N

__Nick__

Guest
Những con kiến pileated, loài lớn nhất ở Bắc Mỹ, bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?

Cơ bắp săn chắc, xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển, cùng với một mí mắt dày cộp đã giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn.

"Nếu bạn bị đập mạnh vào đầu, bạn có thể bị vỡ mạch máu sau mắt hoặc bị chấn thương dây thần kinh sau mắt", bác sĩ khoa mắt Ivan Schwab tại Đại học California Davis cho biết. "Từng chứng kiến nhiều bệnh nhân bị tai nạn ôtô và biết được hành động của chim kiến, tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi vì sao những chấn thương này không xảy ra ở loài kiến".

Và Schwab đã được trao giải Ig Nobel vào mùa hè năm ngoái nhờ công trình nghiên cứu vì sao chim kiến tránh được những cơn đau đầu.

Cùng với những cú thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn gây trước khi cú xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại. Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.

"Mí mắt có tác dụng như cái thắt lưng an toàn và giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt", Schwab nói. "Nếu không lực gia tốc sẽ xé tan võng mạc". Bản thân phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu để bảo vệ võng mạc khỏi bị xô đẩy.

Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.

Trong khi các nhà khoa học không chắc chim kiến có bị đau đầu hay không, nhưng Schwab chỉ ra rằng ít ra loài chim này cũng có khả năng chịu đau rất tốt. "Khi tán tỉnh, chim kiến đực có thể trống tới 12.000 lần mỗi ngày. Nếu chúng phải nói với người tình rằng: 'Không phải đêm nay em yêu, anh bị đau đầu', thì chúng đã chẳng tội gì làm cái trò đau đầu đó".

Có lẽ em phải học hỏi cái món nội công thâm hậu này của nó. để sau này lỡ có bị đập cũng ko bể đầu hihihi hoan hô " Thiết Đầu Công ".
 

calahet

Thành viên tích cực
Tham gia
1/9/07
Bài viết
124
Điểm tương tác
2
SVC$
0
1 giây mà gõ đầu vào cây 20 lần !!! và 1 ngày gõ tới 12.000 lần !!! con này chắc giữ kỹ lục húc đầu quá !!!:))
 
N

__Nick__

Guest
em phải học môn thiết đầu công của nó mới đc. nếu lỡ có bị vợ đánh thì đưa đầu ra đỡ hihihihi. thắng chắc :D:D
 

Ngọc_Quyên

Thành viên tích cực
Tham gia
17/7/08
Bài viết
192
Điểm tương tác
7
SVC$
0
nó gõ lia lia đầu vào thân cây thế ko chóng mặt à ????? kì thiệt ta ??? ko nhức đầu sao trời ?????
 

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Nói về bí mất của Chim gõ kiến thì Mình xin góp một thông tin có thể gọi là mê tín.
Đó là Chim gõ kiến có bùa. (tin hay không tùy bạn he he)
Nếu mấy bác không tin thì đi hỏi mầy Ông thầy phái Lổ Ban là biết ngay.
Bùa của nó trong gần giống như con số 2 (rất nhiều và nhiều vòng xoáy).
Mấy Bác biết công dụng của nó làm gì không? Nó dùng để mở ... Con ngươi dùng cái làm cái gì thì Mình không nhớ.
Nhưng theo mấy Ông Sư Lỗ ban thì chim Gỏ kiến dùng để mở cửa Ổ của nó khi có chướng ngại vật.
Người ta kễ rằng Ông tổ của phái Lỗ Ban đã lấy được Bùa này bằng cách dùng nút đóng chặt Ổ (Chắc các bác biết chim gõ kiến làm ổ trong bọng cây có cửa là một lỗ tròn vo do nó tạo ra).
khi chim Bố mẹ về thấy vậy bèn đáp xuống dưới đất vẽ bù xong thì bay lên thì cái nút bật ra ngay sau đó nó lại bay xuống xóa đi.
Sau nhiều lần theo dõi thì Ông ta đã chôm được cái hình bùa đó. và phải mấy gần cả đời để tìm ra cách điều khiển nó.
Không biết là có đúng không nhưng vì có 2 Ông anh học bùa và một Ông là sư của phái này.
Nên mình biết vậy.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom