Guest viewing is limited

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mòi các bạn xem wa chiếc lồng này, đây là lồng của nghệ nhân xứ Huế:
_ 100% bằng tre, kể cả đáy lồng
_ Nét chạm tinh xảo
_ Chạm toàn bộ, hầu như chỉ còn nang là ko chạm thôi:a01:
 

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mòi các bạn xem wa chiếc lồng này, đây là lồng của nghệ nhân xứ Huế:
_ 100% bằng tre, kể cả đáy lồng
_ Nét chạm tinh xảo
_ Chạm toàn bộ, hầu như chỉ còn nang là ko chạm thôi:a01:

 

chaomaonui

Moderator
Tham gia
12/10/08
Bài viết
501
Điểm tương tác
67
SVC$
0
chà cái lồng đẹp quá.nhìn nó chỉ thiết hốt lên là thèm quá.huhuhuhu
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
em ơi lồng này của em hay sưu tầm vậy. nếu là đặt thì giá khoảng bao nhiêu? nghệ nhân ở Huế?. trông tinh xảo lắm. Cảm ơn đã chia sẻ
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

TRÂN NGOẠN

Thành viên cống hiến
Tham gia
13/2/09
Bài viết
1,066
Điểm tương tác
81
SVC$
0
Chào anh Nam !
Cho mình có chút ý kiến nha !
Lồng đẹp không chê vào đâu được đúng là lồng của nghệ nhân Huế làm , nói về nét chạm và thân lồng thì đẹp toàn diện nét chạm cầu kỳ . Nhưng cho mình xin đính chính một chút : Đây là lồng chạm " Thập Bát La Hán " chứ không phải " Bát Tiên " đâu anh Nam ơi. Vài lời góp ý nếu có gì sai sót mong anh em bỏ qua ,Cảm Ơn !!!
THÂN !!!
 

lengvn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/2/09
Bài viết
75
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đúng đó crocodilenew ui lồng này là chạm Thập bát la hán mình cũng có 1 cái nhưng không đẹp bằng của bạn, cũng của nghệ nhân Huế làm luôn, tks vì cho anh em chiêm ngưỡng lồng đẹp
 

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
o0h, sorry các bạn, mình mới tuyển được 2 em thêm vào bộ sưu tập của mình, 1 cái la Thập bát la han, con cái kia là ba1t tiên quần thú, nóng lồng chia sẽ nên chụp hình xong lại viết sai tên lồng
Mong các bạn thông cảm
Thân
 

sothich

Thành viên tích cực
Tham gia
26/3/09
Bài viết
192
Điểm tương tác
3
SVC$
0
đúng dấy lồng này là lồng thập bát la hán rất hiếm đó bạn . thập bát la hán là 12 vị la hán cưới lên 12 con vật rất hung giữ của núi rừng đi đánh trận . nếu bạn muốn biêtws thêm thì qua youtube search vào doduyngoc sẽ thấy 1 chiếc lồng thập bát la hán nuôi chim vành khuyên
 

zNavy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/12/08
Bài viết
88
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Lồng đẹp và tinh sảo quá! Đúng là kỳ công!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 

binhthanh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/11/08
Bài viết
12
Điểm tương tác
1
SVC$
0
"thập bát la hán là 12 vị la hán cưới lên 12 con vật rất hung giữ của núi rừng đi đánh trận" Bạn sothich ơi mình hơi thắc mắc, thập bát không phải là mười tám hả? Có thể giải thích dùm mình được không?
 

cuccu

Thành viên mới
Tham gia
5/6/09
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Đẹp quá! cho hỏi muốn mua thì đặt ở đâu và giá bao nhiêu.
 

TRÂN NGOẠN

Thành viên cống hiến
Tham gia
13/2/09
Bài viết
1,066
Điểm tương tác
81
SVC$
0
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Chào cả nhà !!![/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Mình thấy anh em thắc mắc về vấn đề " Thập Bát La Hán "mình sưu tầm được tóm lược về tên cũng như tại sao có thập bát la hán : Thập Bát La Hán chính là 18 vị La Hán trong nhà Phật
[/SIZE]
[/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau: [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]7. Ca Lý Ca (S: Kàlika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]13. Nhân Yết Đà (S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán. [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?[/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này). [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La-hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế! [/SIZE][/FONT]
[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1]Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La-hán. Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La-hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng; hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long và Phục Hổ, hoặc thêm Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành ra 18 vị.

Nếu có gì sai sót mong anh em đừng cười chê. Cảm Ơn !
THÂN !!!
[/SIZE]
[/FONT]
 

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chào Trân Ngoạn!

Thập Bát La Hán hay Bát Tiên hoài cũng chán đúng ko bạn. Mình đang có ý định đặt chạm 1 tích hay của VN mình. Ý định này đã hình thành từ lâu trong đầu, cũng như 1 bạn nào đó có viết bài về vấn đề này trên diễn đàn trong những ngày wa. Vấn đề là mình chưa chọn được đề tài và tư liệu, tích và lịch sữ hay của nước ta thì wa nhiều nhưng tư liệu về hình ảnh thì khó kiếm wa. Hoặc ví như lồng chạm thơ của Lý Bạch, Nguyễn Du của ta cũng là 1 đại thi hào cơ mà, tại sao lại ko có 1 lồng chạm Nguyễn Du và Truyện Kiều chứ. Mình thấy Trân Ngoạn hiểu khá sâu vê vấn đề này, bạn có thể tư vấn thêm cho mình ko?
Thân
 

TRÂN NGOẠN

Thành viên cống hiến
Tham gia
13/2/09
Bài viết
1,066
Điểm tương tác
81
SVC$
0
Chào anh Nam!
Vâng trong giới chơi chim từ xưa đến nay thường chơi các tuồng tích theo Tàu ít chịu theo Ta , nhưng mình cũng từng thấy nhiều cái lồng cũng làm rất thuần Việt chẳng hạng anh Nguyễn Tâm cũng đã giới thiệu vuông Việt Nam cẩn ngà hình chim Việt trên mặt trống đồng nhìn cũng rất hay.

3641790698_1e2da833aa_o.jpg


Còn về tuồng tích có thể chạm trên lồng chim theo mình thấy chẳng hạng như ta có thể chạm những vị anh hùng dân tộc như hai bà Trưng , thánh Gióng hay chạm cảnh Lê Lợi hoàn kiếm , Vua Quang Trung và còn nhiều nhiều lắm những vị anh hùng dân tộc . còn về phong cảnh mình cũng có ý định trong đầu lâu lắm rồi chạm cảnh Bắc Trung Nam chạm những gỉ biểu tượng cho từng vủng miền Ví dụ như : Chùa Một Cột, Tháp Thiên Mụ, Chợ Bến Thành ...... hay chạm những phong cảnh hữu tình của việt nam . nói về phong cảnh Việt Nam ta thì từ Triều Đình nhà Nguyễn cũng đã từng đặt đồ sứ ký kiểu về phong cảnh Việt Nam rất nhiều, vấn đề này nếu ai có nghiên cứu gốm sứ cổ thì rất rõ .
Vài lời góp ý nếu có gì sai sót xin anh em bỏ qua và chỉ bảo thêm , Cảm Ơn !!!
THÂN!!!
 

Mr Rồng

Thành viên tích cực
Tham gia
14/4/09
Bài viết
201
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chào bạn , mình cũng đã từng chụp 1 chiếc lồng gần giống như vầy ở gần nhà mình , 2 em lồng này có 1 điểm chung khá lý thú bạn ạ :
IMG0037A-1.jpg

Thế này chắc anh em cũng đoán ra đc điểm tương đồng của 2 chiếc lồng cổ , chiếc lồng kia của mình cũng trạm Thập bát La Hán , con rồng cũng bị ... cụt đuôi nốt :a21: !
 

Redtailhawk

Thành viên tích cực
Tham gia
1/11/08
Bài viết
475
Điểm tương tác
50
SVC$
0
Chào anh Nam !
Cho mình có chút ý kiến nha !
Lồng đẹp không chê vào đâu được đúng là lồng của nghệ nhân Huế làm , nói về nét chạm và thân lồng thì đẹp toàn diện nét chạm cầu kỳ . Nhưng cho mình xin đính chính một chút : Đây là lồng chạm " Thập Bát La Hán " chứ không phải " Bát Tiên " đâu anh Nam ơi. Vài lời góp ý nếu có gì sai sót mong anh em bỏ qua ,Cảm Ơn !!!
THÂN !!!


"Thập Bát La Hán" hay "Bát Tiên" gì, miẽn sao có "bác bác" trong đó là được rồi. Cái nào mà có "bác bác" trong đó là biết hàng xịnh dzòi anh TN. Phải nói Crocodile chơi toàn là hàng xịnh không.

Thân,
RTH
 

KtsBim

Thành viên tích cực
Tham gia
27/2/09
Bài viết
182
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Trời ơi sao mà đẹp quá vậy. Nhìn mà phát thèm luôn
 

crocodilenew

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/09
Bài viết
135
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chào bạn , mình cũng đã từng chụp 1 chiếc lồng gần giống như vầy ở gần nhà mình , 2 em lồng này có 1 điểm chung khá lý thú bạn ạ :
IMG0037A-1.jpg

Thế này chắc anh em cũng đoán ra đc điểm tương đồng của 2 chiếc lồng cổ , chiếc lồng kia của mình cũng trạm Thập bát La Hán , con rồng cũng bị ... cụt đuôi nốt :a21: !

Cái của mình ko phải cụt đuôi đâu bạn ơi, ho để đuôi ngắn vậy đó, bạn xem kỹ lại, cái của bạn đúng là cụt đuôi rồi, tuy nhiên chính mình cũng thấy móc rồng là điểm ko hoàn hảo nhất của cái lồng.
Thân
 

anhtai

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/6/09
Bài viết
71
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cái lồng như zậy chắc là rất đắt và hiếm có lắm phải không bác.

cái lồng zậy thì phải nuôi em nào cho VIP VIP chứ nuôi mấy em thường thường thì uổng phí lắm
 

Mr Rồng

Thành viên tích cực
Tham gia
14/4/09
Bài viết
201
Điểm tương tác
2
SVC$
0
attachment.php

Mình ko để ý kĩ lắm , nhưng nhìn giống giống cụt đuôi giống cái của mình nên cứ tưởng nó cũng ... cụt nốt ! Ngày xưa cái lồng mình chụp đuôi dài ra đúng hình con rồng đang lượn vậy , bây giờ đuôi cụt nhưng chủ ko biết sửa ở chỗ nào nên đành dùng vậy !
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom