Guest viewing is limited

thucphan

Thành viên tích cực
Tham gia
10/9/07
Bài viết
254
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Độc đáo nhà Trăm Cột
15ghddd.jpg
Nhà Trăm Cột (ảnh: B.C)Ngôi nhà Trăm Cột danh tiếng ở Long An tồn tại hơn 100 năm, ẩn chứa nhiều điều chưa được "giải mã".
Công trình công phu
Từ TP Hồ Chí Minh theo quốc lộ 50, đi chừng 40 cây số, qua thị trấn huyện Cần Đước (Long An) rồi rẽ trái vượt phà kinh Nước Mặn là bạn đã đến ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, nơi có ngôi nhà Trăm Cột. Nói là trăm cột chứ thực ra có đến 120, trong đó có 68 cột tròn và 52 cột vuông.
Nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1903, do nhóm 15 thợ Huế thực hiện bằng chất liệu chủ yếu là các loại gỗ quý như cẩm lai, mun, gõ đỏ... Với lối kết cấu kiến trúc kiểu xuyên trính (người dân vùng Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế gọi là xuyên trến - PV) - một kiểu thức xây dựng lối nhà rường miền Trung của các gia đình giàu có thời xưa. Nhà Trăm Cột tọa lạc trên diện tích 882m2, mái ngói âm dương, nền đôn cao gần 1m bằng đá hộc, mặt nền lát bằng gạch nung hình lục giác.
Chủ nhân căn nhà này là ông Trần Văn Hoa - một phú hộ đã qua đời từ lâu và căn nhà này hiện do cháu nội của ông là ông Trần Văn Ngộ cùng vợ là bà Trần Thị Ngõ trông giữ và "kiêm" luôn việc "biết gì nói đó"! Nhà chia thành 2 phần chính: phần trước là nơi thờ tự và tiếp khách, phần sau là nơi nghỉ ngơi, chỗ đặt lẫm lúa, nhà kho. Hai bên hông nhà là hai dãy hiên nối liền từ trước ra sau, tạo nên khối kiến trúc cổ kính và vững chắc. Kết nối toàn bộ căn nhà này dựa vào các loại mộng gỗ như mộng vuông, mộng chữ nhật, đặc biệt là mộng mang cá, và dĩ nhiên là không tìm thấy một cây... đinh hay các vật liệu bằng sắt thép nào. Kỹ thuật lắp ghép cực kỳ chính xác gần như tuyệt đối này đương nhiên phải là những nghệ nhân thuộc vào hàng "cao thủ" mới làm được.
Áp sát các hàng cột ngăn phần thờ tự với phần tiếp khách hoặc bao quanh nhà là một kiệt tác độc đáo về chạm trổ điêu khắc bằng gỗ. Bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm nổi, chạm bong kênh... các nghệ nhân phô diễn cảm xúc sáng tạo thể hiện qua các mô-típ cổ điển như: cảnh tứ quý (long, lân, quy, phụng); tứ thời (mai, lan, cúc, trúc); phúc, lộc, thọ cho đến các loài vật, cây trái đậm chất Nam Bộ như: dơi, nai, chim, trái bình bát, măng cụt, mãng cầu, xoài, đu đủ. Có thể nói nhà Trăm Cột là một tác phẩm dân dụng mang tính thẩm mỹ độc đáo, có một không hai ở vùng đất Nam Bộ, vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
"Dấu chỉ" thách đố!
Hơn một thế kỷ trước, lúc mới 22 tuổi, ông Trần Văn Hoa đã không tiếc công sức, tiền của lặn lội từ miền đất hoang vu đầy chất phù sa Long An ra đến tận kinh thành Huế, ăn dầm, nằm dề cố tìm và mời cho bằng được nhóm thợ Huế vào miền Nam để tạo ra một kiệt tác độc đáo này. Có lẽ vì vậy mà để thách đố hậu thế, ông Trần Văn Hoa và nhóm thợ Huế đã để lại "dấu chỉ'', đó là việc cố tình bỏ sót không chạm khắc hai đầu kèo cuối cùng bên phải của gian sau, khiến cho những người đến tham quan hoặc tìm hiểu nhà Trăm Cột vẫn còn "nhức đầu" vì chưa giải mã được về sự "vụng về" này. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo ở nhà Trăm Cột. Bởi theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thách đố này là một "đòn cân não" khá thú vị và rất phổ biến của các nghệ nhân thuộc hạng thượng thừa người miền Trung thường lưu dấu ở các công trình kiến trúc để đời mà họ thực hiện, nhằm tìm những người cùng "đẳng cấp" để trao đổi thêm về nghề nghiệp hoặc đơn giản là kết bạn tâm giao.
Với những nét độc đáo như vậy, năm 1997 Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận nhà Trăm Cột là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Hiện ngôi nhà này bắt đầu xuống cấp, rất cần được tôn tạo.
Bùi Chiến
 

fly_tomoon

Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
Thành viên BQT
Tham gia
20/9/08
Bài viết
517
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Kết nối toàn bộ căn nhà này dựa vào các loại mộng gỗ như mộng vuông, mộng chữ nhật, đặc biệt là mộng mang cá, và dĩ nhiên là không tìm thấy một cây... đinh hay các vật liệu bằng sắt thép nào.

Kỹ thuật này cao cấp thật. Kỹ thuật nối ghép có lẽ là mức độ tuyệt học trong ngành nghề. Chỉ những sản phẩm cao cấp người ta mới không nhìn thấy đinh ốc...

Hiện ngôi nhà này bắt đầu xuống cấp, rất cần được tôn tạo.

Hy vọng có 1 ngày xuống nhìn nó trước khi ...
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom