trở nên bị kích động.

2. Dạng linh hoạt (thể tạng ứ máu, nhiều máu). Các quá trình thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt.
Chó phản ứng lại môi trường xung quanh một cách bình tĩnh, dễ gần. Các phản xạ có điều kiện dương tính cũng như ức chế được hình thành nhanh và tìm lại bền vững. Sự phân biệt mùi tốt. Những con chó thuộc dạng hoạt động thần kinh cao cấp này rất dễ huấn luyện.

3. Dạng thụ động (thản nhiên, lãnh đạm). Các quá trình thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, nhưng ít linh hoạt. Những con chó thuộc dạng này định hướng nhanh, phản ứng bình tĩnh, bề ngoài ít linh hoạt, đôi khi uể oải. Các phản xạ có điều kiện dương tính và ức chế hình thành chậm, nhưng tồn tại bền vững. Sự phân tích các kích thích diễn ra từ từ nhưng lại thể hiện chính xác.
Đa dạng hoạt động thần kinh cao cấp nêu ở trên là 3 dạng hoạt động thần kinh mạnh mẽ. Những con chó có các dạng này là những con chó có sức chịu đựng của hệ thần kinh cao và có khả năng làm việc tốt.

4. Dạng ức chế yếu (đa sầu). Các quá trình thần kinh yếu, đặc biệt là quá trình hưng phấn (các quá trình không cân bằng). Các phản xạ có điều kiện hình thành rất khó khăn và không bền vững, bởi vì chúng bị ức chế bởi mọi sự ảnh hưởng bên ngoài. Phản ứng định hướng thể hiện tốt và tồn tại lâu, do vậy mà ức chế bên ngoài rất dễ xảy ra. Những con chó thuộc dạng này thường rất hèn nhát, nhưng sự hèn nhát cũng có thể là do việc giáo dục chó con chưa đúng đắn và do có những con chó thuộc dạng hoạt động thần kinh cao cấp bất kỳ. Những con chó thuộc dạng ức chế biến dạng mạnh mẽ, có thể đưa vào tập luyện được và chúng có thể được sử dụng để làm nghiệp vụ.
Những con chó có dạng hoạt động thần kinh cao cấp yếu rõ rệt thì không thể sử dụng để tập luyện được. Ở những con chó này, sự hoạt động thần kinh cao cấp dễ bị phá hoại (dễ mắc bệnh rối loạn thần kinh chức năng).
I.P.Páplốp đã chỉ ra rằng: ngoài 4 dạng hoạt động thần kinh chủ yếu còn có các dạng trung gian theo đặc điểm của tính chất của các quá trình thần kinh và các dạng trung gian này xen giữa các dạng chủ yếu.
Hành vi bên ngoài của chó không luôn luôn tương ứng với mỗi dạng hoạt động thần kinh cao cấp nhất định và cũng có thể còn không trùng với 1 dạng nào của hệ thống thần kinh.
Để hiểu thấu những đặc điểm này, mỗi người dạy thú (huấn luyện viên) phải theo dõi cẩn thận từng đặc điểm của hoạt động phản xạ có điều kiện ở con chó của mình và những đặc điểm nào cần phải chú ý thì phải ghi vào sổ tập luyện. Căn cứ vào các dạng đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp, người ta xây dựng một luận điểm riêng trong việc tập luyện chó. Bởi vì thực tế cho thấy rằng, ở trong các điều kiện bình thường, động vật không thể biểu hiện một cách đầy đủ các đặc tính logic điển hình của các quá trình thần kinh, khi chọn lọc chó để huấn luyện cần phải tính đến phản ứng trội nhất và xác định dạng hành vi bên ngoài của chó một cách toàn diện. Nói chung, có thể chia ra làm 4 dạng hành vì bên ngoài cơ bản của chó như sau: dạng hưng phấn vừa phải (có chừng mực); dạng ít linh hoạt, điềm tĩnh; dạng hưng phấn; dạng nhát thụ động.

5. Sự rối loạn hoạt động phản xạ có điều kiện ở chó khi tập luyện chúng (chứng rối loạn thần kinh chức năng). Những trường hợp rối loạn hoạt động phản xạ có điều kiện khác nhau ở những con chó đang được tập luyện không phải là ít. Điều này thể hiện dưới hình thức chó hoặc dần dần, hoặc nhanh chóng trở nên uể oải, trạng thái khó chịu, sợ hãi chủ hoặc sợ các kích thích khác, hoặc quá trình hưng phấn, chạy lăng nhăng, chạy hỗ loạn, chó rên ư ử, chó kêu ăng ẳng … chó không làm việc chính xác theo tín hiệu của huấn luyện viên hoặc không thể làm việc được. Khả năng phân biệt mùi để tìm vật và khả năng phân biệt mùi theo dấu vết bị ức chế. Chó luôn luôn bị mất mùi phải tìm hoặc thậm chí phản ứng tìm kiếm hoàn toàn bị rối loạn. Chó thường không trả lời các kích thích có điều kiện.
Những nguyên nhân gây ra hành vi như vậy ở chó là do: đối xử với chó thô bạo, tác động lên chó những kích thích quá mạnh, đặc biệt là những kích thích để tập luyện chó chọn mùi và tìm dấu vết; sử dụng hình thức hung bạo đối với những con hưng phấn; bắt chó vượt qua các chướng ngại vật không vừa sức đối với chó; muốn chó hình thành các kỹ năng giam chân người chạy trốn một cách nhanh chóng nhưng lại ít khi chuyển đổi chó từ trạng thái hưng phấn sang trại thái yên tĩnh mà lại kích thích đau đớn mạnh mẽ lên chó; áp dụng liên tiếp các khẩu lệnh đối lập; áp dụng không khéo các kích thích thuộc về diện khi hình thành ở chó các kỹ năng không nhặt thức ăn trông thấy ở đất … rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đế sư căng thẳng quá mức của các quá trình thần kinh hưng phấn, ức chế hoặc linh hoạt.
Trong sự hoạt động của các tế bào thần kinh có thể xuất hiện từng sự rối loạn riêng biệt trong số các sự rối loạn kể trên hoặc ngay lập tức có thể xảy ra một vài sự rối loạn.
Các hình tyhức biểu hiện chứng rối loạn thần kinh chức năng rất đa dạng và chúng phụ thuộc vào điều: quá trình thần kinh nào chịu sự căng thẳng quá mức và những nhóm phản xạ nào bị rối loạn, bị phá vỡ (các phản xạ tự vệ, các phản xạ thuộc về ăn uống …). Tuy nhiên, tất cả các sự rối loạn đều có những đặc điểm chung. Các chứng rối loạn thần kinh chức năng phát triển mãn tính và các sự rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp thể hiện rất bền vững. Khi ở chó xuất hiện các chứng rối loạn thần kinh chức năng thì hành vi của chó không tương ứng với những điều kiện tác động lên chúng. Các phản xạ bị sai lệch và lộn xộn.
Để xác định chứng rối loạn thần kinh cần phải chấm dứt ngay việc tập luyện cho chó nghỉ ngơi vài ngày, còn đối với những trường hợp nặng thì phải cho chó nghỉ ngơi vài tuần hoặc vài tháng.
Đề phòng các chứng rối loạn thần kinh chức năng trong khi tập luyện cho chó thì phải cho chó tập luyện theo một hệ thống tập luyện nhất định, chấp hành liên tục và phương pháp hình thành từng kỹ năng, đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tập luyện ở từng giờ tập luyện. Cần phải chấp hành luận điểm riêng trong việc tập luyện chó và các nguyên tắc áp dụng những kích thích khác nhau
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
6. NHỮNG TÁC NHÂN KÍCH THÍCH ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG VIỆC TẬP LUYỆN CHÓ

Mô thần kinh bị hưng phấn dưới sự ảnh hưởng của các tác nhân kích thích của môi trường bên ngoài và của môi trường bên trong cơ thể. Tất cả những gì tác động lên các cơ quan thụ cảm của chó và gây ra những cảm giác nhất định thì đều gọi là tác nhân kích thích.>>

SỰ TIẾP NHẬN CÁC KÍCH THÍCH BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CỦA CHÓ>>


Chó tiếp nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài khi chúng tác động lên cơ thể mình qua các cơ quan cảm thụ khác nhau - đó là các cơ quan khứu giác, thị giác, xúc giác và vị giác. Mỗi cơ quan này thích ứng với việc nhận biết một loại kích thích đặc biệt. Ví dụ, cơ quan khứu giác nhận biết các mùi khác nhau; cơ quan thị giác nhận biết các sóng ánh sáng có bước sóng khác nhau và tần số giao động khác nhau, đồng thời có thể nhận biết được các dạng và các độ đậm sáng khác nhau về màu sắc của vật thể, của ánh sáng loé, dạng và độ lớn của chuyển động của vật thể (tốc độ) và có thể nhận biết được khoảng cách của vật thể trong không gian.
Chó nắm được một cách chính xác những đặc điểm chuyển động của người và của các phần riêng biệt của cơ thể người, nó nhận biết và phân tích được các cử chỉ khác nhau của tay, các động tác câm (cử chỉ) của nét mặt, có thể nhận biết được dáng điệu và tốc độ chuyển động của huấn luyện viên và của quần áo của chủ. Tất cả các điều trên đây thực tế sẽ trở thành kích thích có điều kiện. Đặc biệt là chó sẽ phản ứng lại một cách tích cực đối với những vật đang chuyển động và đi xa khỏi nó bằng phản ứng đuổi theo, còn những vật chuyển động tiến đến gần nó thì sẽ buộc nó phải đề phòng và đôi khi rút.........

(Khuyết trang 79 của bộ tài liệu)

......... Những cơ quan khứu giác của chó chỉ đặc biệt nhạy cảm với những mùi trực tiếp liên quan đến điều kiện sống của nó. Đối với những mùi như focfrinalin, ê te, xilon, mùi cao (chất chiết xuất), mùi dầu hoa hồng … chó thụ cảm thậm chí kém hơn so với người, còn đối với những mùi có nguồn gốc động vật (máu, thịt, nước tiểu …) thì chó vô cùng nhậy cảm. Hơn thế nữa, chó có thể ngửi thấy được cả những mùi mà con người không ngửi thấy được, ví dụ như mùi ký ninh và mùi muối ăn trong dung dịch nước muối ở nồng độ 1/10.000.
Người ta sử dụng những đặc điểm về khứu giác của chó để dạy chúng tìm thủ phạm theo những dấu vết về mùi không rõ ràng. Những con chó được huấn luyện tốt đối với nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết có mùi và theo mùi của vật để lại thì có thể sẽ phát hiện và tìm được thủ phạm giữa những người khác sau vài tiếng đồng hồ.
Trong những năm gần đây, ở đất nước ta và ở nước ngoài, người ta đã sử dụng chó để thăm dò địa chất. Thực tế cho thấy rằng, những con chó được tập luyện đặc biệt có thể phát hiện được những quặng khác nhau không chỉ ở bề mặt thổ nhưỡng mà còn ở sâu trong lòng đất đến 5-7m hoặc sâu hơn nữa nhờ cơ quan phân tích khứu giác.
Theo các tài liệu thí nghiệm của G.A.Vaxilicvn, những con chó béc giê phương Đông là những con chó được sử dụng nhiều nhất vào công việc này. Đây là những con chó đã được huấn luyện để làm nghiệp vụ truy lùng. Những con chó này đã được tập luyện để tìm các dấu vết có mùi không rõ ràng và để tìm người, vật nhờ sự hỗ trợ của cơ quan phân tích khứu giác. Chúng đã được chuyển sang làm nhiệm vụ tìm khoáng sản quý.
Theo các tài liệu nghiên cứu của V.P.Dunaey, một con chó có nhiệm vụ truy lùng đã tìm ra được một chiếc vali cùng với nhiều đồ vật khác giấy ở một nơi trước đó 4 ngày đêm; con chó đó đã phát hiện ra chiếc vali chỉ sau 7 phút kể từ khi nó nhận nhiệm vụ lục soát. Tất cả đồ vật có ở trong va li người ta cho chó ngửi và dẫn chó đến một nhóm người, trong đó có một người là chủ chiếc va li đó. Chó tìm ra được người đó ngay lập tức. Những ví dụ trên cho phép ta khẳng định chắc chắn về những khả năng lớn lao đối với việc sử dụng các cơ quan phân tích khứu giác của chó. Điều chủ yếu trong việc tập luyện chó về nghiệp vụ tìm dấu chủ theo dấu vết có mùi là việc hình thành các kỹ năng khứu giác phức tạp để phân biệt tinh vi các kích thích có mùi. Phương pháp phản xạ có điều kiện đã chứng minh rằng cho cảm thụ được sự có mặt của một phần tử vật chất có mùi trong 1 lít không khí.
Các cơ quan cảm thụ ở da đóng vai trò sống còn trong hành vi của chó và trong khi tập luyện. Các cơ quan cảm thụ ở da nhận biết được tác động của ánh sáng mặt trời, sự ấm áp của không khí và của mặt đất hoặc sự lạnh giá của băng và tuyết, cường độ của gió, sự tiếp giáp, sức ép và những ảnh hưởng của bệnh tật. Các cơ quan phân tích da liên quan mật thiết với cơ quan vận động cơ.
Hành vi của chó chỉ đạt được mục đích khi tất cả các cơ quan phân tích liên kết với nhau. Khi các cơ quan cảm thụ khác nhau liên hệ mật thiết với nhau thì sẽ đảm bảo cho chó định hướng trong môi trường xung quanh tốt. Ví dụ, sau khi nghe thấy âm thanh, chó liền quay đầu và mắt về phía có tiếng động đó. Kích thích ánh sáng, ở mức độ nhất địnhm cũng gây ra phản ứng im lặng lắng nghe ở động vật, loa tai của nó vểnh lên nghe ngóng cảnh giác … Các cơ quan phân tích vận động thực hiện vai trò chủ đạo - sự hưng phấn từ tất cả các cơ quan phân tích đều dồn về cơ quan phân tích vận động và ở chó xuất hiện phản xạ vận động nhất định của cơ thể.
Những kích thích bên trong ảnh hưởng rất quan trọng đối với hành vi của chó khi tập luyện như: các chất hoá học của máu và của các chất lỏng khác trong cơ thể và hóc môn của các tuyến chế tiết bên trong. Sự thay đổi các yếu tố hoá học của máu ảnh hưởng đến các phản xạ hô hấp. Nếu không cho ăn uống đầy đủ các chất tạo máu thì sẽ làm cho động vật thể hiện bản năng tìm thức ăn.
Như trên đã nói, các kích thích từ tất cả các cơ quan bên trong được dẫn đến vỏ não, ở vỏ não chúng nhập vào một mối với nhau và nhập vào một mối cùng với các kích thích từ môi trường bên ngoài đã vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến sự thể hiện của những cảm giác do các kích thích bên ngoài gây ra, có nghĩa là: ngay cả hành vi phản ứng của chó ở môi trường bên ngoài cũng phụ thuộc vào các quá trình diễn ra ở bên trong cơ thể. Ví dụ, khi trạng thái cơ thể mệt mỏi và khó chịu thì con chó có nhiệm vụ truy lùng. Cũng sẽ không thể nhận biết được người theo mùi, nghĩa là hành vi của nó đã bị thay đổi do tác động của các kích thích bên trong cơ thể. Điều này cũng đúng với cả trường hợp khi chó bị đầy nước tiểu trong cơ thể.
Khi tập luyện, có những kích thích sau đây tác động lên chó:
- Các kích thích âm thanh (các khẩu lệnh chuẩn mực, tiếng huýt sáo, tiếng súng nổ, tiếng nổ …)
- Các kích thích ánh sáng (các kích thích thị giác) - đó là cử chỉ của tay, ánh sáng của pháp sáng, màu sắc của quần áo và áp quần huấn luyện viên, cử chỉ của nét mặt của huấn luyện viên, hình dạng của các vật khác, hình thức và kích thước của các vật thể, độ chói về màu sắc của các vật thể …
- Những kích thích thuộc về ăn uống như: thịt, bánh mì, đường …
- Những kích thích cơ học như: giật mạnh dây cương, đánh bằng doi, đánh bằng gậy, ấn mạnh tay lên những phần nhất định của cơ thể …
- Những kích thích thuộc về khứu giác: mùi riêng biệt của người để lại dấu vết, của vật, mùi của thức ăn…
Trong những trường hợp riêng biệt thì có thể dùng dòng điện yếu với tư cách là một kích thích, song phải hết sức thận trọng.
Cần biết rằng, huấn luyện viên và người phụ việc cho huấn luyện viên luôn luôn là những kích thích đa dạng tác động lên chó và họ chính là các kích thích tập hợp.
Trong quá trình tập luyện phải biết tác động lên cơ thể chó những kích thích khác nữa của môi trường xung quanh, tức là toàn bộ hoàn cảnh mà huấn luyện viên và chó đang tiếp xúc. Tính toàn vẹn của hoạt động phản xạ có điều kiện được thể hiện trong tính hệ thống, trong bản đúc (sự dập khuôn), trong sự điều chỉnh và đổi hướng của các phản ứng dựa theo các tín hiệu hoàn chỉnh. Nhờ điều này mà hành vi của động vật được xác định không phải chỉ bởi các tín hiệu đơn lẻ mà bởi cả bức tranh toàn vẹ của điều kiện xung quanh.
Các kích thích được áp dụng trong khi tập luyện có thể là các kích thích có điều kiện và không điều kiện
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC KÍCH THÍCH KHÔNG ĐIỀU KIỆN>>


Các kích thích gây ra sự thể hiện của phản xạ không điều kiện thì gọi là các kích thích không điều kiện. Chúng còn được gọi là các kích thích củng cố thêm. Song, cùng là một kích thích, tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể trong trường hợp này thì là không điều kiện, trong trường hợp khác thì lại là có điều kiện.
Khi tập luyện cho chó, người ta thường hay áp dụng các kích thích thuộc về ăn uống và các kích thích cơ học với tư cách là những kích thích không điều kiện.>>

CÁC KÍCH THÍCH THUỘC VỀ ĂN UỐNG>>


Thức ăn là môi trường bên ngoài liên quan mật thiết với cơ thể của chó. Hình dạng, mùi vị của thức ăn, ví dụ như của thịt, đối với những kích thích này, chó trả lởi bằng một hoạt động phản xạ rất phức tạp. Khi tập luyệ chó, người ta sử dụng thức ăn như miếng thịt, miếng bánh mỳ, miếng đường để củng cố các kích thích có điều kiện (các kích thích tín hiệu) và để làm bền vững những hành động của chó khi nó trả lời một kích thích nhất định. Ví dụ, gọi tên riêng của chó và ngay lập tức cho nó một mẩu thịt. Sự lặp lại nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến việc hình thành một phản xạ có điều kiện đối với tên riêng, hoặc vừa mới ngồi xuống thì cho nó mẩu thịt. Sự phối hợp ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần cùng với việc chấp hành chế độ tập luyện nhất định (1 ngày khoảng 8 - 20 lần) thì trong một thời gian nhất định phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được hình thành. Sau đó, khi khẩu lệnh này được phát ra thì chó sẽ ngồi xuống mà không cần chủ phải ấn vào vùng thắt lưng và cho thức ăn, kích thích có điều kiện - khẩu lệnh "ngồi xuống" đã trở thành vật thay thế của kích thích không điều kiện.
Có thể sử dụng thức ăn với tư cách là kích thích không điều kiện. Ví dụ: để hình thành kỹ năng tiến đến chủ ở chó, ta phát lệnh khi chó đã tiến đến chỗ chủ thì để củng cố hành động, ta cho nó miếng thịt đó. Nhiều lần lặp lại điều trên cho đến khi kỹ năng này đã được củng cố vững ở chó. Bằng cách này, người ta còn sử dụng thức ăn để động viên chó vượt qua chướng ngại vật, để gây phản ứng sủa ở chó…
Như thế tức là: thịt ở trong mồm là kích thích không điều kiện, còn hình dạng và mùi của thịt thì lại là kích thích có điều kiện (có tín hiệu). Tốc độ của việc hình thành các phản xạ có điều kiện phụ thuộc nhiều vào cường độ của các kích thích. Để làm cho kích thích thức ăn tác động mạnh mẽ đối với chó thì càn phải tập luyện chó trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn khoảng 3 - 4 tiếng.>>

SỬ DỤNG BÁNH KẸO KHI TẬP LUYỆN>>


Kinh nghiệm cho thấy rằng: chó có khả năng phân biệt rất tinh vi thành phần hoá học của thức ăn. Nếu cho chó miếng thịt, miếng bánh mỳ, miếng đường thì thịt sẽ kích thích nó mạnh hơn. Do đó, khi tập luyện cho chó phải sử dụng đúng thức ăn cần thiết để củng cố kỹ năng. Khi tập luyện cần thực hiện một số yêu cầu nhất định sau đây:

1. Các miếng thịt phải có kích thước như nhau và to vừa phải. Nếu miếng thịt quá bé thì kích thích yếu và do đó phản xạ có điều kiện sẽ hình thành chậm hơn.

2. Trong 1 giờ tập luyện không nên thường xuyên cho chó những miếng bánh kẹo lớn, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến sự dập tắt phản xạ đang được hình thành, chó sẽ thực hiện những động tác cần thiết một cách uể oải (dập tắt có củng cố) do giảm sút sự hưng phấn của trung tâm thức ăn.

3. Trong khi tập luyện chỉ nên cho chó bánh kẹo để củng cố kích thích có điều kiện. Không được quá dễ trong việc cho chó bánh kẹo, bởi vì như vậy sẽ gây khó khăn trong việc hình thành các phản xạ có điều kiện.
Thông thường thì khi cho chó bánh kẹo phải kèm với khẩu lệnh "tốt" và vuốt ve chó để nhằm hình thành phản xạ có điều kiện đối với các kích thích này. Khi các kỹ năng đã được hình thành bền vững (một cách tự động hoá) thì việc cho chó bánh kẹo cũng sẽ phải thưa hơn và sau đó thay bằng khẩu lệnh "tốt" và vuốt ve chúng. Ở đây hoạt động phản xạ có điều kiện có ý nghĩa độc lập
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC KÍCH THÍCH CƠ HỌC>>


Huấn luyện viên sử dụng tác động cơ học kên lớp da của chó khi tập luyện bằng rất nhiều cách:
- Dùng roi, gậy (đánh bằng cách lực khác nhau)
- Dùng tay ấn vào những phần nhất định của cơ thể (vùng thắt lưng, vai…) hoặc vuốt ve lên da chó ở vùng cổ và lưng
- Dùng vòng xích cổ nghiêm ngặt
- Dùng dây cương (giật mạnh vòng xích cổ)
Các kích thích này được sử dụng vớ tư cách là các kích thích không điều kiện
Các cơ quan thụ cảm của da tiếp nhận tác động của các kích thích cơ học và tuỳ thuộc vào cường độ của kích thích mà xuất hiện cảm giác giao tiếp, cảm giác sức ép và cảm giác đau đớn. Để trả lời các cảm giác này, thì xuất hiện các phản xạ vận động phòng thủ đặc biệt. Đối với các kích thích đau đớn thì các phản xạ vận động phòng thủ đặc biệt lại được thể hiện ở cấp độ mạnh mẽ hơn.
Điều đặc biệt của các cơ quan thụ cảm khi bị đau là chúng ít thích ứng được với kích thích tác động lên chó. Do đó, việc tác động gây đau đơn vừa phải đối với chó sau khẩu lệnh đã được phát ra buộc chó phải thực hiện những vận động cần thiết. Điều này tạo ra khả năng nhanh chóng trong việc hình thành các phản xạ có điều kiện đối với các khẩu lệnh của huấn luyện viên.
Qua các thí nghiệm, các nhà sinh lý học khẳng định rằng: sau khi hình thành các phản xạ phòng thủ có điều kiện (nếu các phản xạ này được củng cố vững chắc) thì có thể không cần sự củng cố thêm không điều kiện nữa, mà các phản xạ có điều kiện vẫn tồn tại được lâu dài và thậm chí có thể còn được tăng cường. Điều này được ước định bởi cơ thể khi tránh các kích thích gây đau đớn thì lúc đó giống như các kích thích thuộc về ăn uống chẳng hạn, cơ thể sẽ cố giữ và tăng cường hưng phấn. Cần phải xem xét các đặc điểm này khi tập luyện cho chó. Ở nơi nào các kỹ năng cơ thể được hình thành mà chỉ cần áp dụng các tác động cơ học, không cần sử dụng kích thích thức ăn thì phản xạ sẽ bền vững hơn.
Huấn luyện viên khi sử dụng các kích thích cơ học (không điều kiện) cố gắng gây ra những vận động cần thiết (phản ứng phòng thủ dưới hình thức thụ động) ở chó hơn là bắt các hành vi của chó phụ thuộc vào mục đích của mình. Nhưng cần phải luôn xem xét các đặc điểm của chó và sức mạnh của các kích thích được đem ra sử dụng để không cho phép chó phản công lại. Mặt khác, việc áp dụng các tác động cơ học mạnh (đành, giật mạnh, ấn mạnh) đối với những con chó nhất định, thì sẽ làm cho nó không chịu tập luyện, chó sẽ sợ huấn luyện viên và đôi khi có thể cắn lại cả huấn luyện viên.
Trong quá trình tập luyện, có thể dùng người lạ làm để tác động cơ học đối với chó (người phụ việc cho huấn luyện viên). Người phụ việc phải làm cho chó có phản ứng phòng thủ tích cực (công kích, hung dữ) và quyết đuổi theo anh ta và túm lấy quần áo của anh ta, để đạt được mục đích này người phụ việc của huấn luyện viên phải theo dõi hành vi của chó và tiếp tục phải dùng roi đánh chó, điều chỉnh sao cho chó không rút lui thụ động. Trong tất cả mọi trường hợp, chó phải tấn công, còn người phụ việc cho huấn luyện viên phải rút lui. Chỉ có như vậy thì chó mới hoàn thiện sự công kích và mới hình thành tính dũng cảm và tính nghi ngờ người lạ. Các kích thích phòng thủ (cơ học) cần lặp đi lặp lại 3 - 4 lần trong một ngày.
Các cơ quan cảm thụ bị đau đớn không chỉ ở lớp da mà còn ở các bắp cơ. Do đó, khi ấn mạnh tay vào các bộ phận nhất định của cơ thể (ở vai, thắt lưng) thì cảm giác đau đớn càng tăng lên.
Khi tập luyện để hình thành phản xạ có điều kiện về ăn uống, huấn luyện viên cần phải có vuốt ve và cho chó bánh kẹo. Sự vuốt ve của chủ sẽ gây ra phản ứng quấn quýt đối với chủ và nó sẽ có cảm giác thoải mái khi tiếp xúc. Do đó, sau khi tác động cần thiết đối với chó và sau khi hình thành được phản xạ cần thiết thì phải vuốt ve nó (để khuyến khích).
Khi hình thành các kỹ năng giữ kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt ở chó, cần phải chọn dùng và biết áp dụng đúng các kích thích cơ học, đồng thời cũng phải tính đến điều: các kích thích cơ học ấy chẳng những phải gây ra các phản ứng phòng thủ ở chó, mà còn phải xem xét các phản ứng do ảnh hưởng như thế nào đối với sự làm việc của các cơ quan bên trong cơ thể (tim đập nhanh, hô hấp nhanh …). Cũng cần phải quan sát các đặc điểm hành vi của chó khi trả lời những cường độ kích thích khác nhau (đánh bằng roi, giật mạnh, ấn mạnh tay vào các bộ phần nhất định của cơ thể …).
Các kích thích cực mạnh thuộc về âm thanh và thuộc về ánh sáng gây ra phản xạ tự vệ (phòng thủ), bởi chó có cảm giác khó chịu, mặc dù các cảm giác này không phải là cảm giác đau đớn.>>

CÁC KÍCH THÍCH THUỘC VỀ ĐIỆN>>


Dòng điện là một kích thích chung, bởi vì nó gây ra hưng phấn đối với từng môn và đối với từng cơ quan của cơ thể động vật. Khi tập luyện chỉ sử dụng dòng điện ở một số trường hợp, ví dụ như để ức chế phản ứng thuộc về ăn uống của chó đối với thức ăn mà chúng tìm thấy ở mặt đất. Có thể sử dụng máy điện thoại ngoài dòng với tư cách là nguồn điện. Cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại kích thích này, nếu sử dụng không thành thạo loại kích thích này, thì sẽ dẫn đến việc làm rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp, và toàn bộ các phản xạ có điều kiện đã được hình thành sau khi đã củng cố thêm bằng thức ăn sẽ bị yếu đi và biến mất.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC KÍCH THÍCH CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Các kích thích có điều kiện là các kích thích gây ra sự thể hiện của các phản xạ có điều kiện. Các kích thích có điều kiện còn được gọi là các kích thích tín hiệu. Khi tập luyện cho chó, người ta sử dụng các kích thích âm thanh (khẩu lệnh), thị giác (cử chỉ) và các kích thích mùi … với tư cách là các kích thích tín hiệu.
Các kích thích có điều kiện có thể lan rộng và có thể làm tạm thời. Ví dụ, nếu thường xuyên dạy cho chó quen làm việc theo các vết có mùi vào sáng sớm thì vào buổi trưa nó có thể làm việc tồi hơn. Ví dụ, nếu huấn luyện viên ngay ở đầu giờ tập luyện đã củng cố thêm các khẩu lệnh và các cử chỉ bằng kích thích ăn uống mà đến cuối buổi tập lại không tiếp tục củng cố têm bằng kích thích ăn uống, thì quan hệ điều kiện chỉ hình thành một cách tạm thời. Chó thường ở đầu buổi tập làm việc rất tích cực, nhưng chỉ cần huấn luyện viên ngừng cho kẹo bánh là tính tích cực sẽ giảm rất nhanh. Trạng thái và sự thay đổi cường độ của kích thích … cũng trở thành kích thích có điều kiện.
Khi tập luyện cho chó, người ta sử dụng các khẩu lệnh bằng những cử chỉ bẳng tay khác nhau, các kích thích mùi (mùi đặc biệt riêng của con người) với tư cách là các kích thích có điều kiện. Ngoài ra, nét mặt, giọng điệu, dáng điệu và tốc độ chuyển động của huấn luỵên viên, hoàn cảnh thực tế nhất định cũng trở thành các kích thích có điều kiện. Chủ nhíu lông mày, tiếng hét của chủ hoặc chủ cúi rạp mình xuống đất, tất cả những điều này đều làm cho chó rối loạn, bởi vì các tín hiệu này liên quan đến các tác động mạnh gây đau đớn (cú đánh, giật mạnh…).
Các kích thích có điều kiện báo trước cho cơ thể về thức ăn, về sự nguy hiểm … và tạo cho nó khả năng trả lời kích thích. Huấn luỵên viên sử dụng các kích thích có điều kiện (tín hiệu) để điều khiển các hoạt động của chó trong khoảng cách. Điều này rất cần thiết ngay cả khi sử dụng chó trong nghiệp vụ.
Các khẩu lệnh: Các khẩu lệnh bằng lời khác nhau, khi tập luyện huấn luyện viên sử dụng với tư cách là các kích thích có điều kiện để hình thành các kỹ năng ở chó. Thông thường, một khẩu lệnh được đi kèm với một kích thích không điều kiện (sự củng cố thêm). Khi phản xạ đã bền vững, huấn luyện viên có thể đứng xa chó rồi phát lệnh để cho chó thể hiện phản xạ đã được hình thành.
Lần đầu tiên khẩu lệnh phát ra đối với chó phải là kích thích thờ ơ (lãnh đạm). Tuy nhiên, trả lời kích thích này vẫn có một phản xạ định hướng không điều kiện (chó quay đầu về phía có tiếng của huấn luyện viên, tai vểnh lên cảnh giác …). Tiếp đó, khi khẩu lệnh kết hợp với tác động của kích thích không điều kiện thì phản ứng định hướng đối với khẩu lệnh bị dập tắt và bắt đầu hình thành phản xạ có điều kiện.
Ví dụ, khẩu lệnh "thôi" trở thành kích thích có điều kiện sau rất nhiều lần được phối hợp với sự giật mạnh vòng xích cổ buộc chó phải chấm dứt hoạt động. Khi phản xạ đã được hình thành, khẩu lệnh "thôi" phát ra vừa đủ và chó chấm dứt hoạt động không mong muốn đối với huấn luyện viên mà không cần phải giật mạnh vòng xích cổ, nghĩa là khẩu lệnh đã trở thành tín hiệu có điều kiện.
Khẩu lệnh là một tập hợp âm thanh, chó phân biệt khẩu lệnh này với khẩu lệnh khác dựa theo tập hợp âm thanh khác nhau. Khẩu lệnh bị thay đổi hoặc bị sai lệch thì sẽ không gây ra các phản ứng trả lời đã được hình thành từ trước.
Ví dụ, nếu chó đã quen tiến lại gần huấn luyện viên theo khẩu lệnh "lại đây" thì đối với những từ hãy đến đây sẽ trở thành dửng dưng đối với chó. Nếu huấn luyện viên khi tập luyện cho chó phát hiện sai, nói suông hoặc chỉ dỗ dành chó thì điều kiện đó chỉ đánh lạc hướng chó và làm hại sự tập luyện của chó mà thôi. Khẩu lệnh giống như kích thích phức tạp bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
- Độ cao của âm thanh (yếu, ôn hoà, vang)
- Thanh điệu (âm sắc) của âm thanh (sắc thái riêng biệt của âm thanh của giọng người)
Cùng là một khẩu lệnh, giống như một kích thích âm thanh phức tạp cũng sẽ có ý nghĩa khác nhau khi ta thay đổi ngữ điệu. Nếu không củng cố thêm khẩu lệnh ở giọng bình thường mà khẩu lệnh lại được củng cố thêm bằng thức ăn ở giọng mệnh lệnh (hoặc củng cố thêm bằng tác động cơ học), thì phản xạ sẽ chỉ thể hiện đối với khẩu lệnh ở giọng mệnh lệnh. Điều này cho thấy rằng, chó có khả năng phân biẹt các sắc thái nhỏ nhất của cùng một giọng khẩu lệnh. Khi tập luyện cho chó cần phải xem xét đặc điểm này. Dùng các ngữ điệu khác nhau đối với khẩu lệnh bằng lời để hình thành kỹ năng ở chó, sẽ tăng thêm khả năng điều khiển của huấn luyện viên đối với hành vi của động vật khi chúng ở một khoảng cách nhất định xa huấn luyện viên.
Tuỳ thuộc vào điều kiện của công việc, huấn luyện viên có thể áp dụng các ngữ điệu khác nhau. Có một số ngữ điệu sau đây:
- Ngữ điệu đe doạ
- Ngữ điệu mệnh lệnh
- Ngữ điệu bình thường
Sự thay đổi ngữ điệu sẽ thay đổi tính chất của âm thanh. Tuy nhiên, các đặc tính cơ bản của âm thanh vẫn được giữ lại.
Ngữ điệu đe doạ được áp dụng khi cưỡng bức hoặc ngăn cấm. Các khẩu lệnh phải phát ra một cách đanh chói và với giọng cao. Nếu chó không thực hiện hành động đối với khẩu lệnh mệnh lệnh (khi chó đã có phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh này), thì huấn luyện viên phải phát lệnh đe doạ với giọng doạ nạt (nghiêm khắc) và phải củng cố thêm bằng tác động gây đau đớn (giật mạnh dây cương). Kích thích gây đau đớn là điều chủ yếu của phản xạ có điều kiện đối với ngữ điệu đe doạ.
Ngăn cấm - đây là một phản xạ có điều kiện, được hình thành bởi khẩu lệnh "thôi", khẩu lệnh này được phát ra gay gắt, vang. Phản xạ được hình thành trên cơ sở của việc củng cố thêm có gây đau đớn (ấn mạnh, đánh mạnh bằng roi, giật mạnh dây cương). Khẩu lệnh "thôi" được phát ra khi chó thực hiện những động tác mà người huấn luyện viên không vừa ý.
Ngữ điệu đe doạ chỉ được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Nếu sử dụng độc đoán ngữ điệu này, thì sẽ làm chó phát triển tính hèn nhát, điều đó sẽ gây ra khó khăn lớn cho huấn luyện viên.
Ngữ điệu mệnh lệnh được sử dụng khi hình thành các kỹ năng khác nhau đối với chó. Trong trường hợp này, khẩu lệnh phải được phát ra một cách khăng khăng, chắc chắn và phải được củng cố thêm bằng kích thích (thức ăn, giật mạnh …). Trên cơ sở đó thì phản xạ có điều kiện cụ thể mới được hình thành. Sau khi phản xạ có điều kiện đã được hình thành, chó phải thực hiện khẩu lệnh với ngữ điệu ra lệnh.
Đối với ngữ điệu bình thường thì khẩu lệnh phát ra phải sẽ sàng, âu yếm, khen ngợi và phát ra sau khi chó thực hiện được một hành động, cần thiếta. Khi phát ra ngữ điệu khen ngợi thì thường phải kèm thên từ "tốt", nhưng phải khen ngợi đối với trường hợp cần thiết và lặp lại nhiều lần để không làm lạc hướng chó (khi tập luyện tìm dấu vết có mùi …). Sự khen ngợi "tốt" thường được củng cố thêm bằng bánh kẹo hoặc vuốt ve.
Khi dùng khẩu lệnh này, khong bao giờ được sử dụng kích thích gây đau đớn, còn khi dùng khẩu lệnh đe doạ thì không được cho chó bánh kẹo.
Đối với một con chó đã được tập luyện thì các khẩu lệnh luôn luôn là các kích thích có điều kiện. Các khẩu lệnh này gây ra ở chó các phản xạ tương đối đơn giản và phức tạp.
Khi hình thành các kỹ năng ở chó, các khẩu lệnh cần phải ngắn, phát lệnh phải chính xác và rõ ràng, ví dụ "bắt" chứ không cần "hãy đem vật lại đây"…
Cần phải xem xét các đặc điểm hành vi của chó khi phát lệnh với các ngữ điệu khác nhau. Ở một số con chó, ngữ điệu đe doạ lại gây ra phản ứng phòng thủ thụ động, và điều này gây khó khăn cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện. Trong những trường hợp như vậy, khẩu lệnh, mệnh lệnh với giọng hơi cao lên một chút thì sẽ đảm nhiệm được vai trò của khẩu lệnh đe doạ.
Khi tập luyện cho chó, các khẩu lệnh được đem ra áp dụng phải là những khẩu lệnh chuẩn mực và không nên thay đổi các khẩu lệnh đó. Điều này có ý nghĩa thực tiễn khi chuyển một số con chó đã được tập luyện cho một người khác. Người chủ mới sau khi đã tiếp xúc với chó thì có thể sử dụng trong chó nghiệp vụ, trong trường hợp không dùng các khẩu lệnh cũ thì phải tập luyện chó lại từ đầu.
Qua những điều đã nói ở trên, ta thấy khẩu lệnh không phải là kích thích đơn giản mà là kích thích tập hợp, bởi vì khẩu lệnh được hình thành từ tập hợp âm thanh và từ một ngữ điệu nhất định. Mỗi huấn luyện viên chỉ áp dụng những khẩu lệnh nào mà được công nhận là kích thích có điều kiện chuẩn mực.
Các khẩu lệnh chuẩn mực được đem ra áp dụng trong khi tập luyện cho chó sẽ được nêu ra ở các chương tiếp sau.
Cử chỉ: khi tập luyện cho chó, cùng với việc áp dụng các khẩu lệnh, người ta còn sử dụng cả cử chỉ đó và sự chuyển động nhất định bằng tay cùng với trạng thái nhất định của cơ thể huấn luyện viên. Cử chỉ là các kích thích thị giác. Việc hình thành các phản xạ đối với cử chỉ rất cần thiết trong các trường hợp cần phải điều khiển chó khi làm nghiệp vụ không gây tiếng động. Huấn luyện viên dùng cử chỉ điều khiển hcó và phải đứng xa chó một quãng, chỉ cho chó hướng phải truy lùng hoặc hướng mà chó cần phải đến để đem vật về hoặc hướng chó cần phải đến để lục soát…
Các kỹ năng đối với cử chỉ thường được hình thành sau khi các kỹ năng này trả lời khẩu lệnh bằng lời đã bền vững. Một số kỹ năng hình thành đối với tập hợp các kích thích đồng thời - khẩu lệnh và cử chỉ bằng tay. Ví dụ, kỹ năng chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi hình thành khi huấn luyện viên phát lệnh "đi dạo" và đồng thời dùng tay chỉ về một phía chó sẽ đi dạo.
Các phản xạ có điều kiện đối với tác động của khẩu lệnh và cử chỉ đồng thời được hình thàh nhanh hơn so với các phản xạ có điều kiện hình thành đối với từng tác động riêng biệt. Nếu một kỹ năng đã được hình thành đối với tập hợp khẩu lệnh, cử chỉ, thì khi tác động lên động vật từng kích thích riêng biệt hoặc khẩu lệnh, hoặc cử chỉ thì phản xạ sẽ không được thể hiện. Muốn phản xạ đối với khẩu lệnh hay đối với cử chỉ thì phải tập luyện đối với từng kích thích riêng biệt.
Cử chủ cũng giống như khẩu lệnh, cần phải áp dụng nó đúng theo khuôn mẫu đã được tập luyện (chuẩn mực) và phải chính xác
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
VIỆC ÁP DỤNG CÁC KÍCH THÍCH MÙI KHI LUYỆN TẬP CHÓ>>


Hành vi của chó liên quan đến sự hoạt động của tất cả các cơ quan thụ cảm. Nhưng riêng các cơ quan phân tích khứu giác thì lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của chó. Nhờ có cơ quan khứu giác mà chó có khả năng phân biệt được các quan hệ phức tạp với môi trường xung quanh, chó nhận ra được hcủ, tìm được thức ăn, săn được mồi, chạy trốn kẻ thù. Khứu giác đóng vai trò quan trọng đối với các bản năng thuộc về giống và đối với việc đánh giá thức ăn.
Cảm giác mùi xuất hiện là do tác động của các thành phần vật chất có mùi đối với các tế bào khứu giác, chó có khả năng nhậy cảm mùi rất tốt, đồng thời nó cũng có khả năng phân biệt mùi này với mùi khác rất tốt. Theo Páplốp, sự lựa chọn bằng mũi của chó là sự lựa chọn hoàn thiện nhất trong tất cả các cơ quan phân tích của nó. Khứu giác nhạy cảm đặc biệt của chó cho phép ta sử dụng nó trong việc truy lùng tội phạm theo các dấu vết có mùi không nhìn thấy ở phạm vi rất xa, trong các điều kiện phức tạp, mặc dù sự việc đó đã xảy ra. Việc hình thành các phản xạ khứu giác có điều kiện phức tạp để phân biệt tinh vi các kích thích mùi là vấn đề cơ bản của việc tập luyện cho chó thường rời theo dấu vết có mùi.
Mùi của các dấu vết của người đi phía trước là những kích thích đối với khứu giác của chó và chó phải theo các dấu vết mùi đó đi tìm nguồn gốc của mùi. Sau khi đã phát hiện ra dấu vết có mùi, chó có khả năng xác định được hướng đi của tội phạm và sẽ đi theo các dấu vết mà tìm ta tội phạm. Đặc tính này tạo cho động vật có khả năng giữ được trong đầu mùi cụ thể và trong trường hợp bị mất mùi thì chó vẫn có khả năng tìm thấy mùi bằng cách so sánh cảm giác trực tiếp với mùi mà nó giữ được trong đầu.
Việc thụ cảm của khứu giác của chó đặc biệt tốt đối với những mùi có nguồn gốc động vật. Mùi của con người đóng vai trò quan trọng đối với nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết của chó. Mỗi con người có một mùi riêng biệt, nhưng chó hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được mùi của người này hay mùi của người khác.
Theo số liệu của L.A.Andreev, mùi riêng biệt của con người thể hiện ở các chất thải của tuyến mồ hôi và tuyến nhờn và thể hiện ở các tế bào vảy ngoài da. Trong một ngày một đêm, một người có thể thải ra 500 - 800ml mồ hôi. Mồ hôi thoát ra càng nhiều trong các trường hợp xúc động, sợ hãi, căng thẳng đầu óc hoặc đi nhanh … Thành phần hoá học của mồ hôi có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân (do cường độ của sự thay đổi chất, do sự làm việc nhiều của thận …). Mùi đặc biệt của mồ hôi được quy định bởi hàm lượng của axit béo bay hơi và của chất uree có trong mồ hôi. Các chất nhờn thải ra (mỡ da) nhanh chóng bị phân huỷ trên bề mặt của da và làm cho quần áo có mùi riêng biệt (mùi đặc thù của từng người).
Mùi của mồi hôi, của mỡ da và của biểu bì tạo thành một tập hợp mùi riêng biệt của từng người. Chất thơm này tồn tại ở tất cả các vật nào mà người đã chạm vào nó.
Các tuyến mồ hôi và các tuyến nhờn có ở trong da người không đều nhau, do đó các vùng riêng biệt của cơ thể có mùi đặc thù của nó, mùi đó là mùi thuộc về vùng cơ thể. Người ta phân biệt mùi của phần da có tốc và mùi của phần da không có tóc (lông). Mặc dù những mùi của từng vùng có các đặc điểm riêng nhưng chúng lại hoà hợp với nhau thành một mùi chung và đó chính là mùi riêng biệt của từng người. Nếu cho chó ngửi mùi của một cái mũ (đây là mùi vùng) và cho chó tìm dấu vết (mùi hỗn hợp) thì chó sẽ tìm thấy chủ của chiếc mũ đó. Nghĩa là chó dựa vào mùi riêng biệt của người. Mùi đó động vật cũng có, do đó chó có khả năng tìm động vật theo các dấu vết có mùi.
Qua mùi riêng biệt, con người là cội nguồn của các mùi khác (của giày, dép, xà phòng, thuốc là, các phương tiện thuộc về hương phẩm, các mùi liên quan đế nghề nghiệp, mùi nhà cửa …). Do đó, mùi chung của người lạ bao gồm một tập hợp của toàn thể các mùi khác (mùi riêng biệt, mùi trong sinh hoạt hàng ngày và mùi thuộc về sản xuất). Nhưng trong tập hợp mùi phức tạp này thì mùi bền vững nhất vẫn là mùi riêng biệt của con người.
Khi vận động thì người reo rắc các thành phần của mùi và đó chính là các dấu vết có mùi. Những mùi sinh ra từ con người là mùi của một tập hợp các mùi của đất, của cây cối và của các động vật nhỏ bị giằng bẹp.
Khi làm nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết của người là một kích thích khứu giác tập hợp đối với chó. Dấu vết của người bao gồm:
- Mùi riêng biệt của cơ thể (mùi mồi hôi và các chất thải từ tuyến nhờn, mùi của biểu bì)
- Mùi trong sinh hoạt hàng ngày (nhà cửa, quần áo, giầy dép)
- Mùi thuộc về sản xuất
- Mùi của lớp thổ nhưỡng cây trồng
Những con chó được tập luyện các dấu vết đều do những người sống trong cùng một điều kiện gây ra, thì mùi sinh hoạt hàng ngày sẽ là thành tố thường trực của dấu vết và mùi này sẽ là mùi chủ yếu trong cả tập hợp dấu vết có mùi. Điều này giảm bớt khả năng của chó khi đi theo dấu vết của những tội phạm sống trong các điều kiện khác. Chó sẽ thường xuyên bị lạc mất dấu vết hoặc hoàn toàn tỏ ra không có khả năng đối với công việc. Khi tập luyện cho chó, nếu có điều kiện thì phải tạo ra các điều kiện khác nhau và những người gây ra dấu vết khác nhau phải giữ cho chó làm việc tích cực đối với dấu vết có mùi riêng biệt. Để đạt được mục đích này, cần thường xuyên kết hợp công việc tìm dấu vết với việc chọn người gây ra dấu vết từ một nhóm người đến tận dấu vết cuối cùng. Mùi mà chó có nhiệm vụ phải tìm là tín hiệu đối với việc truy lùng cội nguồn của mùi. Do đó, trong thời gian tập luyện cho chó cần phải kết thúc việc truy lùng dấu vết bằng sự tấn công và chiến đấu với người đã tìm được.
Người dạy chó có phản ứng truy lùng theo các dấu vết có mùi phải là người hiểu đúng chức năng của khứu giác của chó và quan hệ lẫn nhau giữa cơ quan phân tích khứu giác của chó với các cơ quan phân tích khác.
Điều đặc biệt quan trọng là phải xem xét sự tác động lẫn nhau giữa cơ quan phân tích thị giác và cơ quan phân tích khứu giác khi tập luyện cho chó tìm người theo dấu vết có mùi cùng với các dấu vết của giày dép nhìn thấy được trên mặt đất. Nếu thường xuyên cho chó tìm người theo các dấu vết có mùi cùng với các vết giày dép nhìn thấy được thì chó sẽ hình thành kỹ năng đối với kích thích tập hợp này (mùi cộng với các dấu vết nhìn thấy được). Những con chó như vậy sẽ làm nghiệp vụ truy lùng thủ phạm theo các dấu vết có mùi rất kém nếu không có các dấu vết nhìn thấy được hoặc chúng sẽ hoàn toàn không có khả năng đối với công việc này.
Cần phải xem xét sự ảnh hưởng của cơ quan phân tích thính giác (phản ứng đối với âm thanh, tiếng động…)
Một phương pháp có hiệu quả nhất đối với việc dạy cho chó có nghiệp vụ truy lùng theo các dấu vết có mùi là phải hình thành trước các phản xạ phòng thủ có điều kiện đối với các kích thích có mùi cho chó. Để dạy cho chó nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết, người ta làm tăng tính hung dữ của chó đối với người lạ và dạy cho chó quen với việc chặn kẻ chạy trốn, sau đó thả chó theo dấu vết của người đang ẩn náu ở trong khu vực thuộc tầm nhìn của chó.
Khi dạy cho chó nghiệp vụ truy lùng theo dấu vết có mùi phải tác động lên chó một chuỗi đầy đủ các kích thích có liên quan đến việc truy lùng dấy vết như chạy theo dấu vết, có thể bị lạc mất dấu vết và lại tìm ra dấu vết, nâng vật tìm được và cuối cùng là "hiểu được" kích thích (chặn giữ người gây ra dấu vết). Càng gần đến mắt xích cuối cùng của chuỗi kích thích tức là càng gần sự củng cố thêm các phản xạ phòng thủ không điều kiện, thì ý nghĩa của các kích thích càng tăng lên (cuộc chiến đấu với kẻ gây ra dấu vết). Tác động của huấn luyện viên phải càng khéo léo sao cho không làm ảnh hưởng tiêu cực lên chó. Khi tập luyện cho những con chó truy lùng, cần phải xem xét tất cả các tính quy luật của sự định hình động lực, trong khi làm việc sẽ không có thành công khác.
Các kích thích tác động lên chó khi tập luyện truy lùng dấu vết có các ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa chủ yếu là ý nghĩa về mùi. Mùi giống như một kích thích có điều kiện thôi thúc chó phải tìm kiếm nguồn gốc của mùi (kẻ gây ra dấu vết). Các tác động không thành thạo của huấn luyện viên (giật mạnh, dùng các khẩu lệnh không cần thiết, nói suông …) đều là những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ kém cỏi của chó.
Trong quá trình thần kinh phức tạp - quá trình quy định sự liên tục nhất định của các chuyển động thì mắt xích đầu tiên bị làm tổn thương nhất là chuyển động tích cực đầu tiên. Cần phải tính đến đặc điểm vật lý này khi tập luyện cho chó truy lùng theo dấu vết có mùi trong các điều kiện khác nhau.
Cấp độ thụ cảm của khứu giác của chó có thể bị thay đổi từ thuộc và một loạt điều kiện (mệt mỏi, đau ốm, tác động mùi lâu…).
Có thể tăng cường khứu giác ở chó một cách nhân tạo. Theo sự nghiên cứu của N.M.Mưxnhikova thì có thể tăng cường khứu giác ở chó bằng cách tác động lên cơ quan phân tích da của chúng (dùng bàn chải tắm sạch da cho chó trước khi giao cho chúng nhiệm vụ truy lùng theo dấu vết) và cơ quan phân tích vận động của chúng (bằng cách cho chó vận động tích cực 10 phút trước khi giao cho chúng nhiệm vụ truy lùng theo dấu vết).
Các thí nghiệm của L.V.Krusinxki và D.A.Phlessa đã chứng minh rằng, nếu sử dụng fenamin, brom và culein với liều lượng nhất định thì cũng sẽ làm tăng khả năng nhậy cảm khứu giác của chó.
Một biện pháp đáng tin cậy nhất để tăng độ nhậy cảm của khứu giác của chó là việc tập luyện một cách có hệ thốgn đối với cơ quan phân tích khứu giác của chó ngay từ khi chúng vừa mới ra đời. Việc truy lùng thủ phạm theo dấu vết có mùi, việc lục soát nhà cửa và một vài nơi của địa phương nào đó, việc chọn người theo mùi đã được giao và một số nhiệm vụ khác, chó chỉ có thể làm tốt nếu được huấn luyện khứu giác tốt. Khi tập luyện về mùi một cách có hệ thống thì sẽ trở thành các kích thích có điều kiện (tín hiệu) của sự phản ứng truy lùng và chọn lọc. Hưng phấn của cơ quan phân tích khứu giác sẽ gây ra ở chó nhiều phản xạ - đó là sự vận động của các loa tai, mắt hướng về vật có mùi, 2 lỗ mũi phập phồng, huyết áp thay đổi, tần số mạnh cũng thay đổi … Điều đó chỉ ra sự liên hệ của khứu giác với rất nhiều chức năng của cơ thể
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
7. HUẤN LUYỆN VIÊN VÀ NGƯỜI PHỤ VIỆC CHO HUẤN LUYỆN VIÊN LÀ KÍCH THÍCH TẬP HỢP

Huấn luyện viên chính là kích thích có sự tác động mạnh mẽ nhất đối với con chó đang được tập luyện. Huấn luyện viên tác động lên chó mùi riêng biệt của mình, giọng riêng biệt, các cử chỉ, nét mặt, dáng điệu, hình thức quần áo, tốc độ vận động … rất riêng biệt của mình. Một khi huấn luyện viên tác động (tập luyện) thành thạo đối với chó thì sẽ đem lại kết quả của việc hình thành các kỹ năng chấp hành kỷ luật chung cũng như các kỹ năng riêng biệt rất cần thiết đối với nghiệp vụ.
Trong các điều kiện tự nhiên mà ở đó diễn ra việc tập luyện để hình thành các phản xạ có điều kiện ở chó thì không được tác động kích thích, đơn giản và tẻ nhạt (những kích thích cùng một dạng). Các tín hiệu tự nhiên luôn luôn phức tạp và có nhiều yếu tố. Độ vang và những đặc điểm âm thanh của giọng người, ngữ điệu, nét mặt và cử chỉ, dáng điệu và đặc điểm chuyển động ở trong các phối hợp khác nhau trở thành các kích thích tập hợp có điều kiện đối với việc thực hiện các hoạt động khác nhau của chó. Sự liên quan của các tín hiệu này với các hoạt động xác định của chó được thể hiện khi củng cố thêm bằng các phản xạ phòng thủ, các phản xạ thức ăn và bằng các phản xạ định hướng. Chó làm quen với tất cả mọi đặc điểm của huấn luyện viên như là việc làm quen với một kích thích tập hợp trong quá trình tập luyện. Những kích thích mà chó thu nhận được từ người cho nó khả năng tìm được chủ của mình giữa một nhóm người. Cùng với điều đó, người ta còn tác động lên chó cả những kích thích khác của môi trường xung quanh, ví dụ như các vật thể khác nhau (hoàn cảnh), các con vật khác, các mùi khác nhau, mưa, gió …
Do vậy, trong điều kiện tự nhiên, các tín hiệu có điều kiện cơ bản không phải chỉ là những kích thích đơn lẻ mà là những kích thích tập hợp là các kích thích tập hợp này hoàn toàn tạo nên các phản xạ có điều kiện phức tạp và đột biến.
Các liên kết của các kích thích khác nhau, thậm chí các liên kết của cùng một loại kích thích cũng có thể có những ý nghĩa khác nhau. Chó có khả năng nhận biết được những thay đổi rất nhỏ trong hoàn cảnh, do đó những tập hợp ý nghĩa tín hiệu đa dạng mới lại được hình thành. Ví dụ, chó sẽ lui lại đằng sau khi có người tấn công nó, nhưng nó lại xà về phía anh ta (đuổi theo) nếu người đó bắt đầu bỏ chạy. Trong trường hợp vừa rồi, cùng là một người nhưng chó lại đối xử khác nhau. Lúc đầu anh ta là kích thích của phản ứng phòng thủ thụ động, còn sau do anh ta là kích thích của phản ứng cộng kích thích tích cực.
Các kích thích tập hợp có thể tác động đối với chó hoặc đồng thời, hoặc nối tiếp nhau. Ví dụ, có các rào chắn trong khu vực chướng ngại vật, chó vượt qua hết rào chắn này đến rào chắn khác.
Trong thành phần của tập hợp các kích thích, các kích thích này có thể là các kích thích chủ đạo, còn các kích thích khác lại ít có ý nghĩa hơn. Điều này phụ thuộc vào cường độ và đặc điểm của các kích thích.
Chỉ có huấn luyện viên tác động lên chó là mạnh mẽ nhất:
- Bằng giọng nói của mình, bằng các chuyển động và bằng mùi riêng biệt, chó phân biệt rất tốt các đặc điểm giọng nói của huấn luyện viên (độ cao, độ mạnh, âm sắc và ngữ điệu), và chúng cũng phản ứng lại các khẩu lệnh do huấn luyện viên phát ra rất chính xác. Chó không phản ứng lại các khẩu lệnh do người khác phát ra.
Tác động thường trực mạnh mẽ đối với chó là mùi riêng biệt của huấn luyện viên. Chó không hề khó khăn khi tìm chủ theo dấu vết mùi của chú. Người ta đã làm một thí nghiệm như sau: có 11 người đi sau người chủ chó (cả đoàn là 12 người), họ đi theo kiểu vết chân của người sau đè lên vết chân của người trước. Sau đó, 6 người đi đầu rẽ về một phía. Sau đó một lát cho chó đi tìm chủ. Mặc dù mùi của chủ bị bao bọc bởi mùi của 12 người khác, xong chó vẫn xác định đúng chỗ rẽ và tìm thấy chủ.
Người tác động mạnh mẽ nhất đối với chó là người nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Sau đó là người huấn luyện chúng. Việc chăm sóc có hệ thống và việc cho ăn củng cố bền vững việc tiếp xúc. Nhưng huấn luyện viên phải là người bình tĩnh và nghiêm khắc khi tiếp xúc với chó. Âu yếm chó quá mức, đùa nhiều với chó … sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực đối với việc giáo dục chó đang được tập luyện.>>

NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN PHẢI CÓ Ở HUẤN LUYỆN VIÊN>>


Mỗi người đều có thể huấn luyện được chó nghiệp vụ. Để dạy cho chó quen với việc thi hành nhiều nghiệp vụ, thì cần phải có các kiến thức về các quy luật cơ bản của động vật và phải biết tác động lên chúng thật đúng khi tập. Cần phải biết các khả năng của cơ thể chó, phải hạn chế để các bài tập luyện xác định khi tập luyện phải chấp hành trình tự nhất định.
Tình yêu đối với công việc của mình là phẩm chất quan trọng và có tính chất quyết định đối với huấn luyện viên. Không có lòng yêu mến đối với công việc huấn luyện chó này, thì sẽ thấy buồn tẻ và không thể thu lại kết quả gì sau các buổi tập luyện. Chó phản ứng lại sự âu yếm hay cách đối xử thô bạo hết sức tinh tế. Giáo sư Damiachin viết "… Sự âu yếm, tình yêu và sự đối xử tốt với động vật là yếu tố quan trong nhất của điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thuần dưỡng và quen với việc chăn nuôi ở nhà của động vật, đồng thời động vật ngày càng hoàn thiện hơn qua hàng nghìn năm nay.". Huấn luyện viên đối xử tốt với chó đang được anh ta huấn luyện là điều kiện quan trọng dễ mang lại thành công trong tập luyện. Huấn luyện viên tuyệt với V.L.Durov đã nói " Tôi không thể hung bạo bởi vì tôi yêu thú vật. Thú vật bị đánh đập và bị hoảng sợ thì sẽ tập luyện vô cùng kém".
Để đat được thành công trong việc huấn luyện chó, cần phản nghiên cứu những cơ sở lý luận của việc huấn luyện. Chỉ sau khi nắm được những cơ sở của việc huấn luyện chó, huấn luyện viên mới có thể dạy chó được một cách đúng đắc, mới có thể phân tích được thành thạo hành vi của chó và mới có thể thay đổi hành vi đó cho phù hợp với mục đích đã định ra.
Các kỹ năng thực hành đối với huấn luyện viên được hình thành trong quá trình hình thành các phản xạ cần thiết đối với chó. Tất cả những người muốn trở thành huấn luyện viên tài giỏi cần phải hết sức ân cần khi đối xử với chó và huấn luyện cho chúng có nghiệp vụ nhất định dưới sự hướng dẫn của chuyên gia có kinh nghiệm.
Huấn luyện viên cần phải là người nhanh trí dũng cảm và chủ động, cần phải biết bình tĩnh và biết nghiêm khắc với bản thân, biết kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công đối với các nhiệm vụ tập luyện đã đặt ra.
Khi bắt đầu việc hình thành các kỹ năng cần thiết đối với chó, huấn luyện viên phải theo dõi tỷ mỉ mọi đặc điểm hành vi của chó và phải tính đến những đặc điểm đó trong quá trình tập luyện tiếp theo. Để đạt được thành công, cần phải chấp hành trình tự và chế độ nghiêm ngặt của các bài tập luyện khi hình thành ở chó những phản xạ có điều kiện. Khi bắt đầu công việc, huấn luyện viên trước hết cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng xem sẽ sử dụng những biện pháp nào hay những kích thích nào chính xác hơn để tác động lên chó, và sẽ lặp lại thường xuyên các bài tập luyện như thế nào trong trình tự nào để thực hiện sự tác động của mình. Mọi sự thay đổi trong phương pháp hình thành kỹ năng ở chó cần phải dựa vào các quy luật về tâm lý của động vật và các đặc điểm hành vi của con chó đang được tập luyện. Việc chấp hành chế độ các bài tập luyện và trình tự của các giờ tập luyện sẽ tạo điều kiện giữ gìn được tính tích cực trong công việc của chó và nhanh chóng hình thành được các kỹ năng đã đặt ra đối với chó.
Khi làm việc với chó, không được cáu kỉnh và không được hành động không cân nhắc kỹ lưỡng. Mọi điều thất bại và phiền muộn riêng tư không được làm ảnh hưởng đến chó. Trong mọi trường hợp, không được thể hiện ra những nguyên nhân hay lỗi đối với mọi hoạt động của mình và phải áp dụng ngay các biện pháp khắc phục chúng. Phải tìm ra các biện pháp tốt nhất đối với việc hình thành các kỹ năng cần thiết ở chó, có tính đến các đặc điểm hành vi của con chó đang được tập luyện. Quá trình tập luyện cần phải có tính chất sáng tạo
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
NGƯỜI PHỤ VIỆC VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ VIỆC>>


Để hình thành ở chó rất nhiều kỹ năng thì cần phải có sự tham gia của người phụ việc của huấn luyện viên, đối khi cần có sự tham gia của vài người phụ việc. Người phụ việc cho huấn luyện viên là một kích thích tập hợp đối với chó (người phụ việc tác động lên chó bằng hình dáng bên ngoài của mình, bằng mùi của mình và đánh chó …) và mọi hoạt động của anh ta phụ thuộc vào huấn luyện viên.
Người phụ việc cho huấn luyện viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành ở chó những kỹ năng đặc biệt, ví dụ như; chặn giữ người chạy trốn, chọn người theo mùi của vật, khám xét nhà cửa và một vài nơi của địa phương, truy lùng người theo các dấu vết có mùi… Bằng các hoạt động của mình, người phụ việc phải tạo điều kiện cho việc thể hiện các phản ứng cần thiết ở chó. Tính đúng đắn của các hoạt động phụ thuộc vào tính cụ thể của các nhiệm vụ đặt ra đối với người phụ việc và phụ thuộc vào sự khéo léo và nhanh trí của người phụ việc. Người phụ việc không được sợ chó. Tốt nhất là người nắm được các quy tắc tập luyện phải điều khiển các nhiệm vụ của người phụ việc.
Các hoạt động của người phụ việc phải được suy nghĩ kỹ lưỡng từ trước và có tính đến các đặc điểm hành vi của con chó đang được tập luyện. Huấn luyện viên phải giao cho người phụ việc nhiệm vụ cụ thể và chỉ dẫn cho anh ta trình tự và thứ tự của các hoạt động. Huấn luyện viên phải hướng dẫn công việc của người phụ việc phải thường xuyên đóng vai là kẻ "tội phạm". Lúc đó người phụ việc phải nhập vai của mình sao cho tốt nhất. Để ngăn ngừa khả năng có thể xuất hiện những kỹ năng ngoài ý muốn ở chó, những người phụ việc cần phải thu hút chó với tư cách là những người mới, phải tăng thêm tính đa dạng của các hoạt động của họ hoặc họ phải mặc các loại quần áo khác nhau...>>

SỰ CHÚ Ý VỀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA CƯỜNG ĐỘ CÁC KÍCH THÍCH ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI HUẤN LUYỆN CHÓ>>


Việc trả lời các kích thích như thế nào còn có một nguyên nhân là phụ thuộc ở cường độ của các kích thích đó. Cường độ kích thích nhỏ mà gây nên hưng phấn thì gọi là ngưỡng kích thích. Cường độ kích thích cực lớn có thể làm mất cả cảm giác thì gọi là ngưỡng cảm giác phía trên. Ví dụ, các âm thanh có tần số lớn hơn 40 nghìn giao động/giây thì chó không cảm giác được.
Việc hình thành các phản xạ có điều kiện nhanh hay chậm là còn tùy thuộc ở rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là cường độ của các kích thích có điều kiện và không điều kiện. Phản xạ không điều kiện được thể hiện với cường độ càng lớn thì phản xạ có điều kiện sẽ hình thành càng nhanh trên cơ sở của nó. Điều này phải tính đến trong khi huấn luyện chó, nghĩa là không cho chó ăn trước các giờ tập luyện, phải áp dụng cả những kích thích gây đau đớn.
Các kích thích có điều kiện phải có cường độ khá mạnh khi tập luyện. Phản xạ có điều kiện sẽ hình thành yếu hơn nếu kích thích yếu.
Nếu kích thích có điều kiện quá mạnh thì phản xạ có điều kiện sẽ không hình thành. Chẳng hạn, phản xạ sẽ không hình thành đối với các khẩu lệnh được phát ra quá to, mà ngược lại, xuất hiện ở chó tính hèn nhát và xuất hiện sự phá vỡ hoạt động thần kinh (chó bị rối loạn thần kinh chức năng). Điều này, ví dụ hay xảy ra đối với việc dạy chó không đúng khi có kích thích tiếng súng.
Để hình thành nhanh các phản xạ bền vững thì các kích thích có điều kiện cần phải có cường độ trung bình, còn các kích thích không điều kiện thì cường độ lại phải lớn hơn so với các kích thích có điều kiện. Nếu ngược lại điều này thì phản xạ sẽ không hình thành hoặc phản xạ hình thành hết sức khó khăn.
Cùng một cường độ kích thích, khi tác động lên những con chó khác nhau thì gây ra các phản ứng với các cường độ khác nhau. Đối với một số con chó thì có thể đó là kích thích trung bình, nhưng đối với những con chó khác thì lại là kích thích mãnh liệt. Do đó, việc xác định cường độ của kích thích phải tương quan với các đặc điểm của hệ thống thần kinh của nó, tính đến tuổi của chó các đặc điểm của việc tập luyện trước đó và các đặc điểm của trạng thái vật lý chung.
Khi tập luyện, chó thường hay uể oải, buồn bã và từ chối công việc. Điều đó xảy ra là do áp dụng thường xuyên với cường độ mạnh mẽ các kích thích gây đau đớn (cưỡng bức). Chỉ có thể đạt được kết quả trong việc huấn luyện chó nếu biết kết hợp khéo léo các kích thích có cường độ vừa đủ khi chấp hành chế độ các bài tập luyện.>>

CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NHỮNG KÍCH THÍCH KHI HUẤN LUYỆN CHO CHÓ>>


Khi áp dụng các kích thích cần phải tính đến các đặc điểm của các cơ quan thụ cảm. Cấp độ hưng phấn của các cơ quan thụ cảm không cố định và phụ thuộc tình trạng của toàn cơ thể cũng như của các điều kiện làm việc của một cơ quann thụ cảm cụ thể.
Ví dụ, nếu tác động lâu một mùi nhất định đối với các cơ quan khứu giác thì khứu giác ngừng cảm thụ, nhưng việc cảm thụ các mùi khác lúc đó vẫn diễn ra. Sự ẩm ướt làm tăng thêm tính nhạy cảm của khứu giác. Cảm giác và sự tiếp xúc nhẹ của vật đối với da nhanh chóng mất đi nếu vật nằm im trên bề mặt của da. Dưới tác động của ánh sáng thì sự nhạy cảm của mắt giảm sút. Nếu quá ồn ào thì sẽ làm giảm bớt sự nhạy cảm của thính giác.
Sự giảm bớt hưng phấn của cơ quan thụ cảm và sự giảm sút công việc của nó khi tác động liên tục một kích thích với cường độ không thay đổi gọi là sự thích nghi. Sự thích nghi dẫn đến sự giảm bớt dần dần số lượng tín hiệu nhập vào vỏ não.
Sự nhạy cảm của các cơ quan thụ cảm có thể tăng lên trong quá trình tập luyện. Bằng sự tác động kích thích nhất định, chẳng hạn kafêin thì ở chó sự hưng phấn của vỏ đại não và sự nhạy cảm của khứu giác tăng lên.
Trong quá trình tập luyện cần chấp hành các nguyên tắc sau đây:
- Cường độ của kích thích không điều kiện phải lớn hơn so với cường độ của kích thích có điều kiện
- Cường độ kích thích phải tương quan với các đặc điểm của hệ thống thần kinh của chó (thông thường là cường độ trung bình).
- Các khẩu lệnh phải phát ra thật chính xác, to vừa đủ, chắc chắn, không có từ và âm thừa
- Các kích thích (có điều kiện và không điều kiện) được lặp lại phải cách nhau giữa lần tác động kích thích trước và lần tác động kích thích sau đó khoảng từ 3 - 5 phút để sự phối hợp các kích thích trước không ảnh hưởng đến sự phối hợp các kích thích sau đó. Trong thời gian một ngày, tốt nhất là chỉ tiến hành từ 8 - 20 sự phối hợp (các bài tập) khi hình thành các kỹ năng có củng cố thêm bằng thức ăn và 3 - 10 sự phối hợp khi hình thành các phản xạ phòng thủ có điều kiện. Khi hình thành các phản xạ có củng cố thêm bằng thức ăn cần phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ cho chó bánh kẹo. Bánh kẹo cho chó phải có độ lớn như nhau trong suốt quá trình tiến hành luyện tập. Chỉ cần một lần không củng cố thêm kích thích có điều kiện bằng thức ăn thì phản xạ có điều kiện sẽ giảm sút ghê gớm.
- Các phản xạ có điều kiện mạnh mẽ được hình thành trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện mạnh mẽ.
- Cần áp dụng hình thức cưỡng bức một cách vừa phải (giật mạnh vòng xích cổ, ngữ điệu đe dọa...)
- Việc củng cố thêm bằng thức ăn (cho bánh kẹo) phải phối hợp với khẩu lệnh "tốt" và với sự vuốt ve
- Cần áp dụng đúng đắc và đúng lúc các kích thích có điều kiện và không điều kiện, kích thích có điều kiện (sự củng cố thêm) phải sau kích thích có điều kiện 1-2 giây là hợp lý nhất, ví dụ khẩu lệnh "đi bên" được phát ra và sau đó 1-2 giây thì giật cương
- Với sự hình thành các phản xạ có điều kiện và theo mức độ bền vững của các phản xạ có điều kiện, kích thích có điều kiện thay thế kích thích không điều kiện; khi hình thành các phản xạ thuộc về ăn uống kích thích có điều kiện thay thế cho thức ăn, khi hình thành các phản xạ phòng thủ kích thích có điều kiện thay thế cho các kích thích gây đau đớn
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
9. CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHÓ

Thực chất của việc huấn luyện chó là việc hình thành ở chó các kỹ năng bền vững (các phản xạ có điều kiện phức tạp) đối với các tín hiệu do huấn luyện viên phát ra. Khi nắm được những cơ sở của hoạt động thần kinh cao cấp của chó, huấn luyện viên phải biết tìm ra một cách thành thạo các phương pháp (biện pháp, thủ thuật) tác động lên chó, phải biết lựa chọn những điều kiện cho việc hình thành các kỹ năng cần thiết ở chó và kìm hãm các phản ứng ngoài ý muốn.
Các phương pháp huấn luyện là các biện pháp mà nhờ đó huấn luyện viên có thể hình thành ở chó đang được huấn luyện các kỹ năng cần thiết.
Khi huấn luyện chó nghiệp vụ, người ta áp dụng 4 phương pháp như: phương pháp cơ học, phương pháp khích lệ ý thích, phương pháp tương phản và phương pháp bắt chước.
Phương pháp cơ học: Bằng phương pháp này, người ta hình thành ở chó các kỹ năng trong khi củng cố các kích thích có điều kiên bằng các tác động cơ học, mà các tác động cơ học này gây ra các phản xạ phòng thủ. Ví dụ, khẩu lệnh "ngồi xuống" phát ra cùng với việc ấn tay ở vùng thắt lưng của chó và kéo nhẹ dây cương lên phía trên và về phía sau, lặp lại nhiều lần này sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống".
Các kích thích cơ học gây cho chó cảm giác đau đớn và chó thực hiện các vận động bảo vệ. Trên cơ sở của các phản xạ phòng thủ ở chó, nguời ta hình thành rất nhiều kỹ năng có tính kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt: Phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "phu" (cấm), sự công kích (tính hung dữ), dạy chó truy lùng người đang ẩn náu theo các dấu vết có mùi của anh ta... Các kích thích có điều kiện (cú đánh bằng roi...) do người giúp việc của huấn luyện viên thực hiện kích thích chó và gây ra ở nó phản ứng tích cực là muốn chiến đấu với người lạ. Nếu tác động cơ học lại do huấn luyện viên áp dụng thì thường là gây ra phản ứng phòng thủ thụ động ở chó.
Bằng phương pháp cơ học có thể hình thành được các phản xạ có điều kiện vững chắc, đảm bảo cho chó không từ chối công việc, nhưng không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, các tác động cơ học luôn luôn gây ra ở chó cảm giác không tin cậy ở chủ và sẽ phá vỡ quan hệ giữa huấn luyện viên và chó, làm cho chó có trạng thái khó chịu, thụ động, hèn nhát và điều này sẽ gây khó khăn hoặc làm cho việc hình hành các kỹ năng cần thiết rất khó có thể đạt được kết quả.
Huấn luyện viên cần phải sử dụng phương pháp cơ học một cách thành thạo, không để xảy ra các tác động gây đau đớn quá lâu và thường xuyên, phải tính đến các đặc điểm riêng biệt của hành vi của chó.
Phương pháp khích lệ ý thích: lần đầu tiên áp dụng phương pháp này là huấn luyện viên - nghệ sỹ V/L.Durov. Bản chất của phương pháp này là tác động của các kích thích có điều kiện củng cố thêm bằng sự cho động vật thức ăn, thông thường là miếng thịt hoặc mẩu bánh mì ... Chẳng hạn, người ta phối hợp khẩu lệnh 'sủa" (kích thích có điều kiện) với bánh kẹo (kích thích không điều kiện) khi dạy cho chó sủa theo khẩu lệnh. Bằng cách này có thể dạy cho chó làm các động tác nhất định. Ví dụ, người ta phối hợp khẩu lệnh "lại đây" với động tác giơ bánh kẹo ra, khi chó tiến đến gần thì huấn luyện viên cho nó bánh kẹo. Cũng bằng phương pháp này, người ta dạy cho chó nhảy qua các chướng ngại vật.
Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành ở chó các kỹ năng có kỷ luật chung và các kỹ năng đặc biệt như: mang vật về, chọn người theo mùi đã được giao, truy lùng người theo các dấu vết có mùi ...
Mặt tích cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Củng cố được quan hệ (tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó, điều này rất quan trọng trong việc tập luyện có kết quả đối với nghiệp vụ nhất định.
- Các phản xạ có điều kiện trên cơ sở của sự củng cố thêm bằng thức ăn hình thành tương đối nhanh và khá bền vững
- Chó thực hiện các hoạt động được hình thành trên cơ sở củng cố thêm bằng thức ăn một cách tích cực
Mặt tiêu cực của phương pháp khích lệ ý thích:
- Không thể hình thành được tất cả các kỹ năng cần thiết cho nghiệp vụ, đặc biệt là các kỹ năng có tính chất đặc biệt
- Khi hưng phấn của trung tâm thuộc về ăn uống bị giảm sút (trạng thái no) thhì có thể làm giảm sút tính tích cực trong việc thể hiện các kỹ năng đã được hình thành
- Tính liên tục đầy đủ trong công việc của chó không thể đạt được trong các điều kiện khác nhau nếu có mặt các kích thích sai lệch (chó bị đánh lạc hướng)
Phương pháp khích lệ ý thích được sử dụng để hình thành hàng loạt các kỹ năng, đặc biệt là đối với những con chó có phản ứng thuộc về ăn uống trội. Nhưng cần phải chấp hành các nguyên tắc áp dụng cho việc cho chó bánh kẹo và chế độ các bài tập luyện. Thông thường, phương pháp khích lệ ý thích được áp dụng phối hợp cùng với phương pháp cơ học.
Phương pháp tương phản: kinh nghiệm cho thấy rằng, phương pháp này cho kết quả tốt hơn trong việc huấn luyện. Bản chất của phương pháp này là: hoạt động của kích thích có điều kiện được củng có thêm bằng kích thích cơ học và khi chó đã thực hiện được các hoạt động cần thiết thì phải cho nó bánh kẹo. Khi dạy chó, ví dụ, đi cạnh bên mình ở bên trái, huấn luyện viên sau khi phát lệnh 'đi bên' thì giật dây cương nếu chó chạy nhanh về phía trước hoặc chạy sang phía nào đó, còn khi chó thực hiện được khẩu lệnh thì cho nó bánh kẹo. Trong trường hợp cụ thể, các kích thích thuộc về ăn uống và gây đau đớn đối lập nhau, tương phản nhau: việc thực hiện các hoạt động cần thiết được củng cố bằng thức ăn, còn không thực hiện được các hoạt động cần thiết thì lại bị tác động gây đau đớn. Khi lặp lại các điều kiện như thế thì các kỹ năng cần thiết sẽ được hình thành ở chó một cách chính xác. Phương pháp tương phản tại cho công việc có tính liên tục và chính xác trong các điều kiện khác nhau của môi trường bên ngoài.
Việc phối hợp các kích thích cơ học và các kích thích thức ăn theo cường độ là điều rất quan trọng và đúng đắn. Nếu kích thích cơ học yếu hơn hoạt động kích thích thức ăn tiếp sau đó thì kích thích cơ học ở tất cả các lần phối hợp đều ảnh hưởng rất ít đối với cho và chó trước hết sẽ chỉ muốn nhận thức ăn. Để tránh điều này, thì cần phải tính đến cấp độ phản ứng đối với các kích thích gây đau đớn và các kích thích thức ăn và phải tạo ra các điều kiện để kích thích cơ học mạnh hơn kích thích thức ăn (cho chó những miếng bánh kẹo rất nhỏ). Khi phản xạ có điều kiện đã bền vững thì áp dụng kích thích thức ăn ít đi và sau đó hoàn toàn không dùng kích thích thức ăn nữa. Sau mỗi lần chó thực hiện đúng các khẩu lệnh thì phải khuyến khích chó bằng sự âu yếm (vuốt ve, khen ngợi chó bằng khẩu lệnh "tốt"). Phương pháp tương phản là phương pháp chủ yếu của việc huấn luyện. Tính ưu việt của phương pháp này là:
- Các kỹ năng đối với các tín hiệu của huấn luyện viên nhanh chóng được hình thành và bền vững tốt
- Quan hệ (sự tiếp xúc) giữa huấn luyện viên và chó được phát triển và củng cố vững chắc
- Công việc của chó có tính liên tục và chính xác đạt được trong các điều kiện khác nhau của môi trường xung quanh, chó thực hiện các hoạt động cần thiết một cách tích cực
Khi sử dụng phương pháp tương phản, cần phải tránh sự luân phiên (chuyển đổi0 thường xuyên các tác động đối lập với chó. Sự đụng chạm (xung đột) mạnh mẽ của các phản xạ phòng thủ và các phản xạ thuộc về thức ăn sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh chức năng ở chó, phá hoại công việc của chó. Cần chấp hành chế độ xác định đối với các bài tập luyện.
Phương pháp mô phỏng (bắt chước): Phương pháp mô phỏng dựa trên việc sử dụng khả năng bẩm sinh của động vật mô phỏng các hành động của động vật khác. Khi một con chó bị kích thích vừa phải thì các con chó khác bắt đầu phản ứng lại đối với tiếng sủa của nó.
Nếu các phản xạ có điều kiện ở chó được hình thành trước mặt các con chó khác, thì sự liên hệ tương ứng cũng sẽ hình thành ở vỏ não của các con chó khác.
Phương pháp mô phỏng được áp dụng khi dạy chó vượt qua các chướng ngại vật, túm áo quần của người giúp việc, tấn công xâm lược (công kích) người lạ (giữ người lạ), thể hiện phản ứng thuộc về giọng (sủa0 theo khẩu lệnh ... Phương pháp này cũng được áp dụng khi tập luyện giáo dục đối với chó con.
Ở giai đoạn của việc hình thành kỹ năng cần áp dụng phương pháp mô phỏng, sau đó phải lặp lại các bài tập luyện có sử dụng các phương pháp khác.
Khi huấn luyện chó, điều quan trọng là phải khéo léo gây ra hoạt động cần thiết của chó ngay ở lần đầu tiên và khi củng cố các hoạt động cần thiết đó bằng kích thích không điều kiện (thức ăn). Ví dụ, huấn luyện viên giơ cho chó nhìn thấy miếng thịt và phát lệnh 'ngồi xuống", nhưng phải giữ miếng thịt ở độ cao sao cho chó ngồi xuống rất vô tình mà lại có thể theo dõi được miếng thịt. Sau đó cho chó miếng thịt. Nếu lặp lại nhiều lần các bài tập luyện như vậy thì phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được hình thành.
Trong quá trình huấn luyện cùng một kỹ năng có thể được hình thành bởi nhiều biện pháp khác nhau (hoặc nhiều thủ thuật khác nhau). Các biện pháp đó hợp lại thành phương pháp huấn luyện. Để giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện chó khác nhau thì phải áp dụng các phương pháp khác nhau
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
10. CÁC KỸ NĂNG VÀ THỨ TỰ HÌNH THÀNH CÁC KỸ NĂNG TRONG QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN

Các dạng hành vi có trong quá trình huấn luyện dựa trên cơ sở của các bài tập luyện xác định và các dạng hành vi đó bảo đảm cho việc sử dụng chó trong nghiệp vụ nhất định gọi là các kỹ năng của chó nghiệp vụ.
Các kỹ năng được hình thành trong quá trình của cuộc sống ở động vật tạo điều kiện cho chúng thích nghi với các điều kiện thay đổi của môi trường. Theo cơ chế sinh lý thì các kỹ năng chính là các phản xạ có điều kiện phức tạp và các kỹ năng được thể hiện bởi sự hoạt động thần kinh cao cấp.
Trong quá trình của cuộc sống cá nhân, các kỹ năng được hình thành phức tạp khác nhau. Bằng sự huấn luyện có mục đích rõ rệt, người ta sẽ hình thành được các kỹ năng đặc biệt ở chó mà các kỹ năng đó rất cần thiết đối với việc sử dụng chó trong nghiệp vụ.
Kỹ năng được hình thành bởi một hệ thống các bài tập luyện trong những điều kiện xác định, mặc dù những điều kiện đó ngày càng đa dạng, để chó có thể sử dụng được kỹ năng này khi thực hiện các nghiệp vụ khác. Thông thường các kỹ năng là sự thể hiện liên tục vài phản xạ có điều kiện ở chó. Ví dụ: kỹ năng đem vật về được thể hiện dưới dạng một chuỗi hoàn chỉnh các phản ứng vận động. Theo khẩu lệnh của huấn luỵên viên, chó đi và tìm kiếm vật, dùng răng cắn vật, tiến về phía huấn luyện viên, ngồi trước mặt huấn luyện viên và chờ đợi nếu huấn luyện viên vẫn còn chưa cầm vật đó.
Các kỹ năng được hình thành nhanh hơn trong cùng một kiểu hoàn cảnh. Do đó ở giai đoạn đầu của việc hình thành các kỹ năng thì hoàn cảnh chưa cần thiết phải phức tạp hoặc thường xuyên thay đổi. Điều này cũng có thể thực hiện cả khi mà kỹ năng đã trở nên bền vững.
Quá trình phức tạp của việc hình thành kỹ năng trong khi huấn luyện diễn ra ở 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Để hình thành kỹ năng này hay kỹ năng khác phải lựa chọn kích thích có điều kiện (có tín hiệu) và kích thích không điều kiện (sự củng cố thêm).
Việc chấp hành chế độ các bài tập luyện có căn cứ là một trong những điều kiện quan trọng của việc hình thành kỹ năng. Kích thích có điều kiện được áp dụng trước kích thích không điều kiện từ 1 - 2 giây. Việc phối hợp như vậy cần phải lặp lại khoảng chừng từ 3 -5 phút ngay sau khi tiến hành sự phối phợp tiếp sau. Song việc lặp lại sự phối hợp như vậy chỉ diễn ra từ 2 -3 lần trong một ngày và phải tuỳ thuộc vào tính chất của kỹ năng đang được hình thành, vào các đặc điểm riêng biệt của hành vi của chó. Trong thời kỳ đầu của việc hình thành kỹ năng, số lượng các bài tập luyện phải ít nhất và sau đó mới dần dần tăng lên.
Khi hình thành các kỹ năng trên cơ sở của việc củng cố thêm bằng thức ăn thì trong một ngày tập luyện, số lượng bài tậo có thể cho phép nhiều hơn so với việc hình thành các phản xạ trên cơ sở của các kích thích cơ học.
Ở thời gian đầu của việc hình thành kỹ năng không cần áp dụng các kích thích gây chú ý mạnh mẽ. Lúc đầu ở chó có phản xạ định hướng đối với kích thích có điều kiện, sau một vài lần lặp lại thì phản ứng định hướng bị dập tắt và phản xạ có điều kiện bắt đầu được hình thành. Lúc này chó có thể hành động sai (mắc lỗi) và phản ứng đối với khẩu lệnh không chính xác ... Huấn luyện viên phải tính đến điều này và phải tác động lên chó các kích thích có cường độ trung bình một cách thận trọng, và chỉ củng cố thêm bằng bánh kẹo khi nào chó thực hiện hành động mà nó được giao.

Giai đoạn thứ 2: Kỹ năng đầu tiên hoàn thiện và phức tạp lên bởi sự tăng thêm dần dần các tác động mới (các hoạt động vận động) đối với chó, và bởi sự hình thành tác động tương hỗ của các dạng ức chế và khử ức chế (thoát ức chế) khác nhau: Huấn luyện viên lựa chọn những điều kiện phức tạp nhất để huấn luyện chó, thay đổi tính chất của tác động đối với chó để đạt được sự biểu hiện chính xác của các hoạt động phức tạp của chó đối với một chuỗi kích thích. Thành công của việc hình thành kỹ năng được đảm bảo bằng chế độ các bài tập luyện có căn cứ và bằng phương pháp tác động đúng đắn đối với chó có tính đến quy luật tâm lý của động vật. Ví dụ, kỹ năng đầu tiên là kỹ năng tiến về phía huấn luyện viên theo khẩu lệnh 'lại đây" phải được phức tạp lên như chó phải có trạng thái nhất định (điệu bộ ngồi) và phải hình thành ức chế chậm (bình tĩnh)...

Giai đoạn thứ 3: Kỹ năng đã được hình thành và đã bền vững vẫn phải tiếp tục củng cố tính bền vững của nó đến khi nào kỹ năng trở thành tự động hơn đối với các tín hiệu của huấn luyện viên trong các điều kiện khác nhau của môi trường xung quanh. Điều này rất quan trọng đối với việc chó thể hiện một cách liên tục và chính xác các kỹ năng. Khi làm nghiệp vụ trong những điều kiện phức tạp của môi trường bên ngoài (của các hoàn cảnh thực tế). Công việc củng cố vững chắc và hoàn thiện kỹ năng cần phải tiến hành liên tục theo một hệ thống các giờ tập luyện xác định ...
Huấn luyện viên hoàn thiện các biện pháp tác động đối với chó bằng các kích thích theo phương pháp tương phản, sau đó phải cùng với chó tiến gần đến những điều kiện thực tế của việc sử dụng chó trong nghiệp vụ phải phối hợp kỹ năng đang được hình thành ở chó với các kỹ năng khác đã được hình thành từ trước. Tiếp đó các kỹ năng đã được hình thành phải được hoàn thiện bằng sự tập dượt trong các điều kiện khác nhau của việc sử dụng chó trong nghiệp vụ.

LIỆT KÊ NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN

Các tính kỷ luật chung được sử dụng đối với chó nghiệp vụ:
1. Kỹ năng quấn quýt với huần luyện viên
2. Phản ứng lại đối với tên riêng
3. Quen với những vật dụng như: vòng xích cổ, dây cương, đai lưng, rọ mồm
4. Chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi
5. Tiến về phía huấn luyện viên
6. Đi bên cạnh huấn luyện viên
7. Kỹ năng ngồi xuống
8. Đem vật về
9. Kỹ năng nằm xuống
10. Chuyển sang trạng thái đứng
11. Chuyển sang tư thế trườn
12. Vượt qua chướng ngại vật
13. Lên tiếng (sủa)
14. Ngừng những hành động ngoài ý muốn lại
15. Không nhận thức ăn do người lạ cho hoặc những thức ăn trông thấy ở mặt đất
16. Đi chậm lại
17. Dạn dĩ trước tiếng súng, tiếng nổ, sự bùng cháy của pháo súng...
18. Nhảy xuống nước và bơi
19. Quen đi ô tô hoặc quen nghỉ trên lưng ngựa
20. Trở về chỗ cũ

LIỆT KÊ NHỮNG KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐẶC BIỆT

Các kỹ năng cơ bản đặc biệt được sử dụng đối với chó nghiệp vụ:
1. Các kỹ năng tấn công xâm lược (hoang dã) đối với người lạ
2. Các kỹ năng chặn giữ kẻ chạy trốn, tấn công lên người đó và chiến đấu với người đó
3. Các kỹ năng cảnh giới nghiêm ngặt kẻ bị bắt giữ khi có người hộ tống
4. Các kỹ năng truy lùng người theo các dấu vết có mùi của người đó
5. Các kỹ năng chấp hành nghiêm khi đang thi hành nhiệm vụ tại chỗ (cảnh giới tại chỗ)
6. Các kỹ năng chấp hành nghiêm khi thừa hành nhiệm vụ trong khi đi (cảnh giới trong khi đi)
7. Nhận biết được đồ vật trong nhiều vật khác hoặc một người trong một nhóm người theo mùi đã biết
8. Các kỹ năng tìm kiếm ở các địa phương và các nhà khác nhau (nơi cất giấu) những vật bị vứt bỏ hoặc được chôn giấu hoặc những kẻ ẩn náu, khám xét khu vực và nhà ở.
9. Các kỹ năng tự cảnh giới các công trình
10. Kỹ năng cảnh giới trạm gác trong tình trạng bị xích
11. Kỹ năng cảnh giới trạm gác trong tình trạng bị xích bằng các loại xích không phát ra tiếng động
12. Canh giữ các đồ vật hoặc kẻ bị bắt giữ
13. Các kỹ năng bảo vệ huấn luyện viên
14. Các kỹ năng đi cặp đôi
15. Các kỹ năng kéo xe trượt có hàng
16. Các kỹ năng thay đổi hướng chuyển động
17. Ngừng chuyển động>>
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
11. HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC - MỘT HÌNH THÁI PHỨC TẠP TRONG KỸ NĂNG CỦA CHÓ

Trong quá trình luyện tập, ở chó dần dần hình thành các dạng kỹ năng phức tạp (những thói quen). Mỗi kỹ năng này được huấn luyện làm cơ sở để hình thành kỹ năng tiếp theo, và cứ thế, cả một chuỗi những hoạt động phức tạp của chó được hình thành đó chính là động lực học. Ví dụ, việc chó đánh hơi người theo dấu vết đó là cả một chuỗi phản xạ phức tạp. Chó phát hiện ra hơi lạ, rồi tiếp theo dấu vết, tìm thấy đồ vật bị vứt lại trên đường đi, mang lại cho huấn luyện viên, tiếp tục lần theo dấu vết cho đến khi tìm ra thủ phạm, nhảy xổ vào kẻ địch và chiến đấu đến cùng.
Hình động lực học được hình thành với điều kiện khi có một vài kích thích tác động lên chó theo trình tự nhất định nghiêm ngặt trong không gian và thời gian, những kích thích đó được lặp lại nhiều lần theo đúng trình tự đó với một hệ thống bài tập nhất định.
Tính đến đặc tính đó của vỏ não khi luyện cho chó những kỹ năng khác nhau cần đảm bảo một cách chắc chắn những điều kiện để hình thành những phản xạ có điều kiện và duy trì chế độ những bài tập nhất định. Việc hình thành những phản xạ có điều kiện đó một loại những kích thích dựa trên cơ sở luyện những kỹ năng vận động khác nhau được tiến hành bằng cách kèm theo những động tác ngẫu nhiên và bắt buộc. Ví dụ, nếu như kèm theo với hai tiếng "bắt tay" là động tác nhấc một chân trước của chó lên và cho chó một miếng thịt thì sau một vài lần lặp lại như vậy, chó chỉ mới nghe thấy hai tiếng đó, tự nó sẽ đưa chân ra, và như vậy, phản xạ có điều kiện đã được hình thành nhờ một loạt những kích thích bao gồm âm thanh của hai từ trên, tín hiệu các cơ bắp điều khiển việc nhấc chân lên và thức ăn. Thoạt đầu, trên vỏ não hình thành đường dây liên hệ tạm thời giữa ba trung tâm hưng phấn: trung tâm thính giác, trung tâm vận động và trung tâm tiêu hóa. Tiếp theo là những tác động liên tục của hàng loạt kích thích được tăng cường. Cuối cùng vị trí của ba kích thích chính xác được xác định: tín hiệu âm thanh, kích thích vận động và kích thích tiêu hóa.
Trong những điều kiện tự nhiên, luôn diễn ra sự thay đổi nội dung tín hiệu của các kích thích trong tổng thể của chúng. Liên quan tới sự thay đổi đó là những phản xạ trước tổng thể những kích thích không ngừng thay đổi làm phức tạp thêm hoạt động của não. Loại hình các kích thích luôn chuyển đổi vì thế nên được gọi là loại hình động lực học.
Ví dụ, lúc đầu chó được huấn luyện công việc đánh hơi theo dấu vết ở một khoảnh đất nào đó, sau đó gộp những khoảnh đất lại đem theo những điều kiện khác (những kích thích lạ) ... Việc đưa thêm vào hoàn cảnh mới và những kích thích mới gây nên sự thay đổi cả hình động lực học.
L.P.Pavlôp nêu lên ý nghĩa lớn lao của nguyên lý loại hình động lực học trong hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và con người. Trong loại hình động lực học, khả năng của não trong việc chương trình hóa hoạt động, khả năng tiên đoán thể hiện rất rõ.
Thực tế trong huấn luyện chó đã chỉ ra rằng, quá trình hình thành trong động lực học rất phức tạp và có liên quan đến những khó khăn nhất định đối với thần kinh. Song duy trì được loại hình đã huấn luyện được - một hình thức công việc quá nhẹ nhàng của tế bào thần kinh những vận động nhất định có tính chất hình động lực học càng được đào tạo thuần thục bao nhiêu trong quá trình huấn luyện thì càng tạo điều kiện tốt cho chó làm việc liên tục trong khi thừa hành công vụ.
Thay đổi lại toàn bộ loại hình động lực học - đó là một công việc cực kỳ khó khăn đối với chó và đòi hỏi tiêu hao rất nhiều sức lao động của thần kinh theo cách nói của L.P.Pavlôp. Đôi khi sự phá vỡ đột ngột một loại hình nào đó đã được huấn luyện và hình thành loại hình mới, có thể dẫn đến việc phá vỡ sự hoạt động bình thường của vỏ não và thậm chí dẫn đến loạn thần kinh chức năng.
Các loại hình động lực học khác nhau do tính chất của các kích thích và sự bố trí các kích thích đó trong không gian và thời gian. Ví dụ, một con chó chạy đến chủ vào giờ ăn - loại hình học về thời gian. Một con chó được huấn luyện khám xét khu vực nào đó theo tín hiệu của huấn luyện viên với một sự liên tục nhất định, dích dắc (như kiểu con thoi) - loại hình học về không gian. Sau khi đã huấn luyện được một loại hình động lực học nhất định nào đó, người chỉ huy cần hạ lệnh một cách đầy đủ để chó bắt đầu thực hiện tất cả những động tác cần thiết một cách liên tục không cần đến những tín hiệu phụ của huấn luyện viên. Ví dụ, theo hiệu lệnh "tìm kiếm", chó phát hiện ra hơi hướng của dấu vết, xác định hướng đi của tội phạm và đi theo dấu vết đó. Nếu trên đường dò dấu vết, chó gặp chướng ngại vật, ngoạm lấy mang tới cho huấn luyện viên, ngồi xuống và đợi đến khi huấn luyện viên cầm lấy tang vật, sau đó tiếp tục lần theo dấu vết, phân biệt chính xác dấu vết phải tìm với những dấu vết khác. Phát hiện được tội pham, chó lao tới và chiến đấu. Nếu huấn luyện viên có những cử chỉ không khéo léo hoặc thô bạo trong đối xử với chó, điều đó sẽ phá vỡ sự xuất hiện loại hình phản xạ chó sẽ không đi theo dấu vết nữa.
Động tác không đúng của huấn luyện viên trong khi huấn luyện chó sẽ dẫn đến hình thành ở chó kỹ năng không cần thiết. Nếu trong khi huấn luyện chó đánh hơi theo dấu vết, huấn luỵên viên liên tục lặp lại hiệu lệnh "tìm kiếm" một cách không cần thiết và chạy theo chó không cần biết chó có đi theo dấu vết hay chỉ đơn thuần chạy về phía trước theo hướng cần thiết, thì sẽ dẫn đến hậu quả hiệu lệnh thường xuyên "tìm kiếm" trở nên một tín hiệu vô nghĩa và chó sẽ không chú ý đến việc đánh hơi dấu vết.>>
12. ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG KÍCH THÍCH BÊN NGOÀI VÀ KÍCH THÍCH BÊN TRONG KHI HUẤN LUYỆN CHÓ

Chó nghiệp vụ được huấn luyện viên và được đưa ra phục vụ trong những điều kiện thay đổi của môi trường xung quanh. Sự thay đổi đó tác động đến cơ thể và gây nên độ sai lệch trong tính năng của chó. Trong những điều kiện có tính chất ổn định, chó làm việc sẽ tốt hơn. Hoạt động nhạy bén của hệ thống thần kinh cấp cao có thể diễn ra một cách hoàn toàn chính xác nếu đảm bảo tính bất biến của các điều kiện một cách tối ưu.
Điều kiện của môi trường ảnh hưởng đến cơ thể chó trước tiên là những thích nghi. Sự thay đổi những điều kiện bên ngoài gây nên những thay đổi nhất định bên trong cơ thể. Sự thay đổi ben trong cơ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi mới.
Cần phải tính đến những ảnh hưởng nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện, những ảnh hưởng nào gây khó khăn trong việc luyện kỹ năng.>>

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CHUNG CỦA CƠ THỂ>>


Tình trạng sức khỏe chung của cơ thể chó có ý nghĩa quan trọng trong khi huấn luyện chó và sử dụng chó vào công việc. Bất cứ một sự khác nhường nào khác với nếp thường đều gây khó khăn hoặc không mang lại kết quả gì trong việc huấn luyện.
Biểu hiện của sự khác thường đó là sự hưng phấn bị giảm đột ngột, mệt mỏi, trạng thái ức chế, kém tích cực trong hoạt động. Những con chó như vậy có phản xạ yếu trước những kích thích của huấn luyện viên và thường là không chịu làm việc. Điều đó thường nhận thấy khi chó bị bệnh.
Sự tăng cường hưng phấn của chó, biểu hiện bồn chồn, xăng xái, kém phân biệt các hiệu lệnh, phản ứng kém chính xác được nhận thấy rất rõ ở chó cái trong thời kỳ động dục, và chó đực trong thời kỳ phát dục...
Sự mệt mỏi, hoặc ngược lại, sự xăng xái, sự hưng phấn thái quá thường là những dấu hiệu phá vỡ sự hoạt động của hệ thần kinh cấp cao (loạn thần kinh chức năng), giống như hậu quả của thái độ thô bạo với chó hoặc phạm lỗi trong khi huấn luyện.
Đối với mọi trường hợp thể hiện tính thất thường đó, huấn luyện viên cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục chúng. Trong trường hợp chó bị ốm, kiệt sức cần phải cho chó nghỉ ngơi
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
NHỮNG KÍCH THÍCH GÂY MẤT CHÚ Ý VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG>>


Trong quá trình huấn luyện, chó được luyện quen với công việc trong những điều kiện phức tạp khác nhau của môi trường xung quanh. Những kích thích mới mạnh hơn hoặc khác thường gây nên sự thay đổi trong hành vi của chó, làm cho chó mất chú ý vào hoạt động theo tín hiệu của huấn luyện viên, được gọi là những kích thích gây mất chú ý. Ví dụ, nếu trong khi đánh hơi theo dấu vết chân người, bỗng xuất hiện một thú rừng nào đó, chó sẽ liền lao theo con thú đó, bỏ ngay việc đánh hơi theo dấu vết. Sự mất chú ý đó (sự ức chế) xảy ra do cảm ứng tiêu cực của quá trình họat động thần kinh, khi những phản xạ mạnh hơn lấn át những phản xạ yếu hơn (sự ức chế bên ngoài). Những kích thích gây mất chú ý tác động đến trung tâm hưng phấn mạnh trên vỏ não và ức chế những trung tâm quy định công việc họat động của chó, kết quả là chó bỏ không làm theo hiệu lệnh và cử chỉ của huấn luyện viên, nghĩa là xuất hiện sự mất chú ý.
Mức độ mất chú ý được xác định bởi độ mạnh yếu của kích thích gây mất chú ý, bởi độ bền vững của những kỹ năng được huấn luyện trong luyện tập, có sức gây mất chú ý mạnh mẽ hơn cả là những kích thích có ý nghĩa quan trọng mang tính chất sinh vật học. Ví dụ, mùi vị thức ăn và các món ăn khi chó đang đói. Những phản xạ có điều kiện không bền vững sẽ bị ức chế mạnh hơn những phản xạ bền vững. Tiếp theo, để những phản xạ có điều kiện đã được tập luyện theo tín hiệu của huấn luyện viên, không bị ức chế bởi những phản xạ khác, chúng cần phải được củng cố thật bền vững và đạt đến mức độ mạnh tối đa.
Những kích thích có tính gây mất chú ý có thể là kích thích bên ngoài hoặc kích thích bên trong. Những kích thích gây mất chú ý tác động đến cơ thể của chó từ môi trường bên ngoài, ức chế sự xuất hiện những phản xạ có điều kiện trước hiệu lệnh hoặc cử chỉ của huấn luyện viên gọi là những kích thích gây mất chú ý bên ngoài. Những kích thích đó thường là thú vật, chim chóc, tiếng ồn và tiếng ầm ào của các phương tiện giao thông, sự tiếp cận đến gần chó của người lạ...
Rất nhiều những kích thích bên ngoài chiếm cứ tác động dần dần, thường xuyên, cách quãng lâu dần sẽ không còn gây ức chế nữa. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện, trong đó chó sinh trưởng và được nuôi dưỡng. Nếu trước đó chó chưa hề được biết đến các loại gia súc, thì vẻ ngoài của chúng sẽ gây nên những phản ứng thoạt đầu là ước lệ, sau đó là thụ động hoặc lấn át, làm ảnh hưởng đến kết quả của việc huấn luyện. Còn nếu chó trước đó (ngay từ khi còn nhỏ) đã nhìn thấy những gia súc đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tập luyện kỹ năng.
Trong quá trình sử dụng chó vào công việc, mức độ mất tập trung chú ý trước những kích thích lạ khác nhau phụ thuộc vào độ bền vững của những kỹ năng tập luyện và độ mạnh yếu của những kích thích được huấn luyện viên sử dụng. Một con chó được huấn luyện tốt, tất nhiên ít bị đánh lạc hướng bởi những kích thích lạ. Để đạt được kết quả đó, cần cho chó làm quen dần với sự đa dạng của những kích thích bên ngoài, huấn luyện cho chó biết bình tĩnh phản ứng lại những kích thích đó. Trong quá trình huấn luyện và tập luyện, cần phải biết khéo léo làm đứt đoạn sự mất chú ý, biết ức chế đúng lúc những hành động không cần thiết của chó. Cũng cần phải tính đến cả những kích thích bên ngoài luôn có tác dụng ức chế công việc hoạt động của chó. Ví dụ, chó đực gần chó cái trong thời kỳ phát dục sẽ gây mất chú ý trong công việc.
Những kích thích ảnh hưởng đến nội tạng cơ thể và ức chế những phản xạ có điều kiện trước tín hiệu của huấn luyện viên, gọi là những phản xạ bên trong. Đó thường là những cảm giác đau đớn khi bị mắc bệnh, sự mệt mỏi rã rời của hệ vận động và hệ thần kinh, sự ứ đầy bàng quan hoặc đầy bụng.
Những kích thích bên trong thường gây sự chú ý mạnh mẽ hơn kích thích bên ngoài. Thường là bệnh tật, sự mệt mỏi suy sụp, đầy bụng, luôn ức chế hoạt động bình thường của chó. Khi tình trạng sức khỏe chung của cơ thể có sự thay đổi nghiêm trọng, chó thường bỏ công việc. Huấn luyện viên cần phải biết rõ nguyên nhân gây nên sự thay đổi tính năng của chó và có biện pháp khắc phục.
Trong quá trình huấn luyện chó và sử dụng chúng vào công việc, huấn luyện viên cần phải theo dõi thật sát tính năng của chó, phát hiện kịp thời những biểu hiện khác thường trong tính năng. Huấn luyện viên cần phải biết rõ tính năng thường ngày của con chó mình huấn luyện: khi đi dạo chơi, khi thả rông, đặc biệt trong lúc luyện tập các kỹ năng hoặc khi thi hành nhiệm vụ. Trong khi cho chó ăn và trông nom chó, cũng như trước khi đi làm việc hoặc đi tập luyện, huấn luyện viên cần phải xem xét chó cho kỹ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu của bệnh tật hoặc những biểu hiện thất thường trong tính năng của chó.>>
13. NHỮNG ĐIỀU KIỆN GÂY KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN LÀM GIẢM NHẸ CÔNG VIỆC CỦA CHÓ

Những nhân tố khác nhau của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến tính năng của chó, những nhân tố này làm giảm nhẹ công việc của chó, những nhân tố khác lại có tính chất gây khó khăn.
Một trong những công việc phức tạp nhất của chó là tìm kiếm kẻ phạm tội theo dấu vết.
Đặc điểm của dấu vết bao gồm độ dài dấu vết, thời gian hiện của dấu vết và hình dạng đường đi của dấu vết.
Vậy, đặc điểm của dấu vết có ảnh hưởng thế nào đến công việc của chó?
Độ dài của dấu vết - đó là khoảng đường đi của kẻ phạm tội tính từ điểm dùng chó ở dấu vết đầu tiên đến lúc bắt giữ được kẻ phạm tội đó. Chiều dài của dấu vết hiển nhiên có ảnh hưởng đến tính chất công việc của chó, đến trạng thái sinh lý, đến độ nhạy của khả năng phân tích khứu giác. Dấu vết càng kéo dài thì chó càng bị mệt mỏi, và sự mệt mỏi chung sẽ làm giảm độ nhạy của khứu giác với dấu vết, lúc đó dấu vết sẽ không còn là yếu tố kích thích nữa. Người ta chia dấu vết (theo độ dài) thành dấu vết ngắn (khoảng 3km), dấu vết có độ dài trung bình (khoảng 5-6 km) và dấu vết có độ dài lớn (trên 6km).
Chó được huấn luyện thành thục có thể lần theo dấu vết vài chục cây số. Thời gian hiện của dấu vết - đó là khoảng thời gian tính từ lúc kẻ phạm tội bắt đầu lẩn trốn đến lúc thả chó lần theo dấu vết kẻ phạm tội.
Dấu vết được chia thành (theo tiêu chí thời hiệu) dấu vết mới nguyên (thời hiệu khoảng 1 giờ), dấu vết trung bình (khoảng 3 tiếng) và dấu vết để lâu (trên 3 tiếng).
Dấu vết càng để lâu thì chó càng khó tìm kiếm, vì các phần tử vật chất của hơi người còn lại sau khi kẻ phạm tội đi qua sẽ dần dần bốc hơi, càng để lâu hơi đó càng mất mùi dần và cuối cùng mất hẳn.
Hiệu lực của dấu vết là một phản xạ có điều kiện để chó có thể tìm kiếm theo dấu vết của các thời hiệu khác nhau, cần phải biết cách huấn luyện chó.
Thời gian hiệu và độ dài - đó là những đặc điểm quan trọng của dấu vết con người, quyết định rất nhiều đến phản xạ lùng kiếm của chó. Kinh nghiệm khi dùng chó vào việc tìm kiếm kẻ phạm tội cho thấy, nếu một con chó được huấn luyện thành thục có khả năng lần theo dấu vết của người có thời hiệu khoảng 10 - 14 giờ hoặc hơn nữa và kéo dài trong khoảng 10 - 14km. Có những tài liệu cho thấy rằng trong những điều kiện thuận lợi, chó có thể đi theo dấu vết có thời gian hiệu một ngày một đêm (24 giờ).
Hình dạng đường đi của dấu vết được xác định bởi những hình chữ chi và những chỗ ngoắt ngéo do con người tạo ra trong khi di chuyển. Đặc điểm đó cũng ảnh hưởng đến công việc của chó. Thường ở những chỗ ngoặt, chó thường bị mất hướng bỏ qua dấu vết và lại bắt đầu tìm dấu vết tiếp theo. Những động tác khéo léo và đúng lúc của huấn luyện viên sẽ giúp cho chó nhanh chóng tìm lại được dấu vết, bám sát kẻ phạm tội.
Việc đánh lạc hướng dấu vết bằng những dấu vết khác gây khó khăn không ít cho công việc của chó. Chó được luyện tập kém và sẽ làm mất dấu vết, phải tìm và bập vào những dấu vết khác.
Ngoài những đặc điểm của dấu vết gây khó khăn hoặc làm giảm nhẹ công việc cho chó, còn có thể là những nhân tố khác nữa ảnh hưởng của thời tiết đến công việc của chó.
Thời tiết nóng hay lạnh cũng gây khó khăn cho chó trong việc đánh hơi dấu vết. Thời tiết nóng và gió làm cho các phần tử hơi người bốc hơi nhanh hơn, làm giảm hiệu lực của dấu vết đi. Đồng thời, nhiệt độ không khí cao cũng ảnh hưởng đến cơ thể của chó, gây nên sự chóng mệt mỏi, làm cho cơ thể nóng bức, khiến chó thở gấp (gây ngạt thở), chó thường phải dừng lại, đôi khi còn bỏ công việc tìm kiếm.
Chó làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh tốt hơn là nóng, nhưng băng tuyết lạnh giá cũng gây khó khăn cho chó trong việc đánh hơi. Chóp mũi và các móng chân dễ bị tê liệt vì băng giá. Khi thi hành nhiệm vụ phải đứng cố định ở một chỗ, người ta chống rét cho chó bằng chăn phủ bằng tấm lót nệm...
Trong điều kiện thời tiết nóng và lạnh, khả năng làm việc của chó phụ thuộc vào mức độ huấn luyện chó thành thạo công việc trong điều kiện như vậy và phụ thuộc vào sự thích nghi với những điều kiện thời tiết cụ thể. Cái này xác định ranh giới nóng và lạnh cao nhất mà chó có thể làm việc được. Đã có những trường hợp: chó săn đi theo dấu vết 30km trong nhiệt độ không khí 400C dương; trong những trường hợp khác, chó có thể đánh hơi trong điều kiện -350C (âm). Chó chốc chốc lại dừng lại và lấy chân chùi mũi. Nhận thấy điều đó, huấn luyện viên mỗi lần như vậy phải lấy găng tay lau mũi cho chó. Chó lần theo dấu vết tới 15km, và kẻ bị truy lùng đã bị bắt giữ.
Nếu huấn luyện chó càng nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và lạnh thì càng thu được kết quả cao khi sử dụng chó vào công việc trong những điều kiện như thế.
Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất để tiến hành việc huấn luyện chó và sử dụng chó vào công việc có hiệu quả nhất là 25 - 18 độ dương.
Gió cũng có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của chó (sức gió, hướng gió và tính chất công việc chó phải hoàn thành). Gió có ảnh hưởng đến công việc đánh hơi của chó ở mức độ cao. Các phần tử hơi người phần lớn bị gió cuốn đi, hơi người bị bốc mùi đi gây khó khăn cho chó trong việc tìm kiếm thủ phạm.
Có các loại gió ảnh hưởng đến công việc đánh hơi của chó: gió ngược chiều, gió xuôi chiều, gió tạt mạng sườn dưới các góc độ khác nhau.
Gió tạt mạng sườn cuốn đi phần lớn các phần tử khỏi đường đi của dấu vết, tạo nên một vết lớn hơi người có nồng độ phân tử hơi không lớn lắm, kết quả là làm cho chó bị lôi cuốn ra khỏi đường đi của dấu vết, bị đánh lạc hướng, nhất là ở những khúc ngoặt. Điều đó gây khó khăn cho chó trong việc tìm kiếm.
Gió ngược chiều tạo điều kiện cho phản xạ tìm kiếm của chó theo dấu vết khi lùng sục ở tại chỗ cũng như khi canh gác. Các phần tử hơi người bị gió ngược chiều đưa về hướng chó, chó không cần phải đánh hơi sát dưới đất mà chỉ việc cất hơi cao đầu lên và hít hơi gió ngược chiều, cảm nhận được kích thích mùi hơi của dấu vết một cách dễ dàng và không hề đi chệch khỏi hình tuyến của dấu vết. Trong điều kiện gió ngược chiều, những quãng đường có nhiều bụi và đâts gây khó khăn trong việc lùng bắt theo dấu vết vì bụi và cát sẽ bay vào khoang mũi của chó, làm giảm độ nhạy cảm của khứu giác và khíên chó khó hít thở.
Cần phải tính đến ảnh hưởng tiêu cực của gió ngược chiều trong công việc đánh hơi của chó ở giai đoạn đầu huấn luyện. Nếu trong khi tập luyện, cứ thường xuyên thả chó đánh hơi ngược chiều gió, chó sẽ quen đánh hơi theo chiều gió và không cúi sát xuống đánh hơi dưới đất, và điều đó sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm trong những điều kiện khó khăn hơn khi đánh hơi những dấu vết có thời hiệu lớn, những lúc như vậy chó thường làm mất dấu vết.
Trong lúc phải canh gác, cảnh giới, gió ngược chiều tạo điều kiện truyền sóng âm thanh về hướng chó.
Gió cùng chiều ở mức độ vừa phải có ảnh hưởng thuận lợi tới phản xạ tìm kiếm của chó khi đánh hơi. Chuyển động của con người khi có gió cùng chiều để lại dấu vết hơi người ít tản mạn hơn và chó lần theo dấu vết không bị chệch hướng mấy, không bị gián đoạn ở những chỗ ngoặt của dấu vết, ít mắc lỗi hơn. Trong những điều kiện như vậy, chó thường phải ngửi sát mặt đất, nơi có dấu vết. Trong lúc canh gác, cảnh giới hoặc săn lùng tại chỗ, gió thuận chiều gây khó khăn cho công việc của chó. Độ thu nhận tiếng động và những âm thanh khác bị giảm đi. Gió thuận chiều trên những đoạn đường bụi và cát gây phiền phức đáng kể cho công việc của chó trong việc lục soát tại chỗ và săn lùng theo dấu vết.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
ẢNH HƯỞNG CỦA MƯA KHÍ QUYỂN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA CHÓ>>


Mưa và tuyết có ảnh hưởng đến công việc của chó và đến việc bảo tồn những phần tử hơi trên những dấu vết do người để lại. Dấu vết để lại sau khi có mưa hoặc tuyết rơi giữ lại mùi hơi rất lâu, và chó làm việc rất thuận lợi khi dò theo những dấu vết đó. Trong điều kiện mưa hoặc tuyết không lớn lắm, chó đánh hơi rất tốt nhưng cơn mưa kéo dài sẽ rửa sạch khỏi dấu vết những phần tử mùi hơi. Lớp tuyết dày trên dấu vết người gây khó khăn cho sự di chuyển của chó, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến việc cảm thụ mùi hơi của dấu vết.
Theo thí nghiệm của N.I-su-ben-kov, chó sắp có thể phát hiện ra được những dấu vết, kể cả những dấu giầy do người để lại bị tuyết phủ lên (trong lúc tuyết rơi) một lớp khoảng 12 cm, chó khẩn trương đi theo hướng khởi đầu có mùi hơi đó với thời hiệu gây ra dấu vết khoảng 6 giờ.
Ảnh hưởng của mưa khí quyển đến việc bảo tồn dấu vết hơi người phụ thuộc vào đặc điểm của mặt đất và cây cỏ. Các phân tử mùi hơi trên mặt đất có cây cối được bảo tồn lâu hơn trên mặt đất không có cây cối kể cả trong điều kiện có mưa và tuyết, vì trên mặt đất trơ trụi mùi hơi của dấu vết dễ bị nước mưa rửa sạch.>>

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM MẶT ĐẤT ĐẾN CÔNG VIỆC ĐÁNH HƠI CỦA CHÓ>>


Những loại mặt đất có khả năng giữ lại và bảo tồn lâu dấu vết hơi người là những loại mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của chó khi lần theo dấu vết. Mặt đất ẩm ướt có cỏ mọc không dày lắm thuộc loại mặt đất kể trên (đồng cỏ). Mùi hơi còn được bào tồn ở trong rừng, trên thảo nguyên, trên mặt đất được cày bừa. Cỏ cao và dày tạo điều kiện bảo toàn các mùi, nhưng gây khó khăn với sự vận động của chó. Mùi của cây cỏ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của chó - đối với chúng, cơ quan thụ cảm khứu giác của chó cảm nhận ít hơn. Những loại cỏ có gai khác nhau rất giảm đến công việc của chó.
Các bụi cây, lau sậy mọc cao gây khó khăn cho việc chuyển động của chó, chó luôn tỏ ra hèn nhát và không rẽ vào nơi có bụi cây hay lau sậy mọc. Rất cần phải dạy trước cho chó quen với công việc trong các điều kiện như vậy.
Đất cày và đất sét trong những ngày mưa ảnh hưởng rất tiêu cực đối với công việc truy lùng theo dấu vết có mùi của chó, bởi vì các dấu vết mà người để lại bị các lớp đất sét hoặc đất đen bao phủ và giày cũng không chạm trực tiếp với đất, do đó dấu vết có mùi để lại rất yếu ớt. Trong những ngày thời tiết nóng nực và khô thì nhiều bụi, bụi bay vào mũi chó, kích thích niêm mạc và làm giảm tính nhậy cảm khứu giác.
Nếu trên mặt đất, ngoài các dấu vết có mùi còn có các vết giầy của người đi qua để lại thì việc tìm tội phạm sẽ dễ dàng. Nhưng thông thường, công việc theo các dấu vết như vậy lại dẫn đến sự hình thành các kỹ năng ngoài ý muốn và chó đe theo các dấu vết có mùi rất kém khi không có các vết giầy để lại.>>

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHÓ>>


Địa hình bằng phẳng, không thay đổi, kìn đáo và ít mấp mô sẽ làm cho chó hoạt động dễ dàng. Trên những địa hình như thế, không khí chuyển động rất ít và dấu vết có mùi bốc hơi chậm. Trên địa hình mà không khi luôn chuyển động (đồi núi, đồng bằng lô thiên ...) thì dấu vết có mùi sẽ bị mất hiệu lực nhanh hơn, chó khó phát hiện.
Trên địa hình lộ thiên, các kích thích làm lạc hướng có thể nhìn được thấy nhờ khoảng cách xa, và vì vậy chó có thể tác động đến hoạt động của nó bằng cách trì hoãn. Trên địa hình đồi núi, chó hoạt động khó khăn hơn vì lên dốc xuống dốc làm cho chó mau bị mệt mỏi.
Địa hình mấp mô nhiều làm cho chó hoạt động. Các dạng chướng ngại vật khác nhau (suối, sông, đầm lầy, hồ) sẽ làm mất dấu vết có mùi cần tìm. Ở vùng đông dân cư và nhưng nơi có nhiều đường xá làm cho chó gặp rất nhiều khó khăn thi tìm dấu vết, ở những nơi đó, đặc biệt là vào ban ngày, dấu vết có mùi cần tìm sẽ bị pha trên những mùi vị khác và chó rất khó phân biệt. Về ban đêm, khi ít người đi lại, các phương tiện giao thông ít hoạt động, dùng chó để tìm tội phạm theo dấu vết có mùi dễ dàng hơn. Trong điều kiện địa hình phức tạp và có nhiều kích thích làm lạc hướng chỉ có thể dùng chó đã được huấn luyện thành thạo để tìm dấu vết
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN TRONG NGÀY ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHÓ>>


Các công trình nghiên cứu của P.C.Kupolov và một số các nhà khoa học khác đã xác định được rằng bản chất của loài vật được xác định bằng yếu tố không gian. Nhưng dù sao, thời gian cũng là điều kiện quan trọng của bản chất loài vật. Trong hoạt động thần kinh cao cấp của động vật, có hiện tượng chuyển đổi như: Cùng một kích thích đó, cũng có thể là tín hiệu có điều kiện của hoạt động khác nhau của cơ t hể, tùy theo tình huống lúc đó. Nguyên tắc chuyển đổi có liên quan đến số lượng các quy luật cơ bản của thần kinh cao cấp và có ý nghĩa lớn trong quá trình thích nghi của cơ thể với những điều kiện sống thay đổi vĩnh viễn.
Một trong những "chuyển đổi" của hoạt động phản xạ có điều kiện của chó có thể là thời gian, cùng một kích thích có điều kiện như nhau. Ví dụ, tìm dấu vết có mùi của người tùy theo hoàn cảnh và thời gian và thời gian trong ngày mà dẫn đến hoạt động khác nhau (khám xét hiện trường, lựa chọn theo mùi này) theo đặc tính riêng của mình, hoặc cùng một hoạt động đó dẫn đến phản ứng tìm dấu vết nói riêng, nhưng với cường độ và khoảng thời gian khác nhau... Thực tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ huấn luyện chó tìm kiếm dấu vết vào buổi sáng thì vào những lúc khác khả năng làm việc của chó sẽ kém hơn, và nói chung đôi khi nó bị mất khả năng làm việc (chó từ chối không muốn làm theo ý người).
Ở đây, các yếu tố khác như độ ẩm và nhiệt độ không khí nói riêng là những yếu tố thay đổi vào những thời gian khác nhau trong ngày cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của chó. Thường thường vào buổi sáng, độ ẩm không khí cao hơn, trên mặt đất có sương, yếu tố đó hỗ trợ cho chó tìm dấu vết tốt hơn. Khi sương tan thì độ ẩm các phân tử mùi của dấu vết bay đi bằng cách bốc hơi của hơi nước, chó sẽ làm việc kém hơn vì thường thường dấu vết bị biến mất.
Nếu không được huấn luyện sơ bộ thì về ban đêm hiệu quả làm việc của chó sẽ bị giảm đi rất rõ rệt, một số chó định hướng rất kém, sợ những vật lạ khác nhau và không chịu làm việc. Nhưng nếu cho chó luyện tập một số động tác về ban đêm thì khi tìm dấu vết có mùi, khám xét hiện trường và làm nhiệm vụ cảnh giới đạt kết quả tốt. Về ban đêm có nhiều điều kiện thuận lợi vì ảnh hưởng của các kích thích làm phân tán giảm đến mức thấp nhất. Để chó tìm dấu vết được tốt, thường thường phải cho chó huấn luyện những thời gian khác nhau trong ngày.>>
14. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHO CHÓ LÀM VIỆC CÓ CHẤT LƯỢNG

Trong quá trình dạy chó không những chỉ coi trọng việc huấn luyện cho chó những thói quen cần thiết, mà còn phải thường xuyên củng cố lại cho chó những động tác đã được luyện tập để chó hoàn thành nhiệm vụ được tốt theo tín hiệu ban đầu của người huấn luyện viên. Chỉ trong những điều kiện như thế mới có thể sử dụng chó một cách tin tưởng để làm nhiệm vụ.
Chất lượng công việc của chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những yếu tố đó có thể là: Tuân thủ tốt trình tự huấn luyện các phản xạ có điều kiện, tính toán đúng các ảnh hưởng của các kích thích của các điều kiện xung quanh và của môi trường bên trong cơ thể chó, có chế độ huấn luyện cụ thể, rõ ràng thực hiện đúng các phương pháp huấn luyện thói quen, tập dượt, tiếp xúc riêng với chó khi huấn luyện, biết áp dụng các hình thức cưỡng bức, động viên, ngăn cản ... khi nuôi dạy chó.
Cưỡng bức là biết áp dụng kịp thời những kích thích cơ học chủ yếu để bắt chó phải thực hiện những hành động cần thiết khi tín hiệu đã được phát ra. Ví dụ, chó không phản ứng với mệnh lệnh "ngồi" vì bị phân tán bởi một con vật khác. Khi đó, người huấn luyện viên phải nhắc lại mệnh lệnh bằng giọng mạnh mẽ hơn và ấn mạnh tay xuống vùng thắt lưng chó. Chó ở tư thế ngồi (phản xạ tự nhiên) giống như trả lời với tác động vật lý. Đây là phản ứng tự vệ với hình thức bị động. Mệnh lệnh phát ra với giọng mạnh mẽ hơn là có ý nghĩa cưỡng bức có điều kiện.
Như vậy, việc cưỡng bức có liên quan với lên giọng khi ra lệnh và với tăng lực kích thích cơ học lên cơ thể chó.
Song sử dụng những tác động đó cần phải rất thận trọng, có lưu ý đến những đặc điểm riêng của chó về tính nết. Cách hợp lý hơn cả là làm ổn định thói quen được huấn luyện bằng cách không cần tăng lực kích thích cơ học. Nếu thường hay sử dụng mệnh lệnh với giọng đe dọa thì khi sử dụng mệnh lệnh một cách bình thường chó sẽ không có hành động đáp lại vì chó đã quen với phản xạ khi ra lệnh với giọng đe dọa. Cần phải biết kết hợp cưỡng bức với động viên theo phương pháp tương phản.
Ngăn chặn là hành động cần thiết khi nuôi dạy chó và khi sử dụng chó làm nhiệm vụ, ngăn chặn ở đây có nghĩa là làm ngừng những hành động của chó không đúng với ý nghĩa. Ví dụ, khi chó đuổi theo những con vật khác đuổi người qua lại và ngửi những vật rơi...
Để chấm rứt những hành động tương tự, không hợp với ý người, chó cần được huấn luyện phản xạ ngừng khi nghe thấy mệnh lệnh "phu". Người huấn luyện viên củng cố mệnh lệnh này bằng kích thích cơ học với một lực lượng đối (giật dây dắt, dùng roi đánh ...). Luyện động tác này bằng cách nhắc lại nhiều lần mệnh lệnh "phu. Về sau, mệnh lệnh này có thể được sử dụng không những chỉ để ngăn chặn những hành động không cần thiết, mà còn để phòng ngừa (cảnh cáo).
Cần phải biết sử dụng mệnh lệnh cấm 'phu" khi nào thật cần thiết. Thường xuyên nhắc lại mệnh lệnh này mà không có sự củng cố sẽ dẫn đến làm giảm tác dụng ngăn ngừa. Mệnh lệnh "phu" phải được trở thành tín hiệu để ngăn chặn tất cả những hành động không cần thiết của chó. Chỉ trong những trường hợp khi chó có phản ứng tự vệ - bị động với kích thích lạ thì lúc đó mới không sử dụng mệnh lệnh ngăn chặn.
Một cách hợp lý để đánh lạc hướng chó với hành động kích thích bằng cách chơi đùa với chó, nhắc lại mệnh lệnh mà chó phải thực hiện hoặc đánh lạc hướng sự chú ý của chó đến kích thích bằng thức ăn. Trong trường hợp này, mệnh lệnh "phu" sẽ làm tăng thêm phản ứng tự vệ - bị động.
Mệnh lệnh "phu" được sử dụng một cách rất thận trọng khi dạy chó lựa chọn đồ vật theo mùi đã biết trước hoặc lựa chọn người trong số một tốp người theo mùi của dấu vết hoặc của đồ vật. Nếu chó bắt sai, định không bắt đồ vật hoặc người đã được chọn trước thì phải ra lệnh ngay một cách rất nghiêm túc "'phu" để ngăn chặn hành động không cần thiết và sau đó ra hiệu 'hãy ngửi'. Sau khi chó ngừng hành động không đúng với ý người, phải động viên chó bằng mệnh lệnh "tốt".
Động viên là sự tác động chó bằng kích thích sinh học có lợi nhằm mục đích củng cố những hành động của chó với tín hiệu của người huấn luyện viên. Điều đó rất cần thiết để nhanh chóng tạo nên thói quen cho chó và sau đó tiếp tục củng cố thói quen đó cho đến khi chó thực hiện một cách tự động (chó hành động đúng). Trong một số các trường hợp phải biết kết hợp động viên với cưỡng bức.
Để động viên chó, người ta thường dùng những miếng thịt (bánh kẹo), vuốt ve chó và kích thích có điều kiện - mệnh lệnh "tốt'.
Làm dịu sự kích thích chó bằng cách túm lấy quần áo và vò quần áo người lạ (người giúp việc cho huấn luyện viên) là điều kiện rất quan trọng khi phát triển phản ứng tấn công của chó và khi luyện phản xạ tự vệ. Trong trường hợp này, dùng mệnh lệnh "tốt" để động viên có điều kiện, nhưng không cần thưởng mồi cho chó, vì lúc đó phản ứng tự vệ sẽ bị chặn lại do xuất hiện phản ứng với thức ăn.
Vuốt ve chó và cho chó ăn mồi thường đi kèm theo với mệnh lệnh 'tốt' bằng giọng âu yếm. Trong khi kết hợp như thế, lời động viên "'tốt" sẽ trở thành tín hiệu xúc cảm tốt (động viên có điều kiện).
Khi luyện thói quen có ý nghĩa đặc biệt thường hay áp dụng động viên có điều kiện. Song cần đề phòng áp dụng mệnh lệnh này nhiều lần và không đúng chỗ, để làm cho chó không quan tâm đến mệnh lệnh đó.
Những yếu tốt động viên không những chỉ củng cố thói quen, mà còn góp phần làm dịu tình trạng bị đe dọa của chó và làm giảm phản xạ tự về bị động phát sinh ở một số chó sau khi sử dụng những kích thích cơ học.
Song song với việc áp dụng các hình thức cưỡng bức, ngăn chặn và động viên cần quan tâm đến các yếu tốt khác đảm bảo chó làm việc có chất lượng cao.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
ĐỐI XỬ CÓ PHÂN BIỆT VÀ ĐẶC ĐIỂM HUẤN LUYỆN CÓ LƯU Ý ĐẾN PHẢN ỨNG PHỔ BIẾN NHẤT TÍNH NẾT CHÓ>>


Nghệ thuật nuôi dạy chó là ở chỗ lựa chọn đúng các kích thích có điều kiện và không điều kiện với một lực đã được xác định, áp dụng các kích thích đó có theo chế độ luyện tập được quy định và các điều kiện phức tạp hóa khác nhau của môi trường xung quanh. Những điều kiện này làm thay đổi tính nết của chó theo xu hướng cần thiết bằng cách tạo cho chó thói quen để làm nhiệm vụ khác nhau. Kết quả huấn luyện chỉ được bảo đảm trong trường hợp khi tác động lên chó có tính chất rất cá biệt thuần túy.
Chó có tính nết rất khác nhau. Tùy theo những phản ứng vốn có của tính nết, của thói quen mà chó có phản ứng khác nhau với điều kiện này hay điều kiện kia của môi trường bên ngoài, và nói riêng, với kích thích được người huấn luyện viên áp dụng. Một số chó được luyện thói quen tương đối dễ và nhanh, ngược lại một số chó khi luyện thói quen rất khó tiếp thu hoặc tiếp thu quá chậm. Vì vậy, trong quá trình huấn luyện, chó cần phải phân tích đúng tính nết của chó, lưu ý đến tình trạng cơ thể, tuổi, điều kiện nuôi dưỡng và đặc điểm của quá trình nuôi dạy trước đây đến phản ứng vốn có của tính nết, đặc điểm loại hình của hoạt động thần kinh cao cấp, tính năng động, thói quen tự nhiên ... và thay đổi phương pháp làm việc của mình cho phù hợp với những yếu tố nói trên.
Khi luyện thói quen kỷ luật chung cũng như thói quen đặc biệt, cần áp dụng những phương pháp và những biện pháp tác động chó phù hợp với phản ứng vốn có của tính nết. Như mọi người đều biết, phương pháp tương phản là phương pháp có hiệu quả hơn cả. Nó được áp dụng để luyện thói quen của những con chó có phản ứng vốn có khác nhau của tính nết. Nhưng ở đây cũng không loại trừ việc áp dụng những đặc điểm của kích thích cơ học cũng như của kích thích thức ăn khi huấn luyện mỗi chó. Nếu biết áp dụng phương pháp này, sẽ cho ta khả năng dạy chó làm nhiệm vụ tuần ra, điều tra, cảnh giới. Song, đối với những chó có phản ứng thức ăn vốn có, khi bắt đầu luyện chó thói quen tăng cường cho ăn (phương pháp động viên bằng thức ăn) sẽ hợp lý hơn. Nên áp dụng phương pháp động viên bằng thức ăn khi luyện thói quen cần thiết của những chó có phản ứng tấn công yếu. Trên cơ sở sử dụng những kích thích bằng thức ăn, có thể tăng cường tính hung dữ của chó đối với những người lạ. Thông thường, người ta dẫn chó lại gần khay đựng thức ăn và đúng lúc đó người lạ xuất hiện, định đuổi chó đi và thu lấy thức ăn. Chó bị kích thích với thức ăn và có thái độ ghen tức với người lạ.
Động tác này sẽ làm tăng thêm tính hung dữ của chó.
Có thể áp dụng phương pháp động viên bằng thức ăn để dạy một số chó làm nhiệm vụ tìm dấu vết có mùi, đặc biệt là trong những trường hợp khi chó kém hung dữ, nhưng phản ứng với thức ăn lại rất tích cực (phản ứng mạnh).
Những chó có phản ứng công kích phát triển thì dễ huấn luyện, nhưng trong trường hợp này phải chú ý đến cá tính khi xuất hiện phản ứng tự vệ. Do vốn có tính kích thích cao nên ở những chó quá dữ kém phân biệt rõ được mùi khi tìm dấu vết, chúng thường bị đánh lạc hướng, không lựa chọn người một cách chính xác theo mùi của đồ vật hoặc của dấu vết, bị đánh lạc hướng khi khám xét hiện trường... Huấn luyện phát triển tính hung dữ phải được tiến hành rất thưa đối với chó quá hung dữ và rất thường xuyên đối với chó ít hung dữ. Ngoài ra, cần phải cho chó luyện thói quen tấn công những người chạy trốn. Dạy những chó quá hung dữ phản ứng bình tĩnh điềm đạm hơn với những kích thích của môi trường xung quanh bằng cách cho đi dạo chơi và biết sử dụng mệnh lệnh kìm hãm.
Dạy chó tìm kiếm dấu vết có mùi hoặc lựa chọn người theo mùi của đồ vật để lại hoặc mùi của dấu vết là động tác rất phức tạp. Kết quả luyện tập những thói quen này được xác định lựa chọn riêng một cách khéo léo những kích thích gây cho chó phản ứng tìm kiếm dấu vết có mùi của người đã đi khỏi.
Đối với chó có tính hung dữ vừa phải dễ biểu lộ thói quen mang vác đồ đạc, đôi khi áp dụng biện pháp thả chó theo dấu vết của chú, sau đó theo dấu vết của người giúp việc, những người đó sẽ là người mang đồ đạc quan trọng đi trước dẫn đường cho chó.
Nếu chó có tính công kích tương đối và kém tích cực trong việc mang vác đồ đạc thì sẽ dễ dạy chúng tìm dấu vết do muốn đuổi theo và tấn công người lạ.
Cần lựa chọn điều kiện và phương pháp tác động lên chó, có lưu ý đến cá tính của chó. Nếu không thể dạy chó bằng một phương pháp thì phải áp dụng phương pháp khác.
Cần chú ý quan tâm đến cá tính của chó khi luyện cho chó thói quen lựa chọn người theo mùi ở đồ vật của họ. Dạy chó không túm lấy quần áo của người mà nhặt đồ vật mà người đó cầm trong tay.>>
15. ĐẶC ĐIỂM HUẤN LUYỆN CHÓ CÓ QUAN TÂM ĐẾN KIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA THẦN KINH CAO CẤP, TUỔI CHÓ VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI DẠY CHÓ

Khi huấn luyện chó cần phải tính đến các yếu tốt sau đây: điều kiện nuôi dạy chó, đặc điểm tuổi của hệ thần kinh, phản ứng vốn có của bản chất, đặc điểm tính chất của các quá trình thần kinh, trình độ huấn luyện, tính dễ bảo khi huấn luyện tình trạng chung của cơ thể, đặc điểm của phẩm hạnh bên ngoài và có thói quen kiên nhẫn rất khó tính toán được đặc điểm kiểu hoạt động thần kinh cao cấp, bởi vì trong thực tế chỉ cần sử dụng các số liệu phỏng chừng biểu thị tính chất của các quá trình thần kinh.
ĐẶC ĐIỂM HUẤN LUYỆN CHÓ KIỂU HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CÓ KÍCH THÍCH, KHÔNG KÍCH THÍCH

Khi huấn luyện thói quen của chó kiểu có tính kích thích, cần chú ý nhớ rằng, các quá trình thần kinh của chúng không cân bằng, quá trình kiềm chế tương đối yếu hơn quá trình kích thích. Vì vậy, không được huấn luyện thói quen kiềm chế một cách vội vàng, phải hết sức thận trọng và dần dần cần phải luyện giữ một cách rất thận trọng, bắt đầu từ 4- 8 giây, tăng dần theo mức độ ổn định của phản xạ kiềm chế đến một vài phút. Khi huấn luyện quá trình kiềm chế từ ngày này sang ngày khác, có thể tăng quá trình đó lên đến mức độ nào đó gần bằng với mức độ bình thường của quá trình kích thích, khi tăng chất lượng làm việc của chó. Thực tế huấn luyện đã chứng minh rằng, có thể cho một số lượng hạn chế các động tác luyện thói quen kiềm chế đối với những kích thích. Ví dụ, khi dạy chó lựa chọn đồ vật theo mùi đã cho trước (biết trước) hoặc lựa chọn người theo mùi của dấu vết hoặc của đồ đạc, cần ôn lại bài luyện tập đó 2, 3 lần, vì tăng công việc sẽ làm giảm chất lượng công tác và làm cho khó luyện tập thói quen.
Khi thói quen đã được ổn định, phải tăng dần số động tác luyện tập lên. Nhờ có quá trình kích thích mạnh, những con chó kiểu này dễ chịu đựng được tác động của những kích thích tương đối mạnh và có khả năng làm việc hơn. Huấn luyện một con chó như thế có khó khăn hơn, đòi hỏi phải có sự chịu đựng và sự đối xử phân biệt khéo léo khi làm việc với chó. Nhưng sau khi huấn luyện chó sẽ có khả năng làm việc tốt hơn, tích cực hơn. Nên giao những con chó như thế cho những người huấn luyện viên điềm đạm, am hiểu hơn và có kinh nghiệm, hơn.
Những chó dễ kích thích, được huấn luyện để làm nhiệm vụ tuần tra. Nếu huấn luyện chúng để làm nhiệm vụ điều tra sẽ không đạt được kết quả mong muốn, dù chỉ là ở mức độ bình thường.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
HUẤN LUYỆN CHÓ KIỂU HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP CÓ TÍNH CHẤT LINH HOẠT

Những con chó kiểu này dễ và mau thích nghi với những điều kiện mới và dễ huấn luyện những loại công việc khác nhau. Các quá trình thần kinh của chúng khỏe, cân bằng và linh hoạt. Quán triệt phương pháp chung về luyện thói quen, giữ đúng trình tự và duy trì chế độ luyện tập nghiêm túc trong mỗi buổi tập sẽ rút ngắn được quá trình huấn luyện chó làm nhiệm vụ xác định nào đó.

HUẤN LUYỆN CHÓ KIỂU HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP THEO CÁCH THỤ ĐỘNG

Luyện thói quen cho những loại chó này phải chậm hơn so với những chó có kiểu hoạt động thần kinh linh hoạt và dễ kích thích.
Đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của loại chó này là tính linh hoạt của các quá trình thần kinh thấp hơn. Chó chuyển từ trạng thái kích thích sang trạng thái kiềm chế và ngược lại, chậm chạp. Khi mới bắt đầu luyện thói quen cho những chó này cần phải giữ đúng khoảng cách tương đối giữa mệnh lệnh được phát ra, không nên để cho những mệnh lệnh có ý nghĩa trái ngược nhau được phát ra kế tiếp nhau. Luyện tập dần dần sẽ làm tăng thêm tính linh hoạt của các quá trình thần kinh và có thể sẽ đạt đến khả năng linh hoạt lớn hơn trong tính nết của chó.
Người huấn luyện viên phải đối xử với chó một cách khéo léo và điềm đạm, chấp hành đúng chế độ luyện tập. Tùy theo mức độ ổn định của những thói quen đã được luyện tập mà các yêu cầu đối với chó được tăng thêm, tính linh hoạt của thói quen được đẩy mạnh hơn.
Khi chó phát triển phản ứng công kích kiểu bình tĩnh, sẽ thấy rõ phản ứng kích thích yếu với người lạ. Chó thường giữ được bình tĩnh cho đến khi người giúp việc của người huấn luyện viên tấn công nó.
Nếu người huấn luyện viên không lưu ý đến đặc điểm của chó, thì thường khi người đó muốn kích thích chó, áp dụng những tác động đau đớn hơn, điều đó thường dẫn đến làm xuất hiện ở chó những phản xạ tự vệ bị động, khó huấn luyện chó hơn. Lặp lại những động tác tương tự làm cho chó không còn thích hợp với nghiệp vụ của nó, người giúp việc không được dùng những tác động quá đau đớn để làm khuất phục chó, ngay cả khi chó biểu hiện tính hung dữ không được áp dụng biện pháp đánh đập để tăng cường phản ứng công kích của chó, mà áp dụng cách sử dụng thế chung bề ngoài, nếu như biện pháp đó không có kết quả thì mới áp dụng biện pháp đánh (nhẹ) chó.
Người huấn luyện viên khi thả chó cho bắt giữ người chạy trốn thường hay muốn nhanh chóng chuyển chó sang trạng thái tự do, và nếu như mục đích đó không đạt ngay được, lai tác động mạnh lên chó, phương pháp đó làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng huấn luyện. Chó thường không muốn chuyển ngay từ hoạt động này sang một hoạt động khác, song có thể thực hiện được điều đó bằng cách huấn luyện thường xuyên và liên tục nhưng phải dần dần.
Chọn loại chó này để huấn luyện phân biệt mùi sẽ tiếp thu chậm hơn, nhưng sau khi thói quen của chó đã ổn định thì khả năng phân biệt mùi sẽ tương đối rõ hơn.
Nên giao nhiệm vụ huấn luyện những chó có kiểu hoạt động thần kinh thụ động này cho những người huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm hơn, biết phát hiện tốt những đặc điểm tính nết của chó và tác động lên chó một cách mạnh mẽ hơn. Thường thường loại chó này chịu đựng được những kích thích tương đối mạnh, nhưng nên áp dụng cưỡng bức đối với chúng một cách thận trọng và chỉ trong những trường hợp thật cần thiết.
Nếu chó có tính thụ động cao, uể oải, ít linh hoạt, thì việc huấn luyện những chó ấy không hợp lý, vì đạt hiệu quả thấp.

ĐẶC ĐIỂM HUẤN LUYỆN CHÓ KIỂU HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP YẾU

Loại chó này có các quá trình thần kinh yếu không cân bằng, ít linh hoạt và chậm thích nghi với điều kiện sống mới. Nếu nuôi dạy không đúng thì thường hay dẫn đến những phản ứng tự vệ bị động.
Có thể huấn luyện loại chó này với điều kiện xử thế có phân biệt và người huấn luyện viên có tính kiên trì. Tính yếu đuối của các quá trình thần kinh mà cho chó rất dễ nhạy cảm với các kích thích khác nhau, và thể lực của chó kém phát triển, gây ra tình trạng trì trệ toàn bộ hoạt động của chó. Loại chó này có thể được huấn luyện để làm nhiệm vụ điều tra và canh gác. Những chó có quá trình thần kinh yếu rõ rệt không được sử dụng vào các mục đích công vụ.>>
ĐẶC ĐIỂM HUẤN LUYỆN CHÓ CÓ QUAN TÂM ĐẾN ĐỘ TUỔI CỦA CHÚNG VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI DẠY

Những chó có lứa tuổi khác nhau, được nuôi dưỡn trong những điều kiện khác nhau và trước đây đã được huấn luyện từng phần, được đưa vào các trường chuyên dạy để huấn luyện chó làm các loại nghiệp vụ khác nhau.
Để đạt được kết quả huấn luyện chó làm một nghiệp vụ nhất định nào đó, cần phải tính đến đặc điểm của chúng. Thường thường, ngay trong một đàn chó không nhiều cũng có sự khác nhau về lứa tuổi và thói quen, điều đó chứng tỏ những điều kiện nuôi dạy hoặc quá trình huấn luyện trước đây có khác nhau.
Chó có lứa tuổi khác nhau, có kiểu hoạt động thần kinh cao cấp khác nhau, phải được huấn luyện theo những phương pháp khác nhau. Hợp lý hơn cả là chọn những chó từ 1 - 1,5 tuổi để huấn luyện một cách có hệ thống. Thường thường, những con ít hơn tuổi này thì thể lực còn yếu, dễ nhạy cảm hơn với những kích thích được áp dụng khi huấn luyện.
Luyện tập đối với những chó non không được kéo dài. Triệt để chấp hành đúng chế độ luyện tập và tăng dần thời gian luyện tập của chó. Không nên vội vã tập giữ chó vì sự kiềm chế của những chó non ít biểu hiện hơn sự kích thích. Khi phát triển phản ứng công kích, luyện thói quen mang đồ đạc, vượt chướng ngại vật, bắt giữ người chạy trốn và luyện các thói quen khác thì áp dụng phương pháp huấn luyện bắt chước sẽ hợp lý hơn.
Huấn luyện chó nhiều tuổi hơn, cũng có những đặc điểm riêng. Thường thường chó này hay có thói quen không đúng, ví dụ hay muốn quấy nhiễu, hay chơi đùa với đồ vật hoặc hay ngậm đồ vật ở mồm...
Người huấn luyện viên thường phải mất nhiều công sức để ngăn chặn những thói quen không cần thiết (thói quen xấu) của chó làm thay đổi tính nết của chó.
Cũng có thể khi mong muốn đạt được mục đích đó một cách nhanh chóng hơn làm dẫn đến những kết quả xấu như: làm căng thẳng quá mức tính linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm hư nết tốt vốn có, phát triển trạng thái thần kinh và thường thường không thể tiếp tục huấn luyện được nữa. Phải loại bỏ chó hoặc đưa đi điều trị dài hạn.
Cùng với những hiện tượng này, đối với chó lớn tuổi (từ 2 năm tuổi trở lên) có nhiều thói quen khó luyện hơn sp với chó còn ít tuổi, ví dụ: túm lấy quần áo người giúp việc, thói quen mang đồ đạc...
Trong những trường hợp như thế, cần phải quy định chế độ luyện tập đặc biệt là lựa chọn những phương pháp có hiệu quả hơn. Cần thực hiện đúng tính chất tăng dần và thận trọng trong khi luyện tập các động tác phẩm chất dứt những thói quen không cần thiết.
Khi huấn luyện chó, điều quan trọng là phải xem xét chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện nào. Chó có thể được nuôi dưỡng ở trại của đơn vị hoặc do người nuôi riêng ở nhà, ở thành phố hoặc ở nông thôn.
Nếu chó con được nuôi dưỡng ở trại gây giống, là nơi áp dụng những biện pháp nuôi dạy theo kế hoạch và hợp lý, nhằm phát triển và tạo cho chó những thói quen tốt, thì thường chó phát triển toàn diện. Những chó này thường không có thói quen xấu và được chuẩn bị tốt hơn để huấn luyện một cách có hệ thống. Trong thực tế, những chó này đã được tập nhiều thói quen và chỉ cần hoàn thiện thêm những thói quen đó mà thôi, yếu tốt đó làm rút ngắn được thời gian huấn luyện và nâng cao chất lượng của chó nghiệp vụ.
Nếu chó con được nuôi dưỡng không theo một chế độ nuôi dưỡng đã được quy định, tự phát trong một điều kiện không thay đổi, ở cách xa những vùng đông dân cư, thì thường thường chất lượng của chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện như thế sẽ thấp hơn. Loại chó này thường hay có phản ứng tự vệ bị động với những kích thích khác nhau của môi trường xung quanh và còn phản ứng định hướng đối với tình huống mới diễn ra một cách quyết liệt. Điều đó làm khó khăn cho việc huấn luyện những chó như thế và cần phải lựa chọn những điều kiện và phương pháp thích hợp để luyện thói quen cho chó. Trong trường hợp này, cần phải có chế độ huấn luyện riêng biệt trong hoàn cẩnh có một số lớn các kích thích làm lạc hướng và phải tăng dần những điều kiện phức tạp hơn. Cưòng độ những kích thích được sử dụng phải phù hợp với những đặc điểm tính chất của chó.
Thời hạn huấn luyện những chó như thế để làm một nghiệp vụ nào đó phải được tăng lên (kéo dài rất nhiều).
Bất kỳ một con chó nào được nuôi dưỡng trong điều kiện cá lẻ (nuôi ở nhà riêng) cũng đều có điểm tốt và điểm xấu. Điểm tốt là ở chỗ chó thường xuyên được nuôi dạy tốt đối với hoàn cảnh khác nhau và với những kích thích bên ngoài khác nhau. Nếu như được huấn luyện trong khi nuôi dưỡng ở điều kiện này mà đúng, thì chó sẽ phát triển toàn diện; có thể được nuôi dưỡng trong điều kiện gia đình ít được dùng để huấn luyện làm một nghiệp vụ nào đó, do không được nuôi dưỡng đúng, chó thường có thói quen đần độn làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện về sau. Cũng do điều kiện nuôi dạy ở nhà như thế, chó không phát triển được những phản ứng có lợi. Ở những loại chó này ta thường thấy kém phát triển phản ứng công kích, sợ tiếng nổ, không biết vồ (túm) hay có thói quen làm phiền nhiều - dùng đồ vật trong nhà làm đồ chơi, bộ phận phân tích khứu giác kém phát triển, hay tấn công các gia súc trong nhà, âu yếm người lạ, quen chơi với chủ bằng cách bám hai chân trước lên người chủ ...
Những phản xạ có điều kiện không đúng tương tự như thế trở thành những tật xấu đối với chó, điều đó gây khó khăn rất lớn cho việc huấn luyện và đòi hỏi phải có phương pháp đặc biệt đối với chế độ làm việc. Người huấn luyện viên phải mất rất nhiều công sức để khắc phục những thói quen đần độn như thế và công việc huấn luyện thói quen có ích cần thiết trở nên phức tạp hơn nhiều.
Nếu trước đây chó đã được huấn luyện một trong những thói quen thì sau này khi huấn luyện, người huấn luyện viên cần phải biết một cách cụ thể là chó đã có những thói quen như thế nào và những thói quen đó được củng cố lại ở mức độ nào. Nhiệm vụ của người huấn luyện viên lúc đó sẽ bao gồm hai phần chính là luyện tập củng cố, hoàn thiện những thói quen vốn có và dạy chó những phản xạ có điều kiện mới để làm nghiệp vụ
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
16. NHỮNG SAI SÓT KHI HUẤN LUYỆN VÀ TẬP DƯỢT CHÓ

Những thói quen mắc phải khi huấn luyện sẽ làm khó khăn cho công việc luyện những thói quen cần thiết cho chó và thường dẫn đến làm xuất hiện những phản xạ không tốt làm giảm khả năng sử dụng chó làm công tác nghiệp vụ.
Nguyên nhân chính của những sai sót đó là:
- Người huấn luyện viên kém hiểu biết những nguyên tắc huấn luyện và tình hình sinh lts chủ yếu của hệ thần kinh cao cấo của chó
- Thiếu kinh nghiệm thực tế trong công tác huấn luyện chó
- Theo dõi không đầy đủ diễn biến tình hình của chó và những ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với chó
- Không biết đối xử phân biệt đối với chó và không biết phân tích những tác động thực tế của mình đối với chó
- Không thực hiện đúng các phương pháp huấn luyện chó ...
Những sai sót mắc phải trong quá trình huấn luyện chó nghiệp vụ có thể được chia ra thành những sai sót có tính chất chung, là những sai sót dẫn đến làm phát sinh nhiều phản xạ có điều kiện không tốt ở chó đang được huấn luyện, và những sai sót có tính chất cá biệt, là những sai sót chỉ làm ảnh hưởng đến những điều kiện luyện tập cho chó một thói quen cụ thể nào đó.
Những sai sót mà người huấn luyện viên mắc phải khi luyện những thói quen khác nhau cho chó, hậu quả của những sai sót đó và quan hệ phản xạ có điều kiện không thỏa đáng giữa người và chó được đề cập đến trong phần nói về phương pháp luyện thói quen có tính kỷ luật chung và những thói quen đặc biệt (kỹ thuật huấn luyện chó).
Chúng ta sẽ nghiên cứu những sai sót quan trọng nhất có tính chung thường hay gặp trong huấn luyện chó.>>

SỰ HIỂU BIẾT CHỦ QUAN VỀ THỰC CHẤT TÍNH NẾT CỦA CHÓ>>


Chỉ những người huấn luyện viên kém hiểu biết về quy luật tâm lý của động vật mới phạm phải những sai sót đó. Họ làm cho chó mang tính chất sinh lý mà chó không có. Họ cho rằng chó hiểu biết tất cả, và vì vậy tác động lên chó những kích thích khác nhau bằng một lý thuyết máy móc, đặt ra những yêu cầu quá sức. Ví dụ, thường hay để chó xông vào cắn nhau. Người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm để can ngăn chó đưa chó của mình về một chỗ và phạt (dùng roi đánh), cho rằng làm như vậy là chó biết bị đánh về tội gì. Đôi khi người huấn luyện viên bắt đầu quan tâm đến "trí tuệ' và "khuyên răn' chó, tăng thêm cho chó "tính lười biếng", hoàn toàn cho rằng chó không thể hiểu mình mà chỉ tác động bằng ảnh hưởng của các kích thích gây ra hành động vô thức hoặc hành động phản xạ vốn có.
Mỗi người huấn luyện viên cần phải nhớ rằng, hoạt động thần kinh cao cấp của chó khác hoạt động sinh lý của người về chất lượng.
Chó không thể có hoạt động được suy nghĩ trước theo kế hoạch đã được xác định. Hoạt động thần kinh cao cấp của chó xuất phát từ những phản xạ có điều kiện với những tín hiệu cụ thể của thức ăn, của sự nguy hiểm ... Những phản xạ có điều kiện này tạo nên hệ thống tín hiệu ban đầu của hoạt động bộ não của chó.
Hoạt động sinh lý của bộ não người là có nhận thức. Con người không những chỉ có phản ứng có điều kiện với các tín hiệu cụ thể (hệ thống tín hiệu thứ nhất) mà còn có phản xạ có điều kiện với các tín hiệu ngôn ngữ tạo nên hệ thống tín hiệu thứ hai của hoạt động của bộ não, đó là hệ thống tín hiệu vốn có của người, tiếng nói tác động lên người không phải bằng sự kết hợp âm thanh của mình mà bằng nội dung bên trong. Tiếng nói đối với con người là tín hiệu trừu tượng, khi đối với chó chỉ là sự kết hợp cụ thể của âm thanh.>>

VI PHẠM CÁC QUY TẮC VỀ TRÌNH TỰ LUYỆN THÓI QUEN
VÀ LỰA CHỌN NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHỨC TẠP HƠN>>


Quá trình huấn luyện gồm một hệ thống các bài học đã được nghiên cứu trước quá trình đó được xác định bằng nội dung của các bài học, những thói quen nào phải được luyện theo trình tự nào. Trình tự lựa chọn những điều kiện phức tạp hơn để củng cố lại thói quen. Nếu người huấn luyện viên làm việc không theo một hệ thống nghiêm túc thì đôi khi người có ý muốn nhanh chóng đạt được kết quả và lựa chọn điều kiện phức tạp cho bài học không đúng lúc (sớm trước thời hạn). Hiện tượng đó không phải là làm rút ngắn mà ngược lại kéo dài quá trình huấn luyện chó và đôi khi chó không chịu huấn luyện đầy đủ để làm nghiệp vụ.
Điều chủ yếu trong khi nghiên cứu hệ thống phức tạp của các phản xạ có điều kiện là tăng dần theo trình tự và huấn luyện. Ví dụ, khi chưa dạy cho chó thói quen ngồi theo mệnh lệnh thì không được dạy chó nằm hoặc khi chưa dạy chó mang vác đồ đạc thì không được dạy chó thói quen lựa chọn đồ đạc theo mùi đã cho trước.
Chỉ có thể dạy chó tìm người theo dấu vết có mùi sau khi đã luyện cho chó các thói quen khác theo một hệ thống đầy đủ.
Dạy phản xạ mới cho chó phụ thuộc vào hệ thống phản xạ mà chó đã được luyện tập. Ví dụ, không nên dạy chó vượt chướng ngại vật cao 2m ngay khi mới bắt đầu tập, vì tập như vật chó sẽ không đủ sức.
Hoàn cảnh để tiến hành luyện thói quen cho chó giữ vai trò rất quan trọng. Không nên tác cách bố trí phản xạ có điều kiện khỏi cách định hướng trong không gian.
Để dạy chó tình huống mới và khác nhau, cần phải thay đổi dần các điều kiện làm việc của chó và tính chất phức tạp của các điều kiện đó.>>

NGƯỜI HUẤN LUYỆN VIÊN VI PHẠM CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP THÓI QUEN CHO CHÓ>>


Thiếu chế độ luyện tập hoặc vi phạm chế độ luyện tập khi tập cho chó những thói quen khác nhau là những sai sót hay thường gặp trong khi huấn luyện. Người huấn luyện viên muốn nhanh chóng đạt được mục đích đã đề ra, nhiều lần lặp lại kết hợp các kích thích có điều kiện và không điều kiện, không có nghỉ ngơi. Do đó, chó kém phát triển thói quen, và cuối cùng hoàn toàn không chịu làm việc, tiến tới bị lãng quên phản xạ có điều kiện.
Để tránh những sai sót phải huấn luyện trở lại lần thứ hai, cần phải tiến hành luyện tập theo hệ thống các bài đã được chuẩn bị trước, có chế độ luyện tập cụ thể khi luyện thói quen riêng biệt cho chó. Trong quá trình huấn luyện, chỉ làm sáng tỏ thêm những cá tính của mỗi chó và điều chỉnh chế độ luyện tập đã được quy định tùy theo các cá tính đó.
Những sai sót của người huấn luyện viên trong việc áp dụng các kích thích có điều kiện và không điều kiện.
Nếu người huấn luyện viên không nắm vững các quy tắc luyện tập các phản xạ có điều kiện thì người đó có thể sẽ kết hợp không đúng phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Trong một trường hợp, kích thích không điều kiện được áp dụng sớm hơn kích thích có điều kiện, ví dụ: khi luyện thói quen cho chó đi bên cạnh, người huấn luyện viên thường hay ra lệnh "đi bên cạnh" sau khi giật dây dắt, như vậy sẽ không bảo đảm luyện được thói quen đó của chó.
Trong trường hợp khác, một số huấn luyện viên để khoảng cách lớn thời gian giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện và tiếp sau đó áp dụng phản xạ không điều kiện. Điều đó gay khó khăn cho việc tạo nên phản xạ và làm cho việc luyện tập không trùng hợp và phản xạ có điều kiện diễn ra theo sau. Chó sẽ chỉ thực hiện hành động cần thiết sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi phát ra tín hiệu. Song, điều đó không phải luôn luôn hợp lý đối với người huấn luyện viên.
Một sai sót rất hay thường gặp là nhắc lại nhiều lần một mệnh lệnh và chỉ sau đó mới áp dụng kích thích không điều kiện. Khi đó chó sẽ chỉ thực hiện hành động đã được xác định, sau khi nhắc lại nhiều lần tín hiệu có điều kiện (mệnh lệnh), nghĩa là được luyện phản xạ có điều kiện chậm và độc đáo, điều đó không nên.
Áp dụng không đúng kích thích bằng thức ăn đó cũng là sai sót thường thấy của người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm. Trước hết, nó biểu hiện ở chỗ cho ăn mồi không đúng lúc và đúng chỗ. Ví dụ, người huấn luyện viên dạy chó mang vác đồ đạc, chó vật đồ xuống và tiến đến chỗ người huấn luyện viên rồi ngồi xuống. Trong khi đó, người huấn luyện viên mở túi lấy mồi ngay trước mặt chó và thưởng mồi cho chó khi còn sớm. Chó phản ứng với mồi (thức ăn) và nhả vật ở mồm ra trước khi có lệnh "đưa đây".
Sai sót ở đây là thiếu chế độ cụ thể trong khi cho mồi. Ví dụ, khi mới bắt đầu tập, người huấn luyện viên cho chó ăn mồi và cuối buổi tập thì không cho ăn mồi. Do đó, chó chỉ tích cực làm việc khi mới bắt đầu tập. Dùng mồi để động viên không đúng sẽ làm giảm vai trò của nó khi luyện thói quen cần thiết cho chó
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
SAI SÓT CỦA NGƯỜI HUẤN LUYỆN VIÊN KHI DÙNG DÂY DẮT ĐỂ TÁC ĐỘNG LÊN CHÓ>>


Biết dùng dây dắt ngắn hay dây dắt dài để tác động chó khi cần thiết sẽ làm rút ngắn được quá trình luyện cho chó thói quen cần thiết.
Nhưng dây dắt của người huấn luyện viên thiếu kinh nghiệm thường là gánh nặng, người huấn luyện viên phải luôn luôn giữ dây dắt ở tay, đầu dây vắt vẻo đập vào chó và làm cản trở cho việc luyện thói quen cần thiết của chó. Những người huấn luyện như thế thường hay giật dây dắt không cần thiết, làm chó đau nhức nhối, đai cổ (vòng đeo cổ) làm nghẽn thở. Hiện tượng này thường thấy khi cho chó tìm dấu vết có mùi, đặc biệt là khi làm việc trên những địa hình mấp mô, khi có bụi rậm ... Đặc biệt là khi chó tăng tốc độ vận động, còn người huấn luyện viên thì rớt lại phía sau làm cho dây dắt bị kéo rất căng, gây cho chó cảm giác đau đớn. Những động tác như thế gây khó khăn cho việc luyện thói quen cho chó.
Một số huấn luyện viên cho chó vượt chướng ngại vật khi mang dây dắt dài làm cản trở đến sự vận động thoải mái của chó và làm cản trở công việc của chó. Khi cho chó tìm người theo mùi, có thể để chó mang dây dắt dài là hợp lý. Trong nhiều trường hợp khi cho chó tìm dấu vết, thì tốt nhất là không cho chó mang dây dắt, nhưng một số người huấn luyện viên không tin chó, giật dây dắt làm chó đi chệch mất dấu vết và việc tìm kiếm trong những trường hợp như thế sẽ không đem lại kết quả.
Phản ứng tìm kiếm tích cực của chó bị hạn chế bởi dây dắt và những hành động không đúng của người huấn luyện viên. Khi thả chó đi theo dấu vết mà không mang dây dắt, chó sẽ giữ được tinh thần tích cực công việc tìm kiếm theo dấu vết có mùi của tội phạm trên khoảng cách rất xa. Mặt khác, nhịp độ đi bám theo sẽ được tăng lên vì nó không bị cản trở bởi dấy dắt và ít mệt mỏi hơn. Người huấn luyện viên đi theo chó không phải đi theo bằng những bước lắt léo, mà có thể đi thẳng.
Những con chó được đào tạo tốt để huấn luyện chúng và huấn luyện đặc biệt là những con chó ổn định, không phân biệt đối xử với những kích thích lạ (người, gia súc, chim chóc ...) được dùng để tìm kiếm dấu vết có mùi mà không cần đeo dây dắt. Đó phải là những con chó khỏe, có khả năng tiếp tục tác chiến độc lập cho đến khi có đồng đội đến chi viện. Nhưng ở những nơi đông người và những nơi khác, chó có thể xông vào cắn người đi đường cùng, cắn gia súc hoặc bị lạc, thì cho chó tìm dấu vết phải đeo dây dắt.
Những sai sót của người huấn luyện viên gây cho chó những phản xạ có điều kiện (thói quen) không nên có trong hoàn cảnh và thời gian của một ngày

Nếu người huấn luyện viên sử dụng tất cả thời gian trong một tình huống thì thường thường tạo nên mối liên hệ bền vững có điều kiện đối với tình huống này. Ví dụ, nếu người huấn luyện viên thường hay dạy chó khám xét hiện trường ở một khu vực, còn đồ đạc hoặc người lạ ở những chỗ kín khác (dưới hố, trong bụi...) cũng ở ngay khu vực đó, thì chó sẽ chạy ngay đến chỗ có vật quen thuộc ở khu vực đó mà sẽ ít muốn đánh hơi để tìm kiếm. Vì vậy, cần phải thay đổi tình huống luyện tập một cách có hệ thống.
Khi cho chó đi theo vết giầy nhìn thấy rõ, thì khi đó chó sẽ có phản xạ tìm kiếm với toàn bộ kích thích gồm mùi của dấu vết và vết giầy nhìn thấy. Do đó, chó có thể sẽ kém nhận ra dấu vết có mùi khi không có dấu vết nhìn thấy hoặc cũng có thể chó hoàn toàn không chịu làm theo yêu cầu. Để tránh hiện tượng nói trên, về mùa đông nên làm dấu vết ở những khu vực lầy hoặc vào lúc có tuyết rơi để tuyết xuống sẽ phủ kín các vết giầy.
Như đã nói ở trên, thời gian cũng là kích thích có điều kiện, nó có thể là "bộ chuyển mạch" của hoạt động phản xạ có điều kiện.
Nếu huấn luyện chó chỉ vào một thời gian trong ngày thì sẽ tạo nên cho chó mối quan hệ có điều kiện với thời gian. Nếu thường xuyên cho chó làm việc vào ban ngày, thì chó sẽ làm việc kém vào ban đêm hoặc sẽ hoàn toàn không thể làm việc vào ban đêm.
Cần chú ý thực hiện đúng nguyên tắc chuyển dần dần hoạt động của chó từ ban ngày sang ban đêm. Để chó có thể hoạt động tốt đều vào những thời gian khác nhau trong ngày, cần phải huấn luyện nó cùng với điều kiện như thế, nghĩa là vào những thời gian khác nhau trong ngày. Khi chuyển từ tập ban ngày sang tập ban đêm, cần chú ý là trong điều kiện trời tối, trường lực vỏ dạ não giảm đi và mức phản xạ có điều kiện cũng giảm. Sau khi luyện tập được một thời gian thì sự khác nhau về khả năng hoạt động theo thời gian sẽ giảm dần và chó sẽ hoạt động tốt về ban đêm. Nên cho chó luyện tập vào những điều kiện thời tiết khác nhau.>>
Những quan hệ phản xạ có điều kiện không hợp ý đối với người giúp việc, người huấn luyện viên và với quần áo của người đó

Thói quen thường gặp của người huấn luyện là chỉ dùng một số người nhất định nào đó làm người giúp việc cho mình. Như vậy, sẽ tạo nên cho chó thói quen phản ứng với mùi riêng nhất định nào đó mà thôi. Chó sẽ tìm đúng người giúp việc của người huấn luyện viên, vì chó đã quen mùi của người đó, và nếu như khi có người lạ nào khác làm người giúp việc cho huấn luyện viên, thì chó sẽ khó tìm vì không quen mùi.
Phản ứng mang tính chất phản xạ có điều kiện không đúng rất thường gặp là chó quen với quần áo của người giúp việc cho người huấn luyện viên. Nếu trong suốt thời gian huấn luyện, chỉ sử dụng một bộ quần áo, đặc biệt quần áo bảo hộ lao động, thì chó sẽ rất hung hăng nhảy xổ vào người mặc bộ quần áo đó. Vì vậy, quần áo đặc biệt (quần áo bảo hộ lao động khi dạy chó) của người giúp việc để chống chó cắn phải có dáng khác nhau, ít khác với quần áo bình thường của mọi người.

Những quan hệ phản xạ có điều kiện không đúng của chó với những kích thích bằng ánh sáng và âm thanh mạnh

Chó nghiệp vụ phải được huấn luyện phản ứng một cách bình tĩnh với tiếng súng và với những kích thích âm thanh và ánh sáng mạnh khác. Nếu không có chế độ luyện tập đúng thì chó thường hay sợ những kích thích này và không thể dùng nó làm chó nghiệp vụ được, vì rất khó khắc phục nhược điểm đó, hoặc có khi không thể khắc phục được. Mỗi lần cần phải thay đổi điều kiện tập, không chỉ để người giúp việc bắn, mà có khi phải do chính người huấn luyện viên hoặc người thứ ba nào khác bắn.
Cần phải có trình tự luyện tập để chó sợ tiếng súng, tiếng nổ, ánh sáng đèn pha hoặc pháo sáng.
Những sai sót của người huấn luyện viên khi huấn luyện chó
Không thường xuyên cho chó đi tìm dấu vết có mùi, đoạn trường có dấu vết có mùi người huấn luyện viên đã biết rõ (dấu vết kiểm tra). Trong trường hợp này, người huấn luyện viên thường hay dùng dây dắt để hứng chó đi theo đoạn đường có dấu vết, đi chậm hoặc dừng lại ở những chỗ có đồ đạc để lại ở dấu vết, giữ dây dắt ở những chỗ dấu vết chuyển hướng (ở góc ngoặt)... chó quen phản ứng tìm kiếm bị động theo sự tác động của người huấn luyện viên khi đó dấu vết có mùi cũng như kích thích giữ vai trò thứ yếu, chó chạy theo hướng chung tùy theo mức kéo căng và lực giật dây dắt. Khi người huấn luyện viên vừa kịp kéo căng dây dắt hoặc giảm nhịp đi, thì chó bắt đầu tìm đồ vật hoặc thay đổi hướng đi và tiến lên phía trước không phụ thuộc vào dấu vết có mùi cho đến khi người huấn luyện viên thôi không kéo dây dắt nữa, có tín hiệu thay đổi hướng đi hoặc tín hiệu vật nằm trên dấu vết.
Những thói quen như thế làm cho chó không được dùng để tìm dấu vết của tội phạm được vì khi điều tra người ta cho chó đi theo dấu vết trên đoạn đường chưa được biết rõ (dấu vết "mù"). Chó sẽ bị lạc hướng với dấu vết hoặc nói chung không muốn tiếp tục tìm dấu vết nữa.
Để tránh tình trạng này, chỉ có thể thay đổi điều kiện học tập và động tác của chính người huấn luyện viên. Chó phải tìm kiếm dấu vết có mùi, dây dắt phải được để chúng. Người huấn luyện viên phải cùng với chó tiếp tục tìm kiếm dấu vết chưa rõ, gọi là dấu vết "'mù".
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom