Guest viewing is limited

Lý_Vũ

"Kiếp đam mê"
Thành viên BQT
Tham gia
16/2/08
Bài viết
316
Điểm tương tác
21
SVC$
0
Vị trí: Cách thị xã Bạc Liêu 6km về hướng Biển, trên con đường nhựa sạch đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác bản Dạ cổ Hoài Lang, về phía phải, sang kênh 30 tháng 4 trên con cầu bê tông vững chắc là đến Vườn Chim Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu.

Đặc điểm: Sân chim Bạc Liêu là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Du khách nước ngoài sang đây đã từng thốt lên “ không nơi đâu trên thế giới lại có một vườn chim hoang dã cách đô thị có 3km…”

Quá trình hình thành:

Theo tư liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Chim Bạc Liêu, địa danh này xuất hiện cách nay khoảng 100 năm, lúc đó là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng, với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên. Vườn Chim là một phần thảm rừng còn sót lại ven Biển Đông do sự bồi tụ tự nhiên nên ngày càng xa biển hơn.

Vào thế kỷ 19 người Hoa Kiều theo thương thuyền Hải Nam vào khai phá đất Bạc Liêu đã năng động nhảy vào khai phá vườn chim này. Thời ấy không phải khai thác thịt chim như bây giờ mà sản phẩm như bây giờ mà chủ yếu là lông vũ. Mỗi năm hai lần, vào mùa mưa, người ta huy động hàng trăm dân đinh vào vườn chim rồi dùng đăng tre bao ví xung quanh. Sau đó mỗi một trai đinh cầm một cây xào xông vào đập cho chim rớt xuống chết và nhổ lông chim. Lông thì lấy còn xác chim thì bỏ lại, sau một lần thu hoạch rừng tanh hôi mấy tháng trời. Lông chim được bán cho thương thuyền Hải Nam xuất qua Tân- Gia- Ba hoặc Hồng Kông...nghe nói để làm chăn và áo lạnh.

Thời chiến tranh, chim đã từng làm khốn đốn du kích sở tại. Quân chế độ Sài Gòn cứ nhìn cụm rừng nào mà chim cò bay táo tác là cho nã pháo vào. Chim gióng như một thứ chỉ điểm, du kích phải tốn rất nhiều công sức xua chim đi, thế nhưng chim vẫn về rừng. Mãi đến năm 1977 - 1979 vườn chim Bạc Liêu thực sự lâm vào đại nạn. Đó là cái thuở đất nước gieo neo, nhân dân đói rách. Những bửa cơm độn khoai sắn và bột mì đã làm cho con người mê muội hạt gạo đến ám ảnh. Có một chủ trương từ Trung ương xuống tận ấp là: Tất cả cho cây lúa. Nghĩa là khai hoang, nghĩa là chặt phá hết các loại rừng rậm để trồng lúa. Theo đó những mãng thực vật nguyên sinh của vườn chim bị tàn phá. Đất mặn là thế nhưng sự ám ảnh của hạt lúa đã khiến người ta thành lập một nông trường trồng lúa có quy mô hàng ngàn dân. Để rồi bây giờ chúng ta mới cay đắng nhận ra rằng trồng lúa không có hiệu quả mà một phần lớn diện tích rừng nguyên sinh của vùng ven biển Bạc Liêu đã mất đi. Đến năm 1990 vườn chim chỉ còn lại chưa đầy 30 hécta. Chim cò bay tán loạn. Cũng may, ông Tư Liêm lúc đó là Giám đốc Sở Lâm Nghiệp đệ trình với lãnh đạo tỉnh xin giữ lại một vạt rừng cuối cùng. Lãnh đạo tỉnh nhất trí. Hú hồn, suýt chút nữa người Bạc Liêu đã vuột khỏi tay cái vốn quý của mình. Tôi nói vui với mấy anh quản lý vườn chim: "Mai mốt ông Tư Liêm có qua đời, vườn chim phải cất cái miếu thờ Ông như thờ ông thần đã khai sinh ra vườn chim lần thứ hai". Trong lúc ngà ngà say, ai cũng tán đồng ý ấy.

Những năm càng gần đây thì vườn chim càng gặp "Thiên thời địa lợi" nghĩa là xã hội ngày một nhận thức sâu sắc hơn vấn đề môi trường sinh thái. Đó là vấn đề bức xúc và mang tính thời đại. Dân trong vùng đã bắt đầu nhìn nhận vườn chim như là một khu bảo tồn cần bảo vệ vì lợi ích của mọi người.

Năm 1986, sân chim Bạc Liêu được nhà nước thống kê đưa vào danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Từ đó nhằm thực hiện chương trình hành động quốc gia đề đa dạng sinh học, tập chung bảo vệ các loài và nơi cư trú của loài chim nước...nên vườn chim Bạc Liêu trở thành vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn và phát triển hệ chim nước tự nhiên và đảm bảo tính đa dạng sinh học. Từ đó các cơ quan khoa học của Trung ương và tỉnh đã nhảy vào nghiên cứu để bảo vệ vườn chim Bạc Liêu trên cơ sở khoa học. Qua đợt khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và tính đa dạng sinh học đất ngặp nước ở sân chim Bạc Liêu, Viện sinh học nhiệt đới đã kết luận: Sân chim Bạc Liêu có mức đa dạng sinh học rất cao, có điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngặp nước ở bán đảo Cà Mau, trở thành một cơ sở để tham quan du lịch sinh thái rất tốt, giáo dục bảo vệ tài nguyện không chỉ cho địa phương mà cho cả nước và khách quốc tế.

Từ đó vườn chim Bạc Liêu được đầu tư thích đáng hơn cho việc cải tạo và bảo vệ, như đào mới và khai thông kênh mương, xây dựng khu nhà làm việc của ban quản lý, trồng cây gây rừng , đào kênh bảo vệ, tăng cường kiểm tra canh gác ngày đêm. Đặc biệt là từ khi tỉnh Bạc Liêu tái lập, khu bảo tồn thiên nhiên này càng được quan tâm đúng mức. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã kết hợp với các tổ chức, các ngành gấp rút thực hiện các dự án về quy hoạch bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học ở sân chim Bạc Liêu.

Hệ sinh vật

Vườn chim Bạc Liêu hình thành và tồn tại đã 1 thế kỷ, là một phần nhỏ còn sót lại của khu rừng ngập mặn ven biển Đông rộng mênh mông thời trước, có đa dạng sinh học phong phú.

- Khu hệ thủy sinh vật có 40 loài tảo, 12 loài động vật phù du, 8 loài động vật đáy và 55 loài cá.

- Khu hệ động vật trên cạn có : 22 loài bướm, 8 loài lưỡng cư, 17 loài bò sát, 19 loài thú, 77 loài chim. Có 9 loài quý hiếm (2 loài cá, 1 loài bò sát, 1 loài thú, 5 loài chim)

Thực vật : 181 loài với 8 quần xã thực vật thích nghi cho các loài chim làm tổ sinh sản. Đặc trưng rừng tự nhiên với loài chà là, cóc , tra, giá, mắm… đó là sinh cảnh chính đóng vai trò chủ yếu với đời sống, nơi cư trú làm tổ của các loài chim hoang dã.
* Cây Chà là (Phoenix padulosa) thích nghi cho các loài chim thuộc nhóm Cò, Vạc chọn làm nơi xây tổ sinh sản.
* Cây Tra bồ đề (Thespesia populnea) và Tra lâm vồ (Ficus rumphi) thích nghi cho loài Diệc Xám (Ardea cinerea), loài Điêng Điểng (Anhingamelanogaster)
* Loài Giá (Excoecaria agallocha) và loài Cóc (Lumnitzera racemosa) thích nghi cho loài Diệc Lửa (Ardea purpurea) và loài Cốc (Phalacrocoracidea) cư trú và làm tổ vào mùa sinh sản.

Về quần thể chim hoang dã

• Số lượng cá thể hiện có: 38.000 – 40.000 con
• Số loài: 78 loài, trong có có 25 loài chim nước (23 loài chim làm tổ và sinh sản tại đây)
• 3 loài có trong sách đỏ Việt Nam: cò lạo Ấn Độ, đuôi cụt bụng đỏ, sả hung.
• 3 loài quý hiếm: bồ nông chân xám, cò cổ rắn (điên điển), cò quắm
- Về các loài thú: gồm 9 loài, trong đó 2 loài quý hiếm đó là mèo cá, cầy hương (chồn đèn)

Hệ thống kênh mương

Đến Vườn Chim Bạc Liêu du khách sẽ thấy sức hấp dẫn của tập đoàn chim nước hoạt động nhộn nhịp trong mùa sinh sản kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm (các tháng khác cũng có không ít chum ở Vườn Chim). Có 22 loài chim nước làm tổ sinh sản, lúc cao điểm số lượng của chúng lên tới 40.000 cá thể.

- Ở trên đài quan sát với các ống nhòm chuyên dụng đặt sẵn, du khách có thể quan sát tường tận cảnh chim mẹ mớm mồi choc him non trong tổ.
Về chiều trên đài quan sát bạn có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh Vườn chim với thảm thực vật đặc trưng và các hồ nước hắt bóng các đàn chim nước bay lượn.

- Du khách có thể đi theo đường bao quanh Vườn chim để ngắm nhìn, quan sát các loài chim ở các khu vực khác nhau của vườn chim.

- Du khách được hướng dẫn thăm nhà trưng bày đa dạng sinh học của Bạc Liêu . Ở đây có thể tìm hiểu kỹ hơn các loài chim, có thể xem các cuốn video về thiên nhiên hoang dã với nhiều điều kỳ thú

- Vườn chim Bạc Liêu có chương trình hợp tác với các tổ chức, các nhà khoa học, giáo dục và những ai yêu thích thiên nhiên để nghiên cứu , tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, du khảo sinh thái, giáo dục môi trường

Nguồn : http://www.cuocsongviet.com.vn
 

Lý_Vũ

"Kiếp đam mê"
Thành viên BQT
Tham gia
16/2/08
Bài viết
316
Điểm tương tác
21
SVC$
0
Hình ảnh về vườn chim Bạc Liêu

chim%20Bac%20lieu%203.bmp
chim%20Bac%20lieu%202.jpg
chim%20Bac%20Lieu%201.jpg


chim%20Bac%20lieu%204.jpg
chim%20Bac%20lieu%206.jpg
chim%20Bac%20lieu%205.jpg

Nguồn : http://www.cuocsongviet.com.vn
 

canh_cut

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/5/08
Bài viết
35
Điểm tương tác
2
SVC$
0
to bác Lý Vũ, trứớc đây khi đi công tác ở Bạc Liêu thì em cũng có cơ hội được đến và quan sát chim ở đây vài lần rồi. Phải nói là có rất nhiều lọai chim ở đây như các lọai cò, sáo, cu gáy, chích chòe...Nếu buổi sáng thì có thể thấy chích chòe ( than ) ở khắp nơi và đặc biệt là chim rất dạn người, còn buổi chiều khi đứng trên cao ( người ta gọi là Vọng Điểu hay gì đó ) có thể quan sát tòan cảnh sân chim lúc về chiều. Cảm ơn bác,
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
trước rất đẹp bác ạ, nhưng sau này do nạn săn bắt trái phép mà không có biện pháp bảo tồn nào ra hồn cả nên số lượng chim ngày càng ít, kể cả vườn chim xung quanh như của Đồng Tháp (có sếu đầu đỏ về) cũng bị như thế. ý thức của những người xung quanh đó thì không tốt vì săn bắt để ăn, bán.... :a13:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom