cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
các sư phụ ơi cho em hỏi làm sau để tập một con cu bổi thành mồi đươc,hiên nay nhà em có 1 chú gáy đang nổi ,khi đưa bổi vào là đã chịu bo rồi.làm cách nào để đi gác được.em chỉ mới nuôi nên ko biết cách tập luyên mong các sư phụ chỉ giùm xin cảm ơn :a44::a44::a44:
 

nowhy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/8/08
Bài viết
87
Điểm tương tác
7
SVC$
0
mình nghĩ bạn cũng nóng lòng được ý kiến của anh em chia sẻ,mình cũng mới chơi thôi nhưng theo mình biết thì ban đầu bạn nên tập sách ra rừng treo cho chim quyen với rừng ,bạn chọn nơi nào chim thưa mà hiền thôi ,chim đang tập mà gặp chim dữ e là quá trinh luyện tập khó mà thành công, nếu găp tuỳ theo phản ứng chim mồi nếu thây nó dám chơi thì cứ để nó chơi nhưng khi thấy yếu thế thì bác nên ra giải cứu ,và tốt nhất là bác nên cho đi kèm với các bác mồi lão luyện ,chú ý ; ngày đầu sách mồi đi tập có thể không gáy bạn đừng nản cứ như vậy vài lần thi chim sẽ quyen với rừng ,và có thể trở thành chú cu mồi chính thức ,tuổi ở nhà cũng có thể đánh giá đươc gáy đã nổi đã hay hay chưa nhưng mà đối với ''gáy mồi'' để đánh thì tuổi ở rừng cũng rất quan trọng {bác nên thường xuyên mang ra rừng qua quá trình đấu đá với chim rừng gáy mồi sẽ tăng thêm kinh nghiệm và sẽ không nóng chim} .chúc bác thành công...
 

cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
minh thì chỉ có ba con bổi ko có mồi,2 con kia thi cũng đang mỗi,mình thì cũng chua có kinh nghiệm nhiều nên ko biết tập luyện như thế nào,và mình cũng đã đọc qua sách của việt chương nhưng cũng ko hiểu nhiều cho lắm.em rất mong các sư phụ có kinh nghiệm thì chỉ cho em hiểu biết thêm nhiều về việt huấn luyện,xin cảm ơn:taz::taz::taz:
 

Sniper

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/7/08
Bài viết
53
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Bạn cuphen ơi! Nowhy đã trả lởi bạn rồi, mình bổ sung thêm tí thôi.
Mình thấy bạn biết phân biệt con cu gáy của mình đang nổi mình tưởng bạn biết gác cu rồi chứ? trước hết bạn phải nhận biết được như thế nào là con chim đã nổi, chim giáp vào bo chưa chác đã nổi đâu. khi nào bạn thấy con gáy của mình dám đấu với chim lạ và nhất là khi thấy chim không đậu trên cầu mà xuống sàn lồng nằm thúc( xuống vỉ ) thì đi tập được, tỉ lệ thành công cao. Thứ hai bạn phải có một cái lụp(lồng bẫy). phần còn lại như bạn nowhy đã hướng dẫn, cứ vậy làm theo. Bước đầuc bạn chọn những con bổi nào giọng nhỏ, ít gù, giọng không gắt, để chim đang tập có cơ hội cao hơn. nếu bạn bẫy xa thì nên tập chim đi xe máy. Sách của bác Việt Chương để đọc cho vui thôi, vì bác này viết theo kiểu thương mại hoá bạn à.
 

cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
mình thì cũng biết gác chút ít,mình có 2 con chịu nằm vỉ thúc nhưng có một con chịu bo và con kia thì ko chiu bo.vậy thì có nên cho 2 con cùng đi tập luôn ko.em còn một con nữa chiu bo nhưng ko nằm vỉ thúc và con này thì nhác lăm "khi đụng vào lòng của nó thì nó cứ tung lòng dữ vội khi treo lên thì thôi" em ko biết làm cách nào cho nó dang nũa
 

Sniper

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/7/08
Bài viết
53
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Dùng biện pháp mạnh, vỗ vào lồng mấy cái, còn nhảy vỗ tiếp, còn nhảy vỗ nửa cho đến khi không dám nhảy nữa(khoảng 4-5 lần cho lần đầu tiên) những lần sau lại gần thấy nó có ý muốn nhảy thì dơ tay lên hăm dọa liền, nó nhảy nữa đập tiếp(nhớ vừa đập miệng vừa đe nó, mày ngon nhảy đi, nhảy nữa tao xem nào) vài lần sẽ quen bạn thôi, nhưng không quen người khác đâu.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng:a01:. lỡ có gỉ đửng bắt mình đền nha:a11:
 

cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
có thật ko vậy em sơ nó ko dang mà con nhát thêm thì sao,nghe anh nói giống như dạy trẻ con vậy,thấy ghê quá:a03::a24:
 

Sniper

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/7/08
Bài viết
53
Điểm tương tác
8
SVC$
0
thương con cho roi cho vọt mà bác.....:a04:. chúc thành công. Thật đấy ,hư tớ đền cho con khác.
 

nowhy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/8/08
Bài viết
87
Điểm tương tác
7
SVC$
0
em có tìm được một bài hay các bác xem thử!!!
Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng : Bắt được một con bổi hay đã khó , mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ...có con nuôi hàng chục năm vẫn chưa nổi ( Nguyên xin giải thích thêm về từ nổi : nổi ở đây có nghĩa là dậy ...tức là con bổi đả phát gáy gù liên tục , thấy con gà đi ngang qua cũng gù ..) ..nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được ....thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn ....theo Nguyên thì không đúng ...chỉ vì xem tướng chưa hết giá trị , đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi ...
Con nào mà " phụng vỹ đầy đủ " thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay ... Nguyên sẽ giải thích câu này ở một chủ đề khác ...chờ nghen !.
Khi con bổi ta nuôi đã nổi ...đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi , nằm xuống vỹ mà giật " sa cầu nhịp cánh " hay thấy con gà , con chó đi ngang qua là nó cắm đầu gù lia gù lịa ...đây là giai đoạn chính mùi còn chờ gì mà không mang đi tập ... nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn ... đừng có vội vàng mà hư việc nghen ...
- Giai đoạn một : cho làm quen với rừng và cây cối xung quanh ...ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo ... nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước ...xem nó có chịu gáy hay không ? canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không ? bổi nhập cây nó có dám gù hay không ?
+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sừ lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay teo lại ...
Nếu xù lông lên , tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp ...còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...
+ Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp ...nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không ?
Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì , kể cả bồ cắt ... ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm , xem nó có dám gáy gù không ...
Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần ....chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây .
Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù , dù cây thưa hay cây rậm , dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy ....thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...
- Giai đoạn hai : cho quen dần với xe cộ ...
Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không ? làm như vậy hai ba ngày gì đó ... Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo ...sau đó mang nó về ( nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen ...chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe ... cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi .. dục tóc bất đạt ...).
Đi ba ngày liên tục sau đó nghĩ hai ngày cho nó lại sức ...ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều , hôm nay treo cây rậm , ngày mai treo cây thưa , chổ mát chổ nắng ....
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km / giờ mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...
- Giai đoạn 3 : tập đi rừng ... ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng ...thả ra là đánh liền ...vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa , đói khác , lạnh , tốc độ xe ...nhưng nhớ đi trong ngày về thôi ...khoảng 100km là được ...cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp ....
Cho nó va chạm với đủ loại bổi , dữ có , hiền có ....đủ giọng son, sấm , thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao...nó có sợ giọng nào không ? ( lúc trước Nguyên cũng có một con sấm thổ mang đi tập nó bắt được 11 con bổi mà nó đụng con sấm đồng ở Suối dây là nó tắt đài ... khi con bổi về gù bao nhiêu nó cũng gù trả bấy nhiêu nhưng khi con bổi không gù nữa chuyển sang thúc thì nó im re ... mặc dù đã bắt được 11 con bổi ) ...cái này đến giờ Nguyên vẫn không lý giải nổi ...có lẽ ở ngoài đồng nó đã bị một con sấm đồng nào đó đá cho sắp chết nên bể luôn ...) .
Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi .... chúc các bạn thành công ... thân chào
<!-- / message --><!-- edit note -->
 

cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
cảm ơn anh nowhy nhiều nhe bài của anh rất hay,à cho em hỏi anh chơi cu được bao lâu rối,sao anh có kinh nghiệm nhiều thế, anh tự học hay có ai chỉ cho anh vậy
:a04::a45:
 

nowhy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/8/08
Bài viết
87
Điểm tương tác
7
SVC$
0
em chơi cũng mới thôi ,chăc được 5 năm , cái này là em học hỏi từ các anh em khác , thấy anh em thắc mắc mình nói lại thôi heee
 

nowhy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/8/08
Bài viết
87
Điểm tương tác
7
SVC$
0
nình đọc được bên ABV thấy cái này giúp được anh CUPHEN nên save lại
 

cuphen

Thành viên mới
Tham gia
6/6/08
Bài viết
9
Điểm tương tác
2
SVC$
0
cám ơn anh nowhy ,khi nào có bài nào hay anh nhớ đăng lên nũa nhe
:a04::a04::a45:
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
các sư phụ ơi cho em hỏi làm sau để tập một con cu bổi thành mồi đươc,hiên nay nhà em có 1 chú gáy đang nổi ,khi đưa bổi vào là đã chịu bo rồi.làm cách nào để đi gác được.em chỉ mới nuôi nên ko biết cách tập luyên mong các sư phụ chỉ giùm xin cảm ơn :a44::a44::a44:
Chào Bạn, chú cu gáy của bạn như vậy là nó đã bắt đầu "dậy chim " rồi đó. Tuy nhiên từ một chú cu bổi muốn trở thanh chú mồi thì phải trải qua quá trình tập luyện. Quá trình này nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau ( Khách quan và chủ quan - tạm gọi như thế nhé) bạn à.

Khách quan ta tạm hiểu là chú Cu gáy nhé: Yếu tố này khg thể thay đổi được, vì thuộc tính cố hữu của chú chim rồi.
Trước hết , em nó có khả năng trở thành một chú mồi hay không? Đây là yếu tố hàng đầu để quyết định đầu tư lâu dài . Điều này thường gay khó khăn cho những ai mới tập chơi cu gáy, do mua cu bổi ngoài tiệm hay ngưòi quen. Tại sao là khó khăn ?
Vì :
Thứ nhất
Khi người mới vào nghề thì khả năng đánh giá một chú chim còn hạn chế( nói nôm na là bói chưa ra ấy mà)
Thứ hai:
Không thấy được nước chơi của chim khi ở ngoài rừng khi đấu gù với chim mồi.
Hai yếu tố trên gay cản trở rất lớn cho ngưòi mới vào nghề.
Còn đối với những người chơi lâu năm thì quyết định trên xảy ra trong khi bẫy hoặc khi nhìn chim thì cũng phán xét nhanh hơn . Đây là phần rất thuận tiện cho người chơi lâu năm.
Do đó vượt qua được hai yếu tố trên coi như bạn đã quyết định đầu tư cho em nó thành chú mồi. Tuy nhiên quá trình đầu tư thành công hay không còn phụ thuộc rất nhìêu yếu tố khác nhau nữa. Do điều kiện môi trường bạn ở, Nếu bạn ở thôn quê thì quá trình đầu tư rút ngắn lại còn không thì vất vả hơn nhiều lần.

Chủ quan ở đây là con người , luyện tập nó:
Theo DTH thấy và trãi qua nên có vài suy nghĩ góp vui với anh em nhé:
Khi chọn cho mình chú cu ưng ý về giọng cũng như hình thể thì vấn đề làm sao cho em nó càng mau dạn càng tốt. Như vậy thì cu mới có thể gáy hay gù thường xuyên báo hiệu ...... Vâng nếu nó đã gáy gù và đứng chim như thế thì việc đầu tiên là ta phải tập cho cu làm quen với cây sào.( Cây gậy thần á) việc này không khó tí nào bạn có thể treo nó ở trong nhà ở nhiều vị trí khác nhau hya trongvườn cũng bằng cây sào cho cu quen. Việc này luyện tập trong thời gian không lâu. Đôi khi gặp phải những chú khó tánh thì cũng mệt vì thấy cây sào là nó làm rột rột rột và hết hồn luôn( Vì nó tưởng bạn oánh á hihi)

KHi đã quen dần với sào thì công việc tiếp theo là tập di chuyển. Di chuyển ở đây là mang chú em đi dợt á. Lúc này tùy vào môi trường bạn có thể để trong lồng nuôi mà chở đi cho quen. Đôi khi tới nhà huynh đệ chơi nhưng khi đến cũng không cần mở áo lông ra ....còn nếu ở quê thì đơn giản hơn rất nhiều.... có thể đi chuyển bằng xe hoặc bộ và treo trên cây khi ta đền nơi. Cứ như thế cho chú em quendần với việc di chuyển. Điều này có tác dụng làm cho chim quen dần với không gian và sự di chuyển đôi khi nó cũng phản tác dụng nều ta lạm dụng quá mức. Cường độ luyện tập còn phụ thuộc vào đặc tính của mỗi chú chứ không phải chú nào cũng giống nhau. Nếu khi di chuyển đếnnơi dù ở tp hay thôn quê mà chú cu treo lên vẫn gáy thì coi như thành công bước 1. Điều này ở thôn quê thì rất nhanh vì có cây cối và nếu có cu ngoài thì tuyệt ....

Bước 1 coi nhưng thành công thì tiếp theo ta phải cho chú nó di chuyển xa hơn ( quá trình di chuyển rất quan trọng vì chịu tác động rất nhìêu âm thanh - có thể nói là tạp âm và inh ỏi nữa chứ) Việc di chuyển này cũng có thể kết hợp với đi bẫy cu luôn. Nghĩa là cho em nó ra rừng nghe chứ không thấy....hehehe
Việc làm này có tác dụng nhưta ra HQ dợt chim vậy mà.,,, cũng có kèo ta không treo cu mồi mà treo em nó cho xung trận luôn! Tuy nhiên việc này chủ nhân phải hiểu đặc điểm tính nết của chú nó thì mới có biện pháp thích hợp!

Một chú bổi bản chất rất hay chưa chắc trở thành 1 em mồi chiến ( dù có đủ các nước chơi) vì nó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình luyện tập cũng như cach nuôi.
-----------------------------------------------------------
còn nữa nhưng mắt mở không ra ....hichic
Thân
 

Binh Nhat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
20/12/08
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Viết tiếp đi bác DTH ơi, bác viết hay quá, giúp ích rất nhiều cho những người mới tập chơi như em. Cảm ơn bác
 

vuhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/2/09
Bài viết
49
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Thân chào Bác DTH !!!
Em nhỏ mong đc Bác chỉ giáo nhiều nhiều nữa. Luôn luôn lắng nghe , luôn luôn thấu hiểu. trong vịec luyện tập để có đc chú cu mồi hay.Mồi cây và mồi đất,. Bác làm ơn tiếp tục nha. Đang đợi tin Bác.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Thân chào Bác DTH !!!
Em nhỏ mong đc Bác chỉ giáo nhiều nhiều nữa. Luôn luôn lắng nghe , luôn luôn thấu hiểu. trong vịec luyện tập để có đc chú cu mồi hay.Mồi cây và mồi đất,. Bác làm ơn tiếp tục nha. Đang đợi tin Bác.

Chào Bác, bác nói thế làm em ngại quá ....em học lõm đôi chút từ các cao bối thôi. Hơn nữa em nói ra tất cả theo cảm hứng....hi hi chứ hoàn toàn không chủ ý viết theo một trình tự nào.
Khi nào cao hứng em sẽ cố .....
Chúc bác vui với thú đam mê của mình.
Thân
DTH
 

TRÂN NGOẠN

Thành viên cống hiến
Tham gia
13/2/09
Bài viết
1,066
Điểm tương tác
81
SVC$
0
các sư phụ ơi cho em hỏi làm sau để tập một con cu bổi thành mồi đươc,hiên nay nhà em có 1 chú gáy đang nổi ,khi đưa bổi vào là đã chịu bo rồi.làm cách nào để đi gác được.em chỉ mới nuôi nên ko biết cách tập luyên mong các sư phụ chỉ giùm xin cảm ơn :a44::a44::a44:
Chào bạn cuphen nếu bạn ở Sóc Trăng thì vô Đại Tâm học hỏi thêm vỉ ở đó có rất nhiều cao thủ về chim cu. theo mình biết ở Đại Tâm từ các bậc tiền bối đến các cao thủ hiện nay người ta thường dựng chim mồi từ chim bổi mới trổ lấm tấm vài hạt cườm , ban đầu là cho đi mồi đất để mà đánh lưới dần dần dạng dĩ thì lên mồi chóp rồi đến khi nổi thì cho đi mồi gáy dần dần thì mới được lên lụp nhưng không phải con nào cũng lên lụp được , con nào lên lụp được biết cách gù (bo) thúc dụ được con rừng thì vô giá.
 

vanthieu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/1/09
Bài viết
26
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Các pác Cho hỏi con ku thế nào thì có thể tập làm mồi
em có kon cu bổi 1 mua gáy rất hăng ( không gáy gọi ) vậy có thể tập luyện thành mồi không?
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom