zen

"Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại"
Thành viên BQT
Tham gia
9/5/09
Bài viết
690
Điểm tương tác
335
SVC$
0
nuôi con chim rừng trong lồng chỉ để cho nó sống thì dễ, có thể ai cũng làm được. Nhưng, nếu nuôi cho chim dạn người để hót vang nhà vang cửa là việc đòi hỏi rất nhiều công phu và tốn kém mà người nuôi chim phải bỏ ra đó, chúng tôi sẽ trình bày kỹ trong mục này.

Người nuôi chim hót phải có tính đam mê, đam mê càng nhiều càng tốt. Có đam mê mới không tiếc tiền bỏ ra mua chim, mua lồng và thức ăn cho chim. Có đam mê mới chịu khó thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chim, vui buồn với chim, nhiều khi quên cả thời gian, không màng sự mệt nhọc.

Người mới vào nghề, đôi khi phải dốc hết túi tiền ra mua năm bảy con chim, nhưng sau cùng mới được một đôi con hót nghe vừa ý. Trong khi đó, người có kinh nghiệm, chọn một con ra một con, nhưng con chim quí đó đâu phải ít tiền ? Chim hót hay, ai dại gì bán rẻ ? Đó chưa nói đến sự tốn kém cho thức ăn, nào đậu phộng, nào hột gà, rồi sâu qui, cào cào… thứ gì cũng đắt, hơn nữa nhiều khi phải cất công đi tìm một vài giờ mới mua về cung phụng cho con chim cưng được!

Đấy, kể ra những việc vặt đó thôi, nếu không phải là người có máu mê, có duyên nợ sâu nặng với chim thì chắc không ai có thể chịu cực nổi!

Chăm sóc cho chim là nói đến nhiều công việc phải làm, nhưng không phải vài ba việc thôi đâu :
-Sắm lồng : Mỗi con chim hót đều được nhốt riêng ra một cái lồng. Lồng cũng có nhiều hạng tiền, nhưng điều này tùy ở số tiền nặng nhẹ của người chơi : ai giàu sang tiền bạc dư giả thì sắm lồng Hồng Kông chạm trổ cẩn ngà, giá đến vài ba triệu trở lên, còn người ít tiền thì mua lồng chợ, tuy xấu một chút nhưng giá rẻ chỉ ba bốn chục ngàn đồng ! Sự thực thì quí ở con chim chứ đâu quí ở cái lồng! Lồng bạc triệu mà nhốt con chim chẳng ra gì, còn thua cái lồng tre mà nhốt con chim quí!

Mỗi con chim phải được nhốt trong một cái lồng thích hợp, tương xứng với vóc dáng mới dễ coi. Lồng lớn quá, có lợi là chim nuôi mạnh khỏe, được bay nhảy tự do, nhưng lại biếng hót. Còn dùng loại lồng chật quá, chim nuôi sẽ bị tù túng, dễ suy. Vì vậy, ta phải chọn cỡ lồng sao cho thích hợp với chim nuôi. Chẳng hạn:

- Nuôi Họa Mi nên dùng loại lồng 56 nan (đó là nuôi hót, còn nuôi đá thì phải dùng lồng tổng lực).
- Nuôi Chích Chòe Than dùng lồng 48 đến 52 nan.
- Nuôi Khướu nên dùng loại lồng lớn 64 hoặc 68 nan.
- Nuôi Chích Chòe Lửa, chim đuôi ngắn thì dùng lồng 64 đến 68 nan. Còn nếu chim có đuôi dài thì phải dùng lồng 72 đến 82 nan để đuôi khỏi tưa hoặc gãy.
- Chim Vành Khuyên, Than Đất đã có cỡ lồng riêng dành cho chúng.

Mỗi lồng chim nên sắm một áo lồng trùm kín bên ngoài. Áo lồng chỉ mở ra ban ngày và phủ kín suốt đêm. Vì ban đêm thời tiết thường trở lạnh, nhiều khi lại có gió độc thổi qua, nên nhờ vào áo lồng mà chim tránh được những luồng chướng khí phải chết thình lình. Những loại bướm đêm, kể cả thằn lằn chuột bọ cũng thường làm cho chim hoảng sợ, vì vậy có chiếc áo lồng che chắn cho chim trong đêm tối là việc cần thiết, ta không nên lơ là. Vào những ngày trời bão hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường, ta cũng nên che phủ kín áo lồng cho chim.

Lồng chim nên được treo nơi yên tĩnh, tránh nắng chiều gay gắt chiếu vào, tránh nơi có kiến hoặc chuột mèo đến quấy phá, hoặc sát hại chim.

Lồng chim lúc nào cũng phải giữ sạch sẽ. Vài ngày một lần, ta nên dùng bàn chải mềm hoặc cọ sơn chà tróc những chỗ vướng bẩn, vừa làm đẹp lồng, vừa tránh ruồi muỗi bu đến làm hại sức khỏe của chim. Dưới đáy lồng là tấm bố lồng, mỗi ngày ta nên thay đổi, giặt giũ rồi phơi nắng để sát trùng…

Tắm chim: Giống chim hót nào cũng thích tắm. Ngay chim bổi ở rừng mới bắt về, nhát người là thế, nhưng nếu cho tắm là chúng sà vào chén nước tắm ngay. Mỗi ngày hoặc vài ngày ta nên siêng năng cho chim tắm một lần vào lúc có nắng ấm. Chim được tắm thường xuyên thì mau dạn, sung sức, do trong mình được mát mẻ, mọi thứ ký sinh trùng như rận mạt sống trong lông, trên da của chim sẽ được tẩy sạch…

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Loại lồng này có kích thước phải vừa phải, dùng chung cho nhiều giống chim, giá cũng rẻ lại bền. Trong khi chim tắm táp ta tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong (độ 15 phút) là có thể sang chim trở lại lồng. Chim ở lồng nào quen lồng đó, không nên nay nhốt lồng này, mai lại sang qua lồng nọ khiến chim sợ hãi mà nhát thêm. Chừng vào con chim cảm thấy được “an cư” chúng mới chịu hót và siêng hót được.

Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Tắm nắng có nghĩa là treo lồng chim hót ra chỗ có ánh nắng ban mai, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ Vitamin D, có nhiều trong tia tử ngoại mặt trời, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ…Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

Tắm nắng chỉ nên tắm vào buổi sáng, trước mười giờ mới tốt.

Sưu tầm từ sách
 

zen

"Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại"
Thành viên BQT
Tham gia
9/5/09
Bài viết
690
Điểm tương tác
335
SVC$
0
- Thức ăn : Sống tự do ngoài trời, chim là giống ăn tạp, thức ăn như trái cây chín, sâu bọ, mối kiến, dế, cào cào, gián đất, trứng kiến… thậm chí cóc nhái và cả bông cỏ, ngũ cốc… Cả ngày chúng phải vật lộn vì miếng ăn. Thế nhưng, khi nuôi trong lồng, chim phải ăn thức ăn chế biến của người cung cấp, vì vậy, trong thời gian đầu, nhiều con không chịu ăn thức ăn lạ, có con do quá đói mà ăn miễn cưỡng, sau đó mới quen dần. Thức ăn mà ta cho chim ăn hiện nay, và sau là do kinh nghiệm của người xưa truyền lại, và sau đó tùy theo ý thích của mỗi người mà gia giảm phần nào. Thế nhưng, cách chế biến nào là ưu việt thì còn là vấn đề giằng dai tranh cãi, không ai chịu ai. Có điều cần biết, là khi chim đã thích ăn một loại thức ăn nào thì ta không nên bất thần thay đổi. Nếu có thay đổi thì ta thay đổi từ từ. Kinh nghiệm cho thấy, do thức ăn thay đổi đột ngột, chim bị thay lông, ngưng hót một thời gian dài, ít ra là vài tháng.

Thức ăn dành cho chim phải tinh khiết, không mốc meo hôi thối. Dù là thức ăn hột cũng nên trộn trước độ một tháng là cùng. Còn Biscotte thì tuần nào trộn cho tuần ấy là tốt nhất. Biscotte nên đổ vào cóng cho chim ăn đủ trong ngày, nếu còn dư nên đổ bỏ đừng tiếc. Thức ăn hư hỏng sẽ có hại cho bộ tiêu hóa của chim… chắc chắn đó là điều chủ nuôi không bao giờ muốn.
Ở nước ngoài, mỗi loại chim hót đều có thức ăn pha chế riêng, vào chai hoặc đóng hộp bán ra thị trường, hoặc dành riêng cho các hội viên nuôi chim của một vài câu lạc bộ nào đó. Tất nhiên, loại thức ăn đặc chế này rất bổ dưỡng, lại thích hợp với khẩu vị của chim. Nhờ đó mà chim mập mạnh, sởn lông, lông mướt và siêng hót. Loại thực phẩm này của chim hót ta có thể gửi mua ở nước ngoài.

Dù là thức ăn gì, mỗi ngày ta phải cho chim hót ăn uống no đủ thì chim mới sung. Chim bị bỏ đói một ngày sẽ xuống sức, tức bị suy khó vực lên được. Do đó, việc ăn uống của chim nên được lưu tâm vào sáng sớm mỗi ngày, ta nên tập thói quen cho mình như vậy.
Mỗi ngày, nước trong chai trong cóng phải thay mới, chai phải sát trùng kỹ đừng để lên meo, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập có hại cho sự tiêu hóa…

Thức ăn ta chế biến dành cho chim hót, thực ra chỉ để nuôi cho chim sống, chứ không góp phần cho con chim đủ “lửa” để hót nhiều. Không mấy ai nuôi chim hót mà cho “ăn chay trường” tức là không cho ăn thêm cào cào, sâu qui hoặc trứng kiến… mà chim sung sức hay hót hay được. Điều đó tai hại chẳng khác gì nuôi chó Berger mà cúp phần thịt mỗi ngày ! Chim thiếu thức ăn đạm này sẽ suy yếu, biếng hót dần… Mỗi ngày ta nên cho chim ăn thêm cào cào, sâu qui, mỗi thứ một tí, chim mới đủ lửa mà hót hay và hay hót được.

Đó là kinh nghiệm quí báu của những nghệ nhân nuôi chim hót lâu năm, ta không nên xem thường. Xin lưu ý là cào cào mua về nên rửa sạch rồi cho chim ăn, để tránh cho chim bị ngộ độc do thuốc trừ sâu xịt trên lúa trên rau…

Tóm lại, việc chăm sóc cho chim hót, tuy công việc không nặng nhọc nhưng nhiêu khê, lắm khi còn tỉ mỉ, tốn nhiều thì giờ. Vì vậy, một khi đã chấp nhận “vào nghề” thì nên cố gắng chăm sóc chim cho chu đáo. Do đó, như phần trên chúng tôi đã trình bày, người nào không đam mê thì không thể nuôi chim hót được. Với người nuôi chim “chạy theo phong trào” thì mau nản, dễ bỏ cuộc. Còn với người đam mê thật sự, công việc này nhiều khi lại làm cho họ thích thú hơn. Nhất là khi thấy được công sức bỏ ra đã đem lại kết quả tốt, như chim nhờ tài nuôi nấng của mình mà khỏe mạnh, hót hay, đẻ sai thì ai lại không mừng?


Sưu tầm từ sách:a01::a01::a01:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom