Guest viewing is limited

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Việc bẫy chim bằng lụp cây thì cái đáng sợ nhất của các cu thủ là mồi bị chim rừng tấn công. Thông thường có 3 loại chim rừng thường tấn công chim mồi là :
- Bìm bịp : Loại này không đáng sợ lắm, nó thường tấn công chim mồi khi ta đánh gần chỗ nó làm tổ và đang ở giai đoạn nuôi con. Nếu phát hiện kịp thời thì chim mồi không sao và ít khi bị bể.
- Bù cắt lớn (Ó, diều, đại bàng ) : Loại này tuy to xác nhưng cũng không nguy hiểm lắm vì nó hay bay liệng trên cao dễ bị chim mồi và ta phát hiện, nếu có tấn công chim mồi thì ít khi bị dính lụp vì kích cỡ quá lớn.
- Bù cắt nhỏ ( Cắt cu ) : Loại này nhỏ nhưng cực kỳ nguy hiểm, là kẻ thù số một của chim mồi. Nó thường rình rập trong tán rừng, tốc độ rất nhanh, tấn công trực diện vào lụp, do kích cỡ nhỏ cho nên khi tấn công thường bị dính lụp. Nếu không phát hiện kịp thời thì chỉ trong giây lát thì chim mồi bị nó ăn thịt hoặc sợ quá mà chết.
<o:p></o:p>
Khi bị bù cắt và chim rừng tấn công chim mồi thì ta phải xử lý như thế nào :
Nếu ta không nhanh và thiếu kinh nghiệm thì khi ta gỡ được con bù cắt ra khỏi lụp thì chim mồi cũng bị chết do quá sợ , nếu không chết thì cũng bị bể khó mà chơi lại được.
Để hi vọng có thể cứu được chim mồi ta làm các bước sau :
1/ Hạ lụp thật nhanh xuống đất, dùng chân ( Nhớ đi giầy vì móng và mỏ của bù cắt rất bén ) đạp lên con bù cắt khống chế nó sao cho nó càng giẫy ít càng tốt để cho chim mồi đỡ sợ .
2/ Dùng tay mở cửa lụp thật nhanh đuổi chim mồi ra ngoài ( Nhớ cắt cánh chim mồi ), nếu chim mồi sợ quá không ra được ta thò tay vào bắt chim mồi ra, kiếm một bụi cây nhỏ gần đó vạch ra cho chim mồi vào trong bụi ( Trước đó nhớ đập vài cái vào bụi cây để nếu có rắn thì nó sẽ chạy đi ) . Các bác đừng sợ chim mồi chạy mất vì lúc này nó rất sợ sẽ đứng im đó để đợi ta.
3/ Đưa cái lụp và con bù cắt ra xa con mồi một khoảng 20 m rồi gỡ bù cắt ra khỏi lụp
4/ Nhặt hết lông bù cắt khỏi lụp, nếu ở đó gần nguồn nước thì rửa lụp cho hết mùi bù cắt, nếu không có nguồn nước thì vò lá cây rừng sát vào lụp cho mùi bù cắt bay bớt, phơi lụp lên chỗ gió và nắng.
5/ Quay lại chim mồi cầm nó lên tay vuốt nhẹ lên đầu và mình nó , cho vào lụp, trùm áo lại.
6/ Đưa chim mồi về nuôi khoảng 1 tháng cho mọc lại lông rồi tập lại, dần dần chim mồi sẽ lấy lại phong độ.
Lưu ý : Tốt nhất khi đi rừng ta nên mặc một bộ quần áo tiệt mầu cây để ngồi càng gần chim mồi càng tốt, khi đó nghe chim mồi và bổi đấu đá với nhau rất thú vị, và nếu có bù cắt đến ta sẽ xử lý nhanh được.
Có vài kinh nghiệm nhỏ viết ra để các bác tham khảo, khi đi rừng chẳng may gặp tình huống xấu bị bù cắt chụp thì hi vọng sẽ cứu được con mồi.

Trân trọng
 

eddy72

Thành viên mới
Tham gia
7/4/10
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
SVC$
0
bài này của bạn hay. xin phép được bổ xung khi đi bẫy chim rừng ngoài quần áo, ủng phòng hộ và ngụy trang các bác nên có thêm 1 cây ná bắn chim nưa như vậy khi phát hiện bù cắt hay bất kỳ chim gì đang vo ve lại gần nguy hiểm đến chim ta thì phải lập tức sử dụng ngay. đợi chạy ra đến nơi hạ được cái lồng bẫy trên cây cao của mình xuống thì mồi cũng chết khiếp rồi. mà nếu có súng hơi mang theo thì tuyệt cú mèo nhưng tác dụng không lợi hại bằng sử dụng ná bắn chim như vậy sẽ đuổi được mấy con ăn thịt đi.
 

cugayquangngai

Thành viên tích cực
Tham gia
22/4/10
Bài viết
119
Điểm tương tác
131
SVC$
0
Cách xử lý khi cu gáy mồi đi bẫy lồng(lụp) bị bồ cắt vồ

Chào anh em !
hôm nay cugayquangngai xin được viết bài này , để bổ sung thêm kinh nghiệm cho anh em cách xử lý cu gáy mồi khi bi BỒ CẮT vồ nha !
Đây là kinh nghiệm thực thế của bản thân tôi khi đi bẫy cu gáy , sẽ bổ sung thêm vào bài viết của bác loc ct đã trình bày :
Nói về bồ cắt có thể chia làm 2 loại như sau :
Loại 1 : là bồ cắt lớn như : đại bàng , chim ưng , chim ó , diều , quạ, bìm bịp ... loại này không đáng sợ vì chúng to lớn dễ phát hiện mà chúng không săn cu gáy , cu gáy thấy loại này chỉ giật mình thôi không sợ vẫn gáy gù bình thường khi không còn thấy bóng dáng chúng nữa .
Loại thứ 2 : là bồ cắt nhỏ ( gọi là bồ cắt cu ) loại này là khắc tinh chuyên săn cu gáy , loại này nhỏ bằng cổ tay ( to lắm thì bằng con chim khứu thôi ) hay đứng trong những cây rậm , những cây khuất dễ mai phục .
* khi gặp loại này thì ta xử lý như sau :
- Kiểu thứ 1 : nó chưa nhảy vào lồng cu mồi mà bị ta phát hiện thì nhanh chóng , cầm sào tới đuổi và la thật to như đuổi gà vậy . cho chim mồi mình đỡ sợ phân tán tư tưởng bớt , vì có con cu mồi yếu mật nhát gang chỉ thấy bồ cắt là ngã đùng ra chết mà dân chơi cu gáy gọi là bị lưng mật do sợ quá nên chết .Và đem mồi đi chỗ khác treo chứ để đó nó không gáy nữa đâu .
- kiểu thứ 2 : là cu mồi đã bị tấn công bồ cắt đã nhảy vào lồng và mắt lưới ,thì ngay lập tức cầm sào chạy tới hạ cu mồi xuống đất , nếu cu mồi bị giết chết rồi thì bó tay thôi do số nó xui thôi , xin chia buồn cùng anh em .
còn nếu cu mồi còn sống thì xử lý như sau :
+ Bước thứ 1 : anh em nhanh chóng cầm con bồ cắt thật chặt ( cẩn thận cặp chân móng nó sắt lắm đó ) tay còn lại bẽ gãy hai của nó làm nhanh lên nha , sau đó lấy ra khỏi lồng rồi nhanh chóng lo cho cu mồi đã .
+ Bước thứ 2 : anh em nhanh chóng lấy nước đem theo uống nếu không có thì lấy nước suối ... miễn là nước sạch thôi . tưới điều và ướt đẫm hết lồng mà phải cho, chim ướt luôn nha mới tốt càng ướt còn tốt nhưng đừng tưới nhiều lần nha . lúc đó chim có thể bị thương và rất hoảng sợ bạn nên ngồi gần và suýt gió theo tiếng cu gáy cho chim bình tĩnh lại nha .
sau khi làm xong các thao tác trên bạn nên xách chim ra chỗ thoáng đoãng có vùng đất khoáng ,có ánh nắng măt trời rồi hạ thổ cho chim ăn đất và tắm nắng nha bạn cũng ngồi gần gần đó thôi cho chim yên tâm . khi chim đã tắm nắng khô lông thì lồng bạn cũng đã khô , thì bạn xếp lồng bao lồng lại không treo chim nữa đem về nhà .
+ Bước thứ 3 : khi đem về nhà bạn cần sang chim ra lồng rộng , cho ăn uống đầy đủ cho chim lại sức và dưỡng thương . sau 1 thời gian khi thấy chim đã mạnh trở lại như lúc xưa thì tiếp tục sang vào lồng bẫy đi ra chiến trường chiến đấu như xưa .
* Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi , đã cứu được rất nhiều chim cu gáy mồi và sau này có gặp lại bồ cắt thì chúng cũng ít sợ hơn !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ngoctiendba

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/6/10
Bài viết
39
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Nuôi biết bao lâu mới được 1 e mồi. Bị chim bồ cắt chơi, chắc em không cho nó chết liền đâu. Hành hạ nó cho nó sợ. hehehe
 

nggiang.emco

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/9/10
Bài viết
30
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Nếu như có sông, suối hay hồ nước bạn hãy nhúng chim cả lụp xuống 01 vài phút như thế chim sẽ quên đi, mình lúc trước có 01 mồi cây dính tới 17 bồ cắt tới con thứ 18 mới bị hư chim
Nếu bạn nào ở nhà có làm chuồng lớn để nuôi chim cảnh thì ok, khi bị dính bồ cắt bạn về sang vô lồng bổi trùm lại nuôi khoảng 01 tuần sau đó đem ra phơi nắng cho ăn cát sỏi và đem vô chuồng chim treo ở đó ( tất nhiên trong chuồng phải có chim nha, chim hay hay bể đem về cản nuôi ) thì chim bổi trong lồng bay qua bay lại, mới đầu thì mồi hơi sợ do bồ cắt nhưng sau đó vài lần thì chụp và bủa
Tất nhiên không phải con nào cũng chơi lại được, tùy chim mồi có dữ chim hay không, vì mình cũng có nhưng con bị bẻ luôn không chơi được ...
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom