Guest viewing is limited

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Thế Nam



Có dịp đi thăm rừng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy những cánh rừng ngoài màu xanh của bạt ngàn sẵn có thì trông có vẻ thiếu sức sống. Dường như đến với rừng chúng ta không còn sự thấy sự huyền bí của thiên nhiên, không chút lạ lùng vì vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau nó. Hay nói đúng hơn là rừng đã mất đi linh hồn. Những cánh rừng hoang vắng, không một sải cánh của chim, không một tiếng kêu của thú rừng. Chỉ nghe tiếng róc rách của suối, tiếng chặt củi của một vài người tiều phu bản địa. Rừng bây giờ buồn tênh.

Từ thú vui thanh cảnh của người thành phố

Chơi chim là một thú đam mê của rất nhiều người. Không kể giàu nghèo, không phân biệt nam nữ, bất kì những ai yêu thích chim chóc đều tìm thấy cho mình một loài chim làm bạn. Có người mê tiếng hót du dương của chim họa mi, sơn ca, có người yêu vẻ đẹp của những chú chòe lửa, chòe than. Lại có người ưa tiếng lích cha lích chích của chim vành khuyên, nhỏ nhắn trong bộ lông màu xanh nhạt. Người thành phố thích chơi chim bởi loài chim tượng trưng cho vẻ đẹp núi rừng, cho cuộc sống thiên nhiên nơi hoang dã mà cuộc sống ở vùng đô thị ồn ào náo nhiệt họ không mấy khi được tận hưởng. Những con chim đem đến cho họ những âm thanh nguyên sơ, trong trẻo, như là tặng vật thiên nhiên mang đến một niềm vui nho nhỏ cho mỗi người. Con chim trở thành người bầu bạn sớm hôm, bằng giọng hót du dương trầm bổng, nó khiến cho mọi người quên đi nỗi lo toan bực dọc của cuộc sống thường ngày. Nghe tiếng chim, người ta bỗng thấy lòng mình thanh thản hẳn ra, cảm giác nhẹ nhàng và thư thái cho một ngày làm việc mới đầy hiệu quả.

Những loài chim được ưa thích nhất là họa mi, sơn ca, chòe lửa, chòe than và chụp mìu. Những người chơi sành điệu có thể phân biệt được từng con chim hay qua dáng điệu, hình thể và đặc biệt là giọng hót. Không phải con chim nào cũng giống nhau mà tùy vào nơi sinh sống, mỗi con có một vị thế riêng. Không phải những nơi "đất lành chim đậu" là có nhiều chim hay mà tùy thuộc nhiều yếu tố. Chim hay chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố "địa linh nhân kiệt", mỗi vùng sản sinh ra một giống chim tốt hơn hẳn so với các nơi khác. Chẳng hạn với loài khướu và chích chòe chỉ có vùng đất Phong Sơn mới sản sinh ra giống tốt, chim chụp mìu thì nổi tiếng ở Bình Điền, Nam Đông, họa mi phải kể đến các vùng đất như Đồng Lê, Quí Đạt, Salong ở Quảng Bình....

Người chơi chim thú nhất là xem chim đá. Bằng giọng hót có uy lực và khẳng định vị thế của mình, từng con chim ganh nhau tiếng hót và sẵn sàng bay vào đánh nhau quyết tử với đối thủ của mình. Một con chim rừng khi nghe tiếng hót của chim nhà, từ vị trí cách xa 50m nó sẽ làm một cú bổ nhào vào đối thủ đang ở trong lồng bất kể hiểm nguy.

Người chơi chim muốn chim hay thường phải tốn rất nhiều công huấn luyện và nuôi nấng. Còn nếu chỉ nuôi để làm cảnh thì chẳng phải đầu tư nhiều công sức, chỉ cần một ít gạo xay với trứng thành bột cho chim ăn hằng ngày, thỉnh thoảng tẩm bổ bằng những thức ăn tươi như châu chấu, nhộng ong. Những con chim hay thường là của hiếm, vì thế giá trị của nó càng cao, có con giá đến 5-10 triệu đồng. Còn cỡ thường thường bậc trung từ 200 đến 500 ngàn.

Đến tiếng kêu cứu của rừng

Bây giờ khắp thành phố đầy những điểm bán chim rừng với đủ loại khác nhau. Chủ yếu gồm các loại chim được ưa chuộng như khướu, họa mi, chích chòe, yến, nhồng, sáo, khuyến, sẻ đá... Khi thú vui chim cảnh của người thành phố trở thành một phong trào, không còn là sở thích riêng của một vài cá nhân đam mê chim chóc nữa thì việc mua bán chim rừng ở thành phố cũng trở nên nhộn nhịp. Và tất nhiên rừng ngày một vắng bóng chim chóc bởi nạn săn bắn bẫy trộm chim rừng đã làm tài nguyên vô cùng quí hiếm này trở nên hiếm đi. Tôi có dịp đến cánh rừng đầu nguồn A Lưới, đi một đoạn dài mấy cây số đường rừng nhìn quanh chẳng hề có một tiếng chim. Theo những người dân ở đây cho biết thì việc săn bắn bừa bãi chim rừng của những tay săn trộm, chủ yếu là dân địa phương đã khiến cho chim chóc trở nên vắng bóng. Chim chóc có thể xem là một trong những linh hồn của những cánh rừng xanh ngút ngàn bí ẩn, nhung một khi nó không còn nữa thì rừng trở nên hiu quạnh, lạnh lẽo.

Ở một góc đường Hà Nội, có một điểm mua chim khá tấp nập. Theo lời anh Nguyễn Hữu Minh, thì quán anh hiện nay có trên 500 đầu chim với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó có nhiều loài chim quí hiếm như chòe lửa, sơn ca và họa mi. Mùa này tùy ít khách do trời lạnh nhưng hàng ngày anh cũng bán được từ 1 đến 2 con chim với giá từ 200-300 ngàn đồng. Những giống chim anh có được nhập chủ yếu từ những tay mua bán ở địa phương tại các huyện trong tỉnh và cả những tỉnh lân cận. Nhưng chủ yếu vẫn là ở Bình Điền, Nam Đông, A Lưới, Phong Điền hoặc từ Quảng Trị, Quảng Bình. Riêng ở đường Trần Hưng Đạo có 2 điểm mua bán chim nhưng lượng chim ở các quán ấy hiện nay không nhiều mà theo các chủ quán cho biết mặt hàng chim chóc bây giờ trở nên khan hiếm. Tài nguyên nào dù có dồi dào đến đâu nhưng cứ khai thác mãi, không có sự ngăn chặn hiệu quả từ phía chính quyền, không có chế tài xử phạt chính đáng với những tay săn bắn trộm thì cũng đến ngày nó sẽ cạn kiệt và tuyệt chủng.

Khi chim chóc trên rừng đã hết, ngay cả đến những con cò sống trên đầm phá Tam Giang, trên những cánh ruộng ngập nước cũng bị người ta bắt đem bán chỉ vì những món lợi nhỏ nhoi.

Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp ngăn chặn tình trạng săn bắn chim rừng có hiệu quả, làm sao có thể giảm thiểu tối đa tình trạng chảy máu chim chóc nói riêng và các loại động vật rừng nói chung. Nếu không làm từ bây giờ, thế hệ con cháu sau này chỉ có thể biết được các loài chim rừng quí hiếm qua sách vở và đấy sẽ là một thiệt thòi rất lớn mà thế hệ bây giờ đem đến vì sự vô ý thức và bàng quan của mình.

Hihi! Như vậy là chào mào có thêm một cái tên nữa các mem ạ! chim chụp mìu!:k5798618:
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,636
Điểm tương tác
2,686
SVC$
0
Ôi chốt mìu mới đúng, đó là bà con ở Huế dùng, mà Hoangvbp chắc biết. Vì fans ở Huế đã dùng và bà nội thằng bạn mình ngày xưa cũng dùng là "chốt mìu."

Dân Đà Nẵng gọi là Chóc Mào bởi mũ nó chóc cao, và còn tên nữa là chim "đội mũ."
 

trinhpaygat

Thành viên tích cực
Tham gia
5/1/09
Bài viết
137
Điểm tương tác
2
SVC$
0
bác HLong_ce nói hay quá rất có ý nghĩa cháu cám ơn bác vì bài này theo cháu nhận xét là rất hay có ý nghĩa thank !! bác !!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom