Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
I. Nguồn gốc, phân bố và mô tả.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Theo phân loài, Chích chòe than trước đây chúng được phân loài nằm trong một chi của dòng họ Hoét (Turdidae), nhưng hiện nay nó được xem như là một phần của họ Đớp ruồi (Muscicapidae) và nằm trong bộ Sẻ. Chúng được phổ biến trong vườn chim thành thị cũng như loài chim rừng. Chúng rất nổi tiếng với các giọng hót to và đặc biệt phong phú về chất giọng, khiến chúng trở thành một trong những đối tượng chim nuôi lồng rất phổ biến.
<o:p></o:p>
Phân bố ở nhiều khu vực vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á như Bangladesh, các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Indonesia, Thailand, phía Nam Trung Quốc và Philipin và các khu rừng gần trang trại chăn nuôi…


23431657699fa617771c.jpg

<o:p></o:p>
Trong một cuộc khảo sát gần đây vào năm 2007 tại Úc, người ta mới biết được loài chim này đã được nhập vào trước đó rất lâu, chúng không phải là một loài chim thuộc bản địa này. Tại Singapore, Mã Lai và Hongkong chúng phổ biến với cái tên là Kampung hoặc Cerang từ những năm 1920, nhưng đến năm 1970 - 1997, có lẽ do có sự cạnh tranh thị trường trong các cuộc tìm nuôi nhiều giống chim nuôi lồng loại mới khác, đồng thời điểm chính quyền nước này không cho phép được đánh bắt với số lượng lớn để kinh doanh thương mại, nhằm phục vụ việc bảo tồn – duy trì nòi giống, phong trào nuôi loại chim này tạm thời lắng xuống. Tại Sri Lanka, chúng được gọi là Polkichcha. Tại Miến Điện và các vùng ở phía Nam Mianmar gọi là musicus. Và tại quốc gia được gọi là thiên đường của các lòai chim là Bangladesh, chúng được gọi là Doyel hoặc Doel theo tiếng Bengali là দোয়েল. Tại đây, hình ảnh của chúng là biểu tượng của quốc gia: xuất hiện trên các ghi chú tiền tệ, được đặt tên và biểu tượng công viên tại thành phố Dhaka là Doyel Chatwar (nghĩa là: Doyel Square – tạm dịch là thành phố khu chim Doyel).


<o:p>Doyel Chatwar, <o:p>Dhaka, Bangladest</o:p></o:p>
<o:p><o:p>
doyelchatwar1amr.jpg
</o:p>
</o:p>

<o:p><o:p></o:p></o:p>
<o:p><o:p></o:p></o:p>
<o:p><o:p></o:p></o:p>
Năm 1737, lần đầu tiên chúng được gọi là dhyal hoặc dhayal do Eleazar Albin và Levaillant. Vào thời đó, với cách nghĩ của con người “trái đất là trung tâm vũ trụ” và loài chim này được nghĩ rằng chúng gọi được mặt trời nên tại Ấn Độ chúng cũng có tên là Cadran (tiếng Anh có nghĩa là sun-dial). Liên đới từ “sun-dial” qua chữ Latin, gọi là solaris/saularis. Nhưng thực tế, vào năm 1893 – 1896, trong một cuộc điều tra viết từ điển phân ngành cho các lòai chim, chữ saularis (trong pháp danh khoa học) có từ nguyên là saulary, bắt nguồn từ tiếng Hin-di đã được tiếng Anh hóa thành saularis bởi bác sĩ phẩu thuật học James Petiver – người đầu tiên mô tả giống chim này đã nhận mẫu vật từ Madras kèm theo tên gọi là Saulary theo tiếng Hin-di.
<o:p></o:p>
Chích chòe than hay còn gọi là Chích chòe phương Đông có tên khoa học là Copsychus saularis bởi nhà Điểu học Linnaeus vào năm 1758 , tiếng Anh gọi chúng là Oriental Magpie Robin (Linnaeus). Chúng có chiều dài khoảng 19cm (7,5 inch) kèm theo một bộ đuôi dài linh hoạt. Là một loài chim đặc biệt với hai màu trắng – đen. Với con trống phần đầu, họng và lưng có màu đen bóng, phần dưới bụng, mặt dưới của đuôi và trên vá vai có màu trắng. Trong khi đó, con mái có các màu xám đen và xám trắng ở các vị trí vừa nêu. Con non có vảy màu nâu chạy dọc.

2243198123039fcb3096.jpg

<o:p></o:p>
Chim chòe than thường được thấy trên mặt đất hoặc nhìn thấy trên những cành cây thấp với cái đuôi dựng đứng một cách đặc biệt, trong môi trường ẩm thấp nhiệt đới và vùng mưa rừng với đầy giẫy lá, cành cây hoai mục bên dưới – nơi chứa phần lớn các loại côn trùng, là thức ăn chính của chúng.

Một cặp chim Chích choè than chuyền
<o:p>
copsychussaularisadulta.jpg

</o:p>
<o:p></o:p>


II. Tập tính sinh sản:
<o:p></o:p>
Tại Ấn Độ, mùa sinh sản phổ biến từ tháng 3 đến tháng 7 trong năm. Thông thường là từ tháng giêng đến tháng 6 tại các nước Đông Nam Á. Chúng làm tổ trong các hốc cây, hốc tường hoặc tự xây tổ lấy. Con mái tham gia hầu hết các họat động liên quan đến tổ trước cả tuần trước khi đẻ trứng vào. Tổ của chúng có mùi rất đặc trưng. Trong khỏang 24 giờ sau, con mái đã đẻ khoảng 4 – 5 trứng. Trứng có hình bầu dục, màu xanh lá cây. Thường có màu xanh nhạt với những đốm nâu. Con mái ham ấp trứng, một mình ấp trứng suốt từ 8 – 14 ngày đến khi trứng nở.

Chích choè trống
orientalmagpierobincops.jpg



Chích choè mái
48986012357b25daf0c.jpg


Con mái rất nỗ lực trong việc chăm sóc con cái hơn chim trống. Còn con trống khá năng nổ trong mùa sinh sản và sẽ bảo vệ quyết liệt lãnh thổ sinh sản cho cả đôi. Trong lúc này, con trống với các giọng hót du dương, dụ dỗ, cảnh báo hoặc hù dọa các loài khác. Chúng có khả năng bắt chước giọng hót của các loài chim hót khác như là một phần giọng hót của chúng. Do vậy, giọng hót của chúng luôn luôn phát triển và vô số giọng hót khác mà chúng được học từ các lòai chung quanh, là yếu tố cạnh tranh, phát triển giống nòi.
<o:p></o:p>
Trong thiên nhiên, con non trưởng thành khỏang 6 tháng. Tuổi bình quân là 10 năm. Cá biệt, nếu được chăm sóc tốt, thức ăn phong phú, môi trường sống thuận lợi chúng có thể sống tới 15 năm.
<o:p></o:p>
Chúng thường hót vào lúc sáng sớm trước lúc bình minh nhưng mọi hoạt động của chúng thường làm lúc hoàng hôn. Chúng sử dụng nước mưa, hay những giọt sương còn đọng trên lá cây để tắm, chúng rất thích được tắm. Những con chim thường xuyên được tắm có một bộ lông mượt mà, trông khỏe mạnh cộng với bản năng tự vệ, bảo vệ lãnh thổ quyết liệt và sức hút mạnh mẽ của giọng hót là vũ khí để chúng sinh tồn. Trở thành một đối tượng nuôi hót, nuôi đá với sức bền khá dẻo dai.

Chúc các ACE có thêm tài liệu để tham khảo.

Thân.


(Bài tổng hợp và lược dịch trên các trang nước ngoài, tham khảo trang wikipiede. Ảnh sưu tầm từ trang google.)
 

thich_dong_vat

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
28/3/08
Bài viết
585
Điểm tương tác
11
SVC$
0
đề nghị post thêm cách nuôi sinh sản bán tự nhiên, có ng đã thành công trong việc nuôi sinh sản tại nhà nhưng giấu nghề, đề nghị bác chủ topic bổ sung thêm cho đầy đủ chủ đề.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
III Tập tính sinh sản trong lồng nuôi.


<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Chim chích chòe than có giọng hót rất hay, đa dạng và phong phú khiến chúng là đối tượng chim lồng phổ biến. Tại Singapore, Mã lai và Hồng Kông, từ năm 1920 đến khỏang 1997, chính phủ nghiêm cấm việc đánh bắt lòai chim này trong môi trường tự nhiên để bảo tồn giống chim có giọng hót đặc biệt này. Vì thế, các cuộc nuôi sinh sản trong môi trường Aviary ra đời, nhằm sản sinh số lượng chim chích chòe than trong các sở cầm viên, các gia đình dân cư và dĩ nhiên có sự bảo vệ, kiểm tra dịch tể của chính quyền sở tại. Ấn Độ, có lẽ là nước nuôi chích chòe than lâu đời và có kinh nghiệm nhất để đưa lòai chim này lên cấp cao hơn: chòe than đá, múa cánh … Qui trình rất phức tạp và công phu.

<o:p></o:p>
Trong môi trường tự nhiên, người ta thấy chúng đã và đang thích nghi cuộc sống ở các khu dân cư đô thị như một lòai chim rừng. Tại Úc, chim chòe than không phải là giống bản địa, nhưng từ năm 2007, số lượng chim chòe than ngòai tự nhiên đã được cải thiện rõ rệt.


98635823.jpg

<o:p></o:p>
Tuổi nuôi sinh sản tốt nhất được xác định từ năm 2 tuổi đến năm 7 tuổi<o:p></o:p>
Tuổi thọ trung binh tốt nhất là 10 năm, có con có thể đạt tuổi thọ 15 năm.<o:p></o:p>
Là lòai chim xác định nguồn gien ổn định, không đột biến.

<o:p></o:p>
1. Chọn chim bố - mẹ

<o:p></o:p>
Chọn chim trống: Chim trống được chọn cần phải có sức khỏe, bộ lông mượt mà, đôi chân khỏe mạnh và không có dị dạng. Một điều lưu ý khi chọn con trống là kèm theo yếu tố ngọai hình là yếu tố về giọng hót. Giọng hót đa dạng bao nhiêu thì sức hút của con trống đối với con mái “mạnh” bấy nhiêu.

<o:p></o:p>
Chọn chim mái: Ngòai yếu tố ngọai hình, chọn con mái có vóc dáng khỏe mạnh, kho6ng di5 ta65t, bộ lông phải hòan chỉnh.

<o:p></o:p>
2. Chuẩn bị aviary:

<o:p></o:p>
Theo các nhà điểu học, một aviary lý tưởng phải càng rộng càng tốt. Kích thước đưa ra tối thiểu là 3000 (dài) x 1000 (rộng) x 1500 (cao) mới đủ chỗ cho chim trống và mái bay lượn, thả rơi tự do, …Mặt khác, trong đó yêu cầu có thảm thực vật hoai mục bên dưới và có những bụi cây thấp để làm chỗ riêng tư cho cặp chim khi sinh nở. Trong Aviary đó, cần tạo hốc từ gốc cây khô, hoặc những đụn đất mô … tổ sẽ được chúng lót bằng rêu, tơ dừa hoặc lông của chính chúng. Tổ chỉ nên cách mặt đất tầm 10 – 15 cm là tốt nhất. Trong mỗi aviary chỉ nên có một cặp thì kết quả thành công nhiều hơn.


<o:p>Một mô hình aviary (loại lớn) bán tự nhiên tuyệt vời. Tuyệt vời hơn khi trồng vào đó nhiều cây xanh hơn.</o:p>
<o:p>
aviaryconst13.jpg
</o:p>

<o:p></o:p>


3. Cách ghép cặp:

<o:p></o:p>
Đối với một lọai chim có tập tính bảo vệ lãnh thổ cao như vậy thì thật khó để người nuôi tự ghép cặp. Gợi ý như sau:

<o:p></o:p>
Chọn thời gian ghép cặp: trùng vào khỏang thời gian sinh sản ngòai thiên nhiên: từ tháng 9 đến tháng 2 của năm sau.

<o:p></o:p>
Một con chim trống đã lựa chọn với nhiều tố chất hay về giọng, hình dáng và căng lửa được bỏ vào aviary. Những con mái đã lựa chọn nhốt vào lồng riêng từng con một và được treo trong aviary đó. Khi con trống hót, con mái nào ưng ý sẽ có giọng hót ngắn đáp trả lại, chúng sẽ được thả ra. Và tất cả con mái được treo trong đó cần phải lấy ra.

<o:p></o:p>
4. Hành vi sinh sản:

<o:p></o:p>
Một cặp trống – mái họat động tích cực trong lồng nuôi, chim trống sẽ hót nhiều hơn, những màn rượt đổi cùng bay lượn, cùng thả rơi tự do kéo dài khỏang 24 – 36 giờ. Một tuần sau, chúng có thái độ âu yếm, gãi mỏ cho nhau …. Trước khi con mái đẻ trứng 24 giờ, con mái bắt đầu tha rác làm tổ.
Việc làm tổ chúng sẽ chọn cái hốc cây, bờ ghè, hay những mô hình nhấp nhô trên mặt đất để lót ổ. Nếu đã tạo tổ nhân tạo cho chúng, chúng sẽ chiếm lấy và chỉ việc tha rơm lót ổ. Việc chúng tự làm tổ như các lọai chim khác thì hiếm khi xảy ra trong aviary. Mỗi năm mỗi cặp chỉ đẻ khỏang 2 - 3 lứa. Tốt nhất chỉ cho chúng đẻ 2 lứa/năm/cặp để bảo vệ sức khỏe cho chúng.

<o:p></o:p>
5. Thời gian ấp trứng và nuôi con

<o:p></o:p>
Từ cái trứng đầu tiên được đẻ vào cho đến khi đẻ xong trứng khỏang 22 – 24 tiếng. Số lượng trứng mỗi tổ từ 3 – 6 quả tùy thuộc vào sức khỏe chim mái. Trứng có màu xanh. Thông thường trứng có màu xanh nhạt với các đường sọc hoặc lốm đốm chấm nâu. Từ khi đẻ trứng, con mái bắt đầu ấp. Thời gian ấp trứng từ 12 – 13 ngày. Ngày thứ 14 – 21 là thời gian chim non ra lông. Khỏang 2 – 4 tuần sau đó chim non có thể tự độc lập ăn uống và bay nhảy.

<o:p></o:p>
Trong thời gian nuôi con, cần chuẩn bị lượng lớn thức ăn để chim bố mẹ nuôi mớm con chim non vì chim non sẽ phát triển rất nhanh. Chim bố mẹ không mớm côn trùng trực tiếp cho con mà chim bố mẹ lọc lấy chất dịch trong côn trùng để mớm. Có số liệu nói là số lượng thức ăn cho mo65t con chim non cần phải đến 2kg côn trùng các lọai mới đủ cho chú chim non đủ sức trưởng thành. Thức ăn bao gồm: các lọai côn trùng, sâu gạo, dế, cào cào, châu châu, gián, đỉa, giun đất, ấu trùng sâu trong bột, nhộng … và phải cung cấp đầy đủ. Có thể cung cấp thêm các lọai thực phẩm mềm (softbill) thương mại hỗn hợp để bổ sung thêm cho thức ăn sống.

<o:p></o:p>
Ổ có mùi đặc trưng. Do ăn nhiều như vậy, các con non sẽ thải ra lượng lớn phân trong ổ. Việc dọn ổ không cần quan tâm bởi cả hai con bố mẹ tích cực dọn dep5 , đưa các túi phân ra khỏi tổ của chúng.

orientalmagpierobincops.jpg

<o:p></o:p>


6. Các vấn đề khác:

<o:p></o:p>
Khi con chim non bắt đầu tự lập, cần phải bắt chúng ra ngay. Chim non có thể trở thành “kẻ quấy rối” cho chim bố mẹ nếu chúng ham làm tổ, ấp trứng lần nữa. Mặt khác, chim non cũng có thể bị chính cha mẹ chúng đọa nạt, cắn phá dẫn đến chim non hao hụt. Đồng thời, sự can thiệp kịp thời sẽ tránh tình trạng chim đẻ lứa kế tiếp bị trùng huyết ở các lứa sau.
<o:p></o:p>

Các chuyên gia khuyến cáo, khi ấp đẻ xong cần phải tách riêng để chờ mùa sinh sản năm sau. Các con mái và trống sẽ lần lượt ghép cặp với nhau để cho ra lứa chim sau với nhiều tố chất tốt hơn.

<o:p></o:p>
Cách nuôi sinh sản này cũng có thể áp dụng cho tất cả các lòai chim trong dòng họ này. Đối với chích chòe lửa: aviary có kích thước lần lượt là 3000 x 3000 x 1500.

<o:p></o:p>
Chúc các ACE thành công.

Thân.

Bài có tham khảo các trang web khác. Ảnh search từ trang google.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Trong một số bài viết về chích choè than sinh sản, trên diễn đàn có ý kiến thả con mái vào aviary trước, còn ý kiến cá nhân tôi thì thả con trống trước. Theo bạn thì sao? Chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này nhé.

Cảm ơn các ACE cùng chia sẻ vấn đề này.

Thân.
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Mình xem chương trình Animal planet thấy có choè Than ở Châu Phi, hơi nhỏ con nhưng hót khiếp, hót mổi lần là rung rinh cả mình, sống gần Hà Mã và Tê Giác cùng các loài họ sáo,. không biết có phải chim bản địa không, trên bài nghiên cứu không thấy đề cập đến Châu Phi bạn nhỉ.
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Mình xem chương trình Animal planet thấy có choè Than ở Châu Phi, hơi nhỏ con nhưng hót khiếp, hót mổi lần là rung rinh cả mình, sống gần Hà Mã và Tê Giác cùng các loài họ sáo,. không biết có phải chim bản địa không, trên bài nghiên cứu không thấy đề cập đến Châu Phi bạn nhỉ.

Cảm ơn bạn đã đọc bài Chích choè than này.

Bài viết này chỉ đề cập một loài chích choè than duy nhất với tên khoa học là
Copsychus saularis, tiếng Anh gọi chúng là Oriental Magpie Robin (Linnaeus), Magpie Robin hoặc Dhyal/Dhayal. Từ điển chim Việt Nam gọi chúng là Chích choè Phương Đông, dân gian hay gọi chúng là chích choè than. Do vậy, vấn đề bạn hỏi, không liên quan gì giữa loài trong bài đã viết và loài mà bạn hỏi : Choè than ở Châu Phi (không biết tên đó là do bạn tự đặt ra hoặc bạn nhìn thấy giống choè than phương Đông?)

Bạn tìm đọc thêm bài Họ hàng chim chích choè, xem thử ở đó có loài nào mà bạn đang tìm không? Đây là đường line : http://svcvietnam.vn/forum/showthread.php?t=16412

Thân.
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Ý mình là không biết Oriental Magpie Robin (C.C.Than) có được phân bố ở vùng Châu Phi không hay là loài chim ngoại nhập vì mình đã từng thấy nó trong chương trình giới thiệu về công viên quốc gia Châu phi. Có thể do cách diễn đạt, mình thắc mắc về vùng phân bố không biết Châu Phi có hay không thôi. Để mình tìm thử xem hé. thanks bạn
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Mình xem chương trình Animal planet thấy có choè Than ở Châu Phi, hơi nhỏ con nhưng hót khiếp, hót mổi lần là rung rinh cả mình, sống gần Hà Mã và Tê Giác cùng các loài họ sáo,. không biết có phải chim bản địa không, trên bài nghiên cứu không thấy đề cập đến Châu Phi bạn nhỉ.

Bạn ơi, hình như con mà bạn thấy có lẽ là chích choè đất.
Mình bận quá, đang dịch và soạn lại một bài như thế này về loại chích choè than. Làm xong mình post ngay để bạn xem thử có phải là nó không nhé.

Thân.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom