Guest viewing is limited

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Cách phòng trị một số bệnh thường gặp ở chim cảnh.

1./ Bệnh cảm cúm
Nguyên nhân: Chủ yếu là do chim bị cảm lạnh, những thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn đến việc điều tiết thân nhiệt của chim cảnh thất thường, làm cho khả năng kháng bệnh của cơ thể giảm thấp, thường thấy biểu hiện ở đường hô hấp (viêm mũi, khí quản…) do sự sinh sôi của vi khuẩn.


Triệu chứng: Chim bị bệnh thường có biểu hiện không hoạt bát, tinh thần ủ rũ, thân nhiệt cao, chảy nước mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, lông xù, biếng ăn.

Phòng trị: Nên chuyển chim đến nơi ấm áp, tránh gió. Với những chim ăn hạt nên tăng thêm bột trứng. Ta có thể dùng bông gòn thấm nước sạch hay rượu nồng độ thấp nhẹ nhàng chùi sạch những chất nhầy trên mũi chim để nó hô hấp thoải mái, trong nước uống có thể thêm Sulfonamid hoặc một viên thuốc cảm cho 100ml nước uống, sẽ có hiệu quả khá tốt.

2./ Bệnh viêm phổi:
Nguyên nhân: Có thể do chim bị bệnh cảm cúm nhưng chưa được chữa trị kịp thời, do bị gió lạnh và virus xâm nhập, thiếu vitamin A, thức ăn không đủ dinh dưỡng dẫn đến suy chim.


Triệu chứng: Thời kỳ đầu chim ủ rũ, biếng ăn, uống nhiều nước, xù lông như trái bóng, hô hấp khó khăn, khi bệnh nặng chim biếng ăn, hai cánh rũ xuống, đầu cúi thấp, há mỏ thở, hơi thở có mùi hôi.


Phòng trị: Đưa chim vào nơi ấm áp, tránh gió, phủ kín áo lồng, thay mới đồ ăn uống hằng ngày, rửa dọn sạch cóng ăn uống cũng như vệ sinh bố lồng. Cho uống nước đường glucose, thêm 1 – 3mg thuốc terramycin hoặc doxycylin hoặc tetracylin vào cóng nước, mỗi ngày uống và thay mới 2 lần, cho uống khoảng 3 – 5 ngày bệnh sẽ chuyển biến tốt, viêm phổi là bệnh nguy hiểm cho chim cảnh nên cần phát hiện sớm thì hiệu quả chữa trị mới cao, bình thường ta có thể cung cấp thêm vitamin hoặc dầu cá vào thức ăn cũng giúp chim tăng cường khả năng kháng bệnh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
3./ Bệnh cảm nắng:
Nguyên nhân: Do da chim không có tuyến mồ hôi, lông lại có tính cách nhiệt cao cho nên khi nhiệt độ môi trường lên cao dễ gây rối loạn thân nhiệt của chim, bệnh thường gặp vào mùa hè nhất là những ngày có độ ẩm của môi trường cao.

Triệu chứng: Thân nhiệt của chim cao, hô hấp nhanh, há mỏ thở dốc, chim dang cánh, dựng lông để lộ da nhằm thúc đẩy quá trình tỏa nhiệt, nếu như vậy vẫn không giúp tỏa nhiệt thì chim sẽ có biểu hiện: run rảy, dáng xiêu vẹo, ngã lăn xuống bố lồng, co giật, choáng. Nếu không chữa trị kịp thời chim sẽ chết rất nhanh.

Phòng trị: Ngay khi phát hiện chim bị cảm nắng phải xử lý kịp thời, chuyển chim đến chỗ râm mát, thoáng gió, yên tĩnh, cho uống nước mát, cứ cách một khoảng thời gian thì phun nước nhẹ lên chim một lần, thông thường thì chim có thể phục hồi rất nhanh. Để phòng chim mắc bệnh này vào mùa hè cần cung cấp đủ nước và tắm cho chim thường xuyên, tránh treo lồng chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào nhất là nắng chiều.

4./ Bệnh béo phì:
Nguyên nhân: Chim nuôi trong lồng, ít vận động, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng trong thời gian dài sẽ làm cho chim tích trữ quá nhiều chất béo tạo nên hiện tượng béo phì. Quan sát thấy bụng chim tròn, thổi lông ở bụng sẽ thấy dưới da có lớp mỡ màu vàng.

Triệu chứng: Chim hót sẽ giảm hót, chim mái sẽ không đẻ trứng nữa, chim đá (chọi) sẽ trở nên chậm chạp hoặc không có khả năng đá (chọi) nữa, chim mắc bệng béo phì có thể ngã lăn ra chết trong lúc bay nhảy.

Phòng trị: Có thể giảm lượng thức ăn, giảm bớt các thành phần bổ dưỡng trong thức ăn, năng mang chim đi dợt (dượt), tăng lượng hoạt động của chim (lồng phóng - lồng tổng lực…), lưu ý trong thời gian này cần luôn cung cấp đủ nước cho chim.

5./ Bệnh khó tiêu:
Nguyên nhân: Thường do thức ăn, nước uống không sạch sẽ, dinh dưỡng trong thức ăn không toàn diện, lồng, cóng ăn, cóng nước không sạch sẽ.

Triệu chứng: Biểu hiện khi chim mắc bệnh này là: chim vẫn bình thường, vẫn ăn nhiều nhưng chim đi phân dạng lỏng, trong phân có thức ăn chưa tiêu hóa hết, số lần bài tiết tăng nhiều, đôi khi lông ở bụng chim có dính phân. Khi chim bị bệnh nặng thường có biểu hiện lừ đừ, xù lông, toàn thân co lại, nếu không kịp chữa trị chim sẽ chết.

Phòng trị: Ta có thể bỏ đói khoảng 4 – 5 giờ sau mới cho ăn lại, trong thời gian bỏ đói vẫn phải cung cấp đủ nước cho chim. Trong nước uống có thể cho thêm một ít tetracyclin và saccharomyces siccium để cho chim uống, mỗi ngày 2 lần, khi thay nước nhớ rửa thật sạch cóng nước.
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
6./ Bệnh tiêu chảy:
Nguyên nhân: bệnh tiêu chảy là bệnh của hệ thống tiêu hóa do các nguyên nhân như: thức ăn biến chất, hư hỏng; trái cây hư, mốc; nước uống không sạch; ăn quá nhiều trái cây; môi trường ô nhiễm;
cho ăn không điều độ (quá đói, quá no); thay đổi thức ăn, nhiệt độ môi trường thay đổi…

Triệu chứng: Chim ủ rũ, thể lực yếu, lông lỏng và xù, hai cánh rũ xuống, đầu rút lại, bài tiết nhiều lần, hậu môn thường dính phân. Phân thường đặc dính hoặc lỏng, có màu vàng hơi xanh hoặc nâu, nếu bệnh nặng sẽ có máu.

Phòng trị: Hằng ngày, phải chú ý đến vệ sinh của thức ăn và nước uống, tuyệt đối không cho chim ăn những thức ăn đã biến chất, nước uống phải thay mới hằng ngày. Phải thuờng xuyên chùi rửa lồng và dụng cụ của chim. Chú ý đến việc không được tùy tiện thay đổi thức ăn, phải phối hợp tốt các thức ăn thô, nhỏ, cứng và mềm. Sau khi bị bệnh chim phải được chuyển đến nơi ấm áp, kín gió để ổn định lại, có thể cho uống một chút nước đường glucose có thêm vài hạt muối, mỗi ngày cho uống 1 lần, mỗi lần từ 0,2 – 1ml. Những con chim bị bệnh nhẹ có thể cho thêm một miếng than nhỏ vào trong nước đường, còn những con bị nặng hơn có thể cho uống 0,2 – 1mg furazolidone, gentamycin hoặc berberin vào nước đường, cho chim uống liên tục từ 3 – 5 ngày. Mỗi ngày thay nước 2 lần. Trong thời gian chim bị bệnh nên cho chim ăn nhiều rau, trái cây…, ngừng cho ăn thức ăn có chứa dầu, mỡ. Cũng có thể dùng cách bỏ đói, tức không cho chim ăn hoặc cho ăn ít, cũng có thể cho uống nước trà (chè) pha loãng.
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
Cảm ơn bácTDP nhiều. bài viết của bác rất hay giúp được anh em rất nhiều trong công việc chăm sóc những chú chim yêu . hôm nay tôi mới vào đọc được bài của bác rất cảm ơn bác, mong bác phát huy hơn nữa nhé
 

septimus

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/6/08
Bài viết
49
Điểm tương tác
2
SVC$
0
hôm nay trời trở gió lạnh đột ngột,thằng yến phụng nhà em đã ra đi có lẽ vì cảm lạnh rùi ạ:a17:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom