Trình đơn
Tin tức
show map
Authors
Diễn đàn
Bài mới
Tìm trong diễn đàn
Có gì mới
Bài mới
New media
New media comments
Bài viết mới trong hồ sơ
Hoạt động gần đây
Media
New media
New comments
Tìm media
Thành viên
Đang truy cập
Bài viết mới trong hồ sơ
Tìm trong bài viết hồ sơ
Credits
Transactions
SVC$: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Bài mới
Tìm trong diễn đàn
Trình đơn
Đăng nhập
Đăng ký
Diễn đàn
CÁC CHỦNG LOÀI CHIM - BIRDS
Chích chòe lửa
Nuôi Chòe Lửa sinh sản
Nhật ký nuôi CL sinh sản + thành công của TV
CL sinh sản tại Sơn Trà
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời vào chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="LacViet" data-source="post: 199944" data-attributes="member: 141"><p>LV có gặp trường hợp này rồi và LV có một theory (lý thuyết) từ các bài đọc của những con vật khác mà người Tây Phương nuôi và rút ra kinh nghiệm, nhưng không thể nói chắc chắn rằng đối với chòe lửa cũng vậy. Trong một số loài vật, sự mớm thức ăn cho con, ngoài việc cho con ăn, còn có nguyên nhân khác. Ví dụ: với loài chim bồ câu, chim bố mẹ ăn thức ăn vào, khi cho chim con ăn thì ói ra thức ăn đang tiêu hóa giữa chừng rồi đút cho chim con ăn. Ngoài phần thức ăn đang được tiêu hóa ra, các chất tiêu hóa bài tiết của chim bố mẹ cũng được đút vào cơ thể chim con, lại thêm các loại bacteria tiêu hóa thức ăn (giống như men tiêu hóa được bán ngoài thị trường) có sẵn trong hệ thống tiêu hóa của chim bố mẹ. Chính các loại bacteria này sẽ là nguồn bacteria giúp cho chim con tiêu hóa thức ăn sau này. Bạn nào nuôi chó cũng có khi thấy trường hợp này, chó mẹ ăn thức ăn vào, sau đó một thời gian ngắn ói ra cho các chú chó con ăn. Đối với loài động vật có vú, trong sữa có rất nhiều chất bổ và các chất kháng thể giúp cho con con có sức đề kháng. Đối với loài chim mà không phải ói thức ăn ra để đút cho chim con ăn như chòe lửa, thì việc cho chim con ăn một chút phân cũng có thể tạm giải thích cho việc giúp chim con có những con bacteria tốt giúp cho hệ thống tiêu hóa của chim con thích ứng với thức ăn mới (côn trùng) sau khi nở. Thức ăn sau khi nở ra hoàn toàn khác biệt với với sự dinh dưỡng khi chim con còn nằm trong trứng (sự hấp thụ của lòng đỏ làm thức ăn nuôi sống chim con). Đại khái vài dòng có thể gọi là giải thích cho sự việc trên.</p><p>Chính vì sự kiện trên xảy ra cho chim, gà rất nhiều (chim, gà, vịt đã trưởng thành lâu lâu cũng vẫn ăn chút phân của nhau) cho nên việc vệ sinh chuồng trại (nhất là khi nuôi chung các loài chim khác nhau hay nuôi nhiều cùng chung một loài) rất quan trọng. Việc lây bịnh từ một con chim, gà, vịt có thể lây lan ra các con khác trong đàn rất nhanh chóng.</p><p> </p><p>Như đã nói rất nhiều lần, việc ngó vào tổ coi trứng hay chim con, hay bất cứ việc làm nào khác với bình thường (nhiều người qua lại trong khi bình thường rất ít người qua lại, hơi ồn ào hay có tiếng động lạ hơn bình thường, v..v..v) thì không nên hay hạn chế tối đa trong lúc chim mái đẻ trứng, ấp trứng, và nuôi con. LV rất thông cảm khi lần đầu tiên mới nuôi lửa đẻ. Chính LV năm đầu tiên cũng vậy. May mắn là lần đẻ đầu tiên không việc gì, đến lần đẻ thứ hai thì gắn camera vào coi nên chẳng phải lo lắng gì cả. Đến bây giờ thì camera cũng chẳng cần gắn, chim đẻ ngày nào cũng chẳng biết đến, ấp ngày nào cũng không biết. Chỉ sáng nào ra vườn thấy có vỏ trứng ở dưới đáy lồng thì cho thêm thức ăn vào rồi mới bắt đầu đếm ngày chờ chim con bay ra khỏi tổ. Bạn CM Sơn trà cứ thử nghỉ rằng chi vì một vài phút tò mò muốn coi xem thế nào mà lỡ chim bố mẹ quăng trứng không ấp nữa hay quăng chim con mới nở ra khỏi tổ thì tiếc biết bao nhiêu công khó nhọc. Ít nhất là phải đợi thêm vài tuần sau để bắt đầu lại từ đầu chờ chim mái đẻ, ấp, nuôi con. Chi bằng dồn hết nổ lực tẩm bổ cho chim mái trong lúc này và chuẩn bị thật nhiều mồi tươi để cho chim bố mẹ nuôi con trong 12 ngày sắp tới. Thân.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="LacViet, post: 199944, member: 141"] LV có gặp trường hợp này rồi và LV có một theory (lý thuyết) từ các bài đọc của những con vật khác mà người Tây Phương nuôi và rút ra kinh nghiệm, nhưng không thể nói chắc chắn rằng đối với chòe lửa cũng vậy. Trong một số loài vật, sự mớm thức ăn cho con, ngoài việc cho con ăn, còn có nguyên nhân khác. Ví dụ: với loài chim bồ câu, chim bố mẹ ăn thức ăn vào, khi cho chim con ăn thì ói ra thức ăn đang tiêu hóa giữa chừng rồi đút cho chim con ăn. Ngoài phần thức ăn đang được tiêu hóa ra, các chất tiêu hóa bài tiết của chim bố mẹ cũng được đút vào cơ thể chim con, lại thêm các loại bacteria tiêu hóa thức ăn (giống như men tiêu hóa được bán ngoài thị trường) có sẵn trong hệ thống tiêu hóa của chim bố mẹ. Chính các loại bacteria này sẽ là nguồn bacteria giúp cho chim con tiêu hóa thức ăn sau này. Bạn nào nuôi chó cũng có khi thấy trường hợp này, chó mẹ ăn thức ăn vào, sau đó một thời gian ngắn ói ra cho các chú chó con ăn. Đối với loài động vật có vú, trong sữa có rất nhiều chất bổ và các chất kháng thể giúp cho con con có sức đề kháng. Đối với loài chim mà không phải ói thức ăn ra để đút cho chim con ăn như chòe lửa, thì việc cho chim con ăn một chút phân cũng có thể tạm giải thích cho việc giúp chim con có những con bacteria tốt giúp cho hệ thống tiêu hóa của chim con thích ứng với thức ăn mới (côn trùng) sau khi nở. Thức ăn sau khi nở ra hoàn toàn khác biệt với với sự dinh dưỡng khi chim con còn nằm trong trứng (sự hấp thụ của lòng đỏ làm thức ăn nuôi sống chim con). Đại khái vài dòng có thể gọi là giải thích cho sự việc trên. Chính vì sự kiện trên xảy ra cho chim, gà rất nhiều (chim, gà, vịt đã trưởng thành lâu lâu cũng vẫn ăn chút phân của nhau) cho nên việc vệ sinh chuồng trại (nhất là khi nuôi chung các loài chim khác nhau hay nuôi nhiều cùng chung một loài) rất quan trọng. Việc lây bịnh từ một con chim, gà, vịt có thể lây lan ra các con khác trong đàn rất nhanh chóng. Như đã nói rất nhiều lần, việc ngó vào tổ coi trứng hay chim con, hay bất cứ việc làm nào khác với bình thường (nhiều người qua lại trong khi bình thường rất ít người qua lại, hơi ồn ào hay có tiếng động lạ hơn bình thường, v..v..v) thì không nên hay hạn chế tối đa trong lúc chim mái đẻ trứng, ấp trứng, và nuôi con. LV rất thông cảm khi lần đầu tiên mới nuôi lửa đẻ. Chính LV năm đầu tiên cũng vậy. May mắn là lần đẻ đầu tiên không việc gì, đến lần đẻ thứ hai thì gắn camera vào coi nên chẳng phải lo lắng gì cả. Đến bây giờ thì camera cũng chẳng cần gắn, chim đẻ ngày nào cũng chẳng biết đến, ấp ngày nào cũng không biết. Chỉ sáng nào ra vườn thấy có vỏ trứng ở dưới đáy lồng thì cho thêm thức ăn vào rồi mới bắt đầu đếm ngày chờ chim con bay ra khỏi tổ. Bạn CM Sơn trà cứ thử nghỉ rằng chi vì một vài phút tò mò muốn coi xem thế nào mà lỡ chim bố mẹ quăng trứng không ấp nữa hay quăng chim con mới nở ra khỏi tổ thì tiếc biết bao nhiêu công khó nhọc. Ít nhất là phải đợi thêm vài tuần sau để bắt đầu lại từ đầu chờ chim mái đẻ, ấp, nuôi con. Chi bằng dồn hết nổ lực tẩm bổ cho chim mái trong lúc này và chuẩn bị thật nhiều mồi tươi để cho chim bố mẹ nuôi con trong 12 ngày sắp tới. Thân. [/QUOTE]
Insert quotes…
Mã xác nhận
Trả lời
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SVCVIETNAM
Bên trên
Bottom