zen

"Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại"
Thành viên BQT
Tham gia
9/5/09
Bài viết
690
Điểm tương tác
335
SVC$
0
Thuần Hóa Chim Rừng

Tất cả chim chóc sống hoang dã ở núi non, rừng rú, ruộng đồng, cách biệt với lối sống của loài người đều gọi là chim rừng. Chim rừng có rất nhiều giống. Ở đây, chúng tôi chỉ xin mạn phép đề cập đến một số chim rừng để nghe tiếng hót, mà xưa nay người ta thường chọn nuôi. Đó là các loại chim như : Họa Mi, Sơn Ca, Chích Chòe, Khướu, Vành Khuyên…


Chim rừng

Chim hoang dã thích sống tự do, sải cánh tung bay trong trời cao biển rộng chứ không thích chung sống với người, nói rõ là chúng rất sợ con người. Hễ thấy bóng dáng người lại gần là chúng sợ hãi “cao chạy xa bay” mất tăm mất tích, vì vậy, giống “chim trời cá nước” bắt rất khó, bắt được đem về thuần dưỡng cho chúng bạo dạn là việc vô cùng khó khăn, vô cùng công phu. Nếu thiếu sự đam mê, thiếu kiên nhẫn ta khó lòng đạt được ý muốn.

Chim rừng bắt về nuôi có hai loại: chim non và chim đã trưởng thành. Chim non thường bắt trong tổ, vào mùa sinh sản của chúng, còn chim trưởng thành gọi là chim “bổi” thì bắt bằng lưới, bằng lục, bằng bẫy rập, hoặc bằng nhựa dính… Với chim thích đấu đá như gà nòi, người ta dùng chim mồi để bẫy, còn giống nào tham mồi thì nhứ mồi.

Sau đó, tùy theo cách sống của từng loại ra sao người ta có cách nuôi dưỡng riêng, chăm sóc riêng, sao cho phù hợp với lối sống tự nhiên, nhất là đối với những con chim bổi. Chim non dễ nuôi hơn, gần như cho gì ăn nấy. Nhưng, chim bổi vì quá sợ người nên nhiều con… đành nhịn ăn mà chết.

Thuần dưỡng chim non: Chim non sống nhờ vào mồi đút của chim cha mẹ. Chim non bắt về thuần dưỡng rất dễ “quen hơi bén tiếng” với người nuôi. Chim bắt về càng non nuôi càng mau dạn, nhưng nếu chúng còn nhỏ dại quá thường nuôi khó sống, nếu ta giữ độ ủ ấm cho chim không đủ sức cần thiết.

Nuôi chim non vất vả chẳng khác gì nuôi con mọn, vì chim non rất háu đói, ăn lại mau tiêu, nên ta phải đút mồi luôn. Tuy vậy, công việc này chỉ kéo dài độ ba bốn tuần là xong, vì sau một tháng tuổi chim đã tập bay, biết mổ thức ăn, tự nuôi sống. Đây là lúc ta nên tiếp xúc, gần gũi với chim để chim thân thiện với người nuôi. Hai tháng tuổi chúng đã tập hót, nhưng giọng hót chưa hay, phải nuôi đến vài mùa (vài năm) giọng hót của chim mới chuẩn mực.

Chim non khi khôn lớn rất thân thiện với người nuôi, có thể nuôi thả trong vườn, sáng đi tối về, miễn là ta phải canh chừng chó mèo vồ chụp.


Còn tiếp


Sưu tầm từ sách
 

zen

"Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại"
Thành viên BQT
Tham gia
9/5/09
Bài viết
690
Điểm tương tác
335
SVC$
0
Thuần dưỡng chim bổi: Chim bổi là chim khôn lớn mới đánh bẫy về, có con đã già dặn năm bảy tuổi đời nên rất sợ người. Thuần dưỡng loại này rất khó, đòi hỏi nhiều thời gian và sự khôn khéo. Chim bổi dù nuôi lâu vẫn nhát, nhưng khi chúng đã bằng lòng với cách sống tù túng trong lòng thì chúng hót rất hay. Giọng chim bổi là giọng của rừng nên giàu âm điệu, ai nghe cũng thích.

Chim bổi bắt về ta nên chọn những loại có vóc dáng đẹp, không có thương tật nào mới nuôi. Nuôi chim bổi rất công phu nên không ai chọn nuôi những con có tì vết như đui, què, sút móng.
Chọn được chim tốt rồi, ta thả chúng vào lồng, bên trong đã treo sẵng cóng nước, cóng đựng sâu tươi, cóng đựng thức ăn chế biến phù hợp (như Họa Mi thì gạo trộn trứng, Chích Chòe thì bột đậu phộng trộn trứng…). Bên ngoài ta phủ kín áo lồng rồi treo chim vào một nơi thật yên tĩnh trong vài ngày. Với chim quá nhát có thể không ăn mồi mà chết, nhưng thường thì chúng “tham sống sợ chết” nên cuối cùng cũng phải ăn mồi. Trong thời gian vài tuần đầu, vài ngày ta rón rén đến hé áo lồng ra xem chim khỏe mạnh ra sao, thức ăn nước uống còn hết thế nào… Sau thời gian đầu “thử thách” đó, ta bắt đầu hé dần áo lồng ra để chim quen với cảnh trí bên ngoài, làm quen với người nuôi. Khi chim đã dạn, chúng không ngại ngần gì mà không cất tiếng hót.

Tuy nhiên, không phải con chim rừng nào cũng hót hay. Có con giọng kim, có con giọng thổ, có con kim pha đồng hoặc pha thổ… Có con giọng dài, có con giọng ngắn, có con siêng hót, có con mỗi ngày chỉ mở miệng đôi ba lần… Vì vậy, muốn có con chim hót hay, hót vừa ý mình thì phải cất công chọn lựa : chim nào hót hay thì giữ, con nào tệ lậu quá thì mở cửa lồng phóng sanh ! Việc nuôi chim hót nên chú ý phần phẩm hơn là phần lượng. Trong nhà nuôi vài con hót hay đã đủ cho mình thưởng thức, còn nuôi nhiều mà chim hót dở thì chỉ tốn của, tốn công!

Chim bổi do dễ đánh bẫy nên bán rẻ tiền, vì vậy, nuôi mười con mà sau cùng chọn được vài ba con vừa ý cũng không phải là quá đắt. Một con bổi than giá khoảng 10 ngàn, nhưng nuôi một mùa mà hót hay, chịu đứng lồng thì giá cũng trên dưới cả chỉ vàng chứ không phải ít!

Nhiều người không chịu nuôi chim bổi vì ghét cái tính nhát của nó. Nhưng chim nhát một phần cũng do ở người nuôi. Trong giai đoạn vài tháng đầu đem về, ta chịu khó phủ áo lồng cho chim và treo chim nơi yên tĩnh. Sau đó, tập cho chim dạn dĩ với người dần dần. Cách cho chim tắm mỗi ngày cũng là phương pháp làm cho chim dạn. Chim bổi nuôi ba bốn mùa trở lên cũng bỏ bớt tính nhát. Trong khi đó, nuôi chim con thì mau dạn, nhưng cũng phải mất ba mùa chim mới hót hay!

Tóm lại, thuần dưỡng chim rừng đòi hỏi nhiều công phu và kinh nghiệm ở mỗi người. Người không bền chí, và nhất là thiếu sự đam mê thì khó gặt hái được thành công.


Sưu tầm từ sách
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom