Guest viewing is limited

khoa67

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/3/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Có thể chim Yến Phụng ngày nay quá phổ biến và bình thường nên ít người chơi. Nhưng nếu ai từng biết trước giải phóng ở Sài Gòn đã có nhiều gia đình người Hoa giàu lên nhờ nuôi chim Yến Phụng. Khi đó họ nắm được bí quyết cho chim ấp cũng như ghép cặp trống mái cho chim nhờ phân biệt được con trống và con mái.
Ngày nay thì việc nuôi ấp và ghép cặp cho chim Yến Phụng không còn xa lạ với người chơi nữa.
Chim Yến Phụng còn có tên gọi là vẹt Hongkong nhưng khi tôi xem chương trình "Australia Wild Parrots and Cockatoos" thì ở bên đó có từng đàn Yến Phụng bay đi kiếm ăn. Theo như tôi nghĩ thì chim Yến Phụng có xuất xứ từ Australia vào được đưa tới Hongkong để nuôi làm cảnh, sau đó chim Yến Phụng theo chân những người Hoa vào Sài Gòn nên họ gọi là vẹt Hongkong.
Vài hình ảnh chim Yến Phụng của nghệ nhân Hoàng Xều

DSC00385.jpg

DSC00386.jpg

DSC00416.jpg
 

khoa67

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/3/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Chim Yến Phụng trong tự nhiên chỉ có màu xanh lá cây pha màu vàng và có đốm đen trên lưng nhưng trong quá trình lai ghép đã tạo ra nhiều màu như màu trắng pha xanh dương, màu vàng, và màu trắng ...
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Có thể chim Yến Phụng ngày nay quá phổ biến và bình thường nên ít người chơi. Nhưng nếu ai từng biết trước giải phóng ở Sài Gòn đã có nhiều gia đình người Hoa giàu lên nhờ nuôi chim Yến Phụng. Khi đó họ nắm được bí quyết cho chim ấp cũng như ghép cặp trống mái cho chim nhờ phân biệt được con trống và con mái.
Ngày nay thì việc nuôi ấp và ghép cặp cho chim Yến Phụng không còn xa lạ với người chơi nữa.
Chim Yến Phụng còn có tên gọi là vẹt Hongkong nhưng khi tôi xem chương trình "Australia Wild Parrots and Cockatoos" thì ở bên đó có từng đàn Yến Phụng bay đi kiếm ăn. Theo như tôi nghĩ thì chim Yến Phụng có xuất xứ từ Australia vào được đưa tới Hongkong để nuôi làm cảnh, sau đó chim Yến Phụng theo chân những người Hoa vào Sài Gòn nên họ gọi là vẹt Hongkong.
Vài hình ảnh chim Yến Phụng của nghệ nhân Hoàng Xều

DSC00385.jpg

DSC00386.jpg

DSC00416.jpg

Theo mình biết trước đây, loài này gọi là chim yến phụng - danh từ này hay gặp ở khu vực miền nam và miền trung. Lần đầu tiên vào diễn đàn, mình cũng hơi ngạc nhiên với tên gọi là vẹt Hồng Kông. Chim yến phụng là danh từ chỉ loài này thường dùng trong các trang sách báo chuyên đề về chim. Tên tiếng Anh của chúng là Australia lovebird - dịch nghĩa là chim uyên ương châu Úc.

Chim có rất nhiều màu sắc, tuy có sắc độ đậm nhạt khác nhau và trên lông thường có "vảy sò", chúng có 4 màu sắc chính là xanh lá cây, xanh dương, vàng và trắng. Các màu cũng có thể phối hợp với nhau làm cho chúng là một loài chim có màu sắc dường như là đa dạng nhất giữa từng cá thể, nhưng chưa bao giờ được ghi nhận là hoàn toàn xanh, hoàn toàn vàng hay trắng.

Cái lý do để gọi chúng là uyên ương châu úc là do đặc tính của chim yến phụng, được ghi nhận trong quá trình nuôi đại trà trong chuồng. Một cặp yến phụng khi đã bắt cặp, đẻ, ấp và trông con rồi thì khó có chuyện bắt cặp với con trống/mái khác, ngoại trừ khi nào con trống/mái chết đi chúng mới chịu ghép với con khác. Do vậy, muốn nuôi chim sinh sản đại trà (trong cùng 1 lồng/chuồng) để sinh sản thì bắt khi chúng còn tơ. Chọn con tơ có cái lợi là chim sẽ mau thích nghi, tự tìm bạn và thời gian cho chim sinh sản dài, đồng thời dễ cung cấp cho chim nhiều loại thức ăn khác để cho chim thực sự khỏe mạnh và có tuổi thọ lâu hơn.

Vài dòng chia sẻ thêm. Chúc các bạn vui.

Thân
 

ax1900

Thành viên diễn đàn
Tham gia
20/8/10
Bài viết
62
Điểm tương tác
1
SVC$
0
mình xin bỗ sung thêm chút thông tin về yến phụng. mình nuôi yến phụng đẽ củng gần 6 năm về việc bắt cặp thì đối với những ai trong nghề nuôi lâu năm thì chuyện đó quá quá đơn giãn. nhưng trong quá trình nuôi mình nhân ra một điều. nuôi chim tơ hay nuôi chim già đễ chúng bắt cặp thì và đẽ thì thời gian = nhau. mình sẽ phân tích kỹ lưỡng vấn đề này cho các bạn, chim tơ khi bạn ra các trại chim thì lựa một cặp tơ thì ko có vấn đề gì rồi. còn khi ra các tiệm chim thì đó hẵn là vấn đề đặc biệt đối với các bạn mới chơi loại hình này. ỡ các cữa hàng bạn muốn chọn một căp tơ thì hơi bị khó . vì khi bạn yêu cầu bắt một cặp thì không bao giờ có chuyện đúng 1 trống tơ và 1 mái tơ cho bạn cã. vì hầu hết các chũ tiệm chim ko biết phân biệt con trống và mái , bạn chĩ thấy người ta bắt 1 chú( bất kì) rồi nhìn hậu môn rồi nói" đây con trống rồi đây con mái". bạn cũng không biết có đúng ko chĩ nghe theo chũ tiệm rồi trã tiền. nuôi một thời gian có nhìu bạn tự hõi sao nó không đẽ. nhìu người chơi lâu năm về loại hình này còn đôi lúc nhằm lẫn khi lựa chọn. chĩ có người hoa người ta mới có thễ phân biệt chính xác yến phụng dù đó là chim tơ. Còn về vấn đề cũa bạn nói trên đễ nuôi sinh sãn đại trà thì lựa cặp tơ thì chắc ăn mình có thễ cho bạn 50% đúng còn 50% thì sai. vì sao. đâu phãi còn nào cũng chịu bắt cặp có những lúc bạn lữa đúng cặp chim tơ( trống mái) khi chúng 3 tháng tuỗi là bắt đầy sinh sãn được rồi. ngồi chờ quài chờ riết sao ko thấy chim có biễu hiễn gì cã , chúng cũng móm cho nhau ăn rồi rĩa lông cho nhau nhưng lại ko thấy đẽ. đây là vấn đề mình thường thấy. mình nuôi mình cũng thấy được điều đó, có khi mình phãi đỗi chúng. không phãi đối với mình mà đối với nhửng bạn tới mua chim tơ rồi khoãng tháng sau pm rồi gọi đt hõi sao chim không chịu đẽ thấy chúng vô ra ỗ liên tục mà không đẽ, lúc đó mình nghĩ chắc bắt không đúng cặp cái chạy qua xem sao. thì đúng cặp rồi mình cũng nghĩ chắc thời gian sau chúng quen chúng sẽ đẽ . 2, 3 tháng sau lại gọi mình rồi cũng như thế. mình phãi đỗi cho em khác vào thì 1 tháng sau chim bắt cặp và đẽ ngon lành. từ đó mình rút ra kn rằng chọn được một cặp chưa chắc cặp đó chịu. nhìu người chơi lâu năm có thễ cũng chưa găp trường hợp này , còn đối với chim già thì ko nhất thiết mái chết hoặc trống chết nó mới chịu bắt cặp, mình đã từng thấy được trường hợp 1 em trống sau khi bắt cặp rồi vẫn có thễ bắt cặp thêm em mái khác:a01:( sự thật ko phãi đùa). khi nuôi chim già mà ko muốn cặp này nữa muốn bắt em này với em khác bạn chĩ cần chờ cặp chim nuôi con xong( lúc chim con vừa ra lông đầy đũ cỡ 1 tháng rưỡi là chim con có thễ tự ăn mà ko cần cha mẹ móm ) tránh trường hợp đẽ tiếp vì trong qua trình đẽ trứng rồi và đang ấp bạn bắt ra thì em nó hoãng 1 là ko đẽ nữa 2 là die:a45:, bạn tách chúng ra lồng riêng khoãng 1 thời gian ngắn thôi đối với trống chúng rất dễ bắt cặp với chim khác. còn mái thì lâu hơn chút thôi ko nhìu. là các em nó bắt đầu ss bình thường. ko tới nỗi chết mới được:a01:. còn đối với khẫu phần ăn ko cần nhìu loại thúc ăn( đối với người kỹ tính thì có thễ :a12:) khác nhau thì chim mới sống thọ. chĩ cần bạn cho chúng ăn kê đầy đũ đừng bõ đói tránh gió tránh mưa là ok rồi, hoặc bạn đễ vào lồng cục nan mực cho chú gặm là ok. vệ sinh lồng thường xuyên( 3 ngày hoặc bận lắm 1 tuần) . chĩ như vậy thôi ko cần tốn kém là em nó sống thọ rồi. còn vấn đề về màu lông thì màu xanh thì chấp nhận là không có chứ trắng và vàng hoàn toàn thi có đấy. có thễ bạn chưa gặp thôi. vì do lai tạo nên bạn thấy đa số là chim thường có sọc hoặc đốm hoặc vàng pha thêm chút trắng hoặc trắng pha thêm chút xanh dương.
vài dòng đây là kinh nghiệm và quan sát lâu năm mà có. góp cho bài này thêm phong phú và cho các ae mới chơi thêm chút kinh nghiệm . thân
P/s: còn một điều nữa khi ra các trại chim yp lớn thì đa số mua nhiều còn nếu ra đó mà bạn mua 1 cặp thì cũng giống như mua trong các tiệm chim trong TP mà thôi. tỹ lệ mái và trống thì có khị 5-5 hoặc 3-5 hay 4-5, mình thì thấy 5-5 thì ít lắm đa số là 3-5 hoặc 4-5 là nhìu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Gửi bạn ax1900:

Bạn ơi, có thể bạn đã hiểu lầm ý của tôi rồi. Bài viết trên tôi nhấn mạnh yếu tố nuôi đại trà - có nghĩa là nhiều cặp trong một cái chuồng lớn. Trước đây tôi đã nuôi để sinh sản và kinh doanh, lúc nhiều nhất là 150 cặp trong một cái chuồng có diện tích là 1,5m x 3,5m x 2,2m (cao) và nhận thấy điều đó - tức là chuyện cặp chim trống mái đã gây dựng tổ rồi thì không có chuyện chúng đổi trống hay mái.

Câu chuyện thứ nhất, tôi nói là không có màu lông hoàn toàn vàng hoặc trắng theo nghĩa là bạch tạng hoặc "lutino" là như thế này, ở con hoàn toàn là màu vàng, nhìn kỹ thì chúng cũng có màu trắng bạn à, thông thường nằm ở lông đuôi và các lông ngoài cùng của cánh, trên cổ có các chấm xanh và đen đối với các con yến phụng có sắc lông màu bình thường thì ở con vàng lại có chấm trắng, nhìn kỹ ở mắt, thường có màu đỏ,thì đây tuy không phải là bạch tạng - màu trắng nhưng đó lại là một dạng đột biến màu - gọi là lutino, còn những con trắng thì rất hiếm thấy mắt đỏ - dấu hiệu của bạch tạng. Tuy lông trắng hoàn toàn nhưng chúng vẫn để lại trên phần mông, lưng một màu trắng ngả sang xám bạn à và trên cổ vẫn còn chấm xanh hay đen. Những người nuôi chơi yến phụng làm cảnh thì thích dạng chim màu này nhưng ngược lại, những người đã từng hoặc đang nuôi kinh doanh thì không chọn chúng bởi vì chúng có sức khỏe kém hơn và nuôi con cũng dở hơn. Nhưng thực sự, vấn đề này trên sách của tác giả Việt Chương có đề cập mà thực tế hiện nay tôi chưa hề nhìn thấy con trắng hoàn toàn hay vàng hoàn toàn. Chắc có lẽ là vấn đề nuôi ấp khó hơn loài thông thường chăng?

Còn câu chuyện thứ hai của bạn có ý nói là ghép cặp. Vâng, ghép cặp theo cách của bạn tức là ghép từng cặp một trong từng chuồng thì vấn đề này khá rõ, tôi không quan tâm về chuyện này. Ghép cặp cho chúng đẻ dĩ nhiên là phải trống và mái thì mới đẻ được chứ :a01::a01::a01:.

Sự phân biệt trống mái dựa vào màu sắc ở mũi. Cứ nhớ là ở bất cứ con mái có màu sắc như thế nào, phần mũi của con mái đều có màu trắng đục. Dân nhà nghề nhìn vào mũi, có thể biết được chim non hay chim già giống như cách nhìn chân chim á. Chim vừa ra đủ lông non, chừng 1,5 - 2 tháng tuổi là phân biệt được rồi, cần chi phải 3 tháng bạn ơi.

Còn câu chuyện thứ 3 thì, thay mặt ace fan yến phụng cảm ơn bạn, bạn đã nói đúng 100% không sai từ nào cả. Nhưng cá nhân tôi thì chuyện dồn con và không làm cho chim bố mẹ hoảng thì xin lỗi bạn, có thể có nhiều kinh nghiệm hơn bạn gấp nhiều lần.

Còn câu chuyện thứ tư là, tôi nói chọn chim tơ với lý do là tận dụng được thời gian dài cho chim đẻ, chim tơ đẻ sai hơn, chim con sẽ to con hơn và dĩ nhiên bán cũng nhiều tiền hơn hay ít ra cũng dể bán cho các tay lái buôn hơn. Nuôi chim già thường gặp nhiều bệnh, có thể lây cho cả đàn. Vấn đề là ở chỗ nuôi lồng từng cặp một thì có thể là do con mái hoặc trống tơ chưa có kinh nghiệm sinh sản hoặc chim chưa đến tuổi sinh sản. Chim thực sự trưởng thành phải 5 tháng tuổi. Cũng có thể bạn chưa gặp trường hợp con mái già, có tính khó chịu, sẵn sàng cắn "nát sọ" con trống ngay từ ngày đầu tiên.


Nhân đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh cách nuôi sinh sản đại trà dùng để sản xuất kinh doanh như sau:


Chim yến phụng nuôi đại trà (nhấn mạnh là nhiều cặp nhiều con - thông thường gọi là nuôi công nghiệp) có cái lợi như sau:

  • - Cùng một diện tích có thể nuôi được số lượng cá thể nhiều hơn. Chim có nhiều không gian để bay nhảy và dĩ nhiên chim giống sẽ mạnh khỏe và đẻ rất sai. Tiếng hót của cả bầy chim sẽ kích thích chúng mau đẻ và đẻ nhiều hơn.
  • - Ít tốn kém chi phí chuồng trại - nếu tính ra một cái chuồng tiêu chuẩn 1 cặp đẻ có kích thước là 40 x 40 x 60 cm, cộng với ổ đẻ, máng thức ăn ... thì giá thị trường là khoảng 200K, lấy ví dụ nuôi 150 cặp thì bạn mất sơ sơ là 30tr rồi. Còn nếu làm chuồng bằng cách thông thường, tôi nghĩ tội nghiệp cho chúng vì muốn nuôi nhiều cặp, kích thước chuồng đôi khi chỉ còn 30 x 40 x 30 cm hoặc 40 x 40 x 40 thì chim chỉ "bò qua bò lại" thôi và lồng dĩ nhiên được bố trí nhiều tầng, còn máng dựng phân đôi khi cũng thiếu, cặp nào may mắn ở tầng trên cùng sẽ được thông thoáng còn cặp nào ở dưới cùng thì xem như " lặn giữa đống phân" vì phân của những cặp ở trên "thả vô tư" dính vào cánh vào đầu trông rất tội nghiệp, chưa kể đến phân thả nhầm vào cóng ăn, cóng khoáng - dẫn đến ô nhiễm thì làm sao chim đẻ và nuôi con có kết quả được. Nên tốt nhất là làm chuồng thì chỉ mất tối đa là 20tr thôi.
  • - Tận dụng được thức ăn dư thừa - Nếu nuôi cùng số lượng ấy, nhiều lồng nhỏ, lượng thức ăn có thể hao hụt từ 10 - 20%, không có lợi nếu nói về mặt kinh tế. Nếu thức ăn chính là 65% là lúa (thóc) thì 1 cặp bình thường ăn khoảng 20-30gr/ngày. Một 150 cặp x 30gr lúa/ngày = 4500 gr - tức là 4,5 ký lúa. Nếu bạn nuôi từng lồng, bạn sẽ mất ít nhất là 0,5 kg lúa và chưa kể các thành phần thức ăn khác. Và mỗi ngày như thế thì nội chi phí thức ăn lúa thôi bạn sẽ mất không ít chi phí hàng ngày. Tiếc của, bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian để sàng lọc lúa dư thừa lẫn trong máng phân. Đôi khi vẫn còn phân trong thức ăn tận dụng.
  • - Ít tốn kém phần thức ăn bổ sung như chất khoáng, rau xanh. tận dụng nền chuồng có thể bỏ thêm sỏi nhỏ hay một cục đất sét.
  • - Ít tốn công chăm sóc, thời gian cho ăn và vệ sinh từng chiếc lồng một. Nên dành thời gian cho ăn, bổ sung nước uống để kiểm tra ổ, trứng để dời con, dồn trứng. (công việc này phải làm hàng ngày, để sao cho trứng nở đồng đều và chim ra ràng được đồng đều.) Trong quá trình chim bố mẹ nuôi con, tránh tình trạng con lớn giành ăn với con nhỏ hơn, vì khi đã bắt cặp sinh sản, chim sẽ rất mắn đẻ, có khi chim non chưa tập ăn được, chim bố mẹ đã đẩy chúng ra ngoài để đẻ tiếp lứa sau. Để tối đa chừng 5 trứng/con trên 1 ổ là vừa.
  • - Tập tính chim mái là hay hung dữ. Có thể cắn chết con trống nào đó mà chúng không thích, nuôi đại trà trong chuồng tránh được chuyện đó.
Nhược điểm nuôi chuồng là:

  • - Ổ đẻ khó bố trí cùng chiều cao và ngang nhau để tránh chim tranh giành tổ rồi dẫn đến phá ổ lẫn nhau - Đây chính là yếu tố cần phải chọn chim tơ để nuôi lên với mục đích cho quen bầy.
  • - Số lượng ổ cần phải nhiều hơn, ví dụ như nuôi 150 cặp sinh sản, cần bố trí dôi dư ra từ 10-20 ổ.
  • - Khó bắt chim non khi đã biết bay và rời ổ. Lâu dần với sự hao hụt không mong muốn, có thể có cặp bị đồng huyết. Chim non không khỏe mạnh và dĩ nhiên nguồn chim bán thị trường không có giá cao.
Bổ sung thêm ý bạn ax1900, đừng giận nha. Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm là chính mà bạn.

Thân
 

toankt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/4/09
Bài viết
77
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Úi chà! ...Đề tài yến phụng cũng cũ nhưng nhờ sự hiểu lầm nên sôi nỗi quá.
ở trên forum rất dễ sãy ra nhiều chuyện hiểu lầm, nếu tất cả chúng ta nói chuyện qua phone hay mặt đối mặt thì quá rỏ ràng, còn trên forum thì muốn tránh sự hiều lầm thì viết biết bao nhiêu cho đủ ý?
Mình có môt chút góp ý như sau:
Đa số loài vẹt thường sống rất chung thủy với nhau cho tới khi 1 con trống/mái chết như trung_apolo đã nói.
Thứ nhất trong thiên nhiên nếu 1 trong 2 con mất dạng không trở về nữa vì lý do nào đó, thường la bị loài vật ăn thịt khác quất hoặc cũng do con người bắt về nuôi hay bi bệnh chết đi. Đối vớii con còn lại thì "có trời mà biết chuyện gì đã sãy ra", nó chỉ đinh ninh la người yêu đã chết và sẽ không bao giờ trở về nữa. Nó có thể sẽ bắt cặp với con khác và làm lại từ đầu.
Thứ nhì la trường hợp này cũng tương tự sãy ra khi nuôi trong chuồng. Nếu bạn ax1900 bắt ra 1 con cách ly thì thử hỏi nó làm sao biết được chuyện gì sãy ra với người yêu nó, nó chỉ nghỉ con kia có thể đã chết và vỉnh viễn không trở về nữa nên sẳn sàng bắt cặp tiếp. Chứ 2 con đang sống hạnh phúc với nhau trong chuồng mà bạn bỏ thêm 1 con vào thì nó đâu bao giờ bỏ con này mà chạy theo người yêu mới.
Do vậy mới có sự khẳng định la vẹt yến phụng và nhiều loài vẹt khác sống chung thủy với nhau cho tới khi 1 trong 2 con qua đời.
Hy vọng là bạn ax1900 hiểu hết ý mình nói ở trên.
 

budgie1992

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/1/10
Bài viết
37
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Theo kinh nghiệm nuôi yến phụng của mình(bao nhiêu năm thì cũng không nhớ vì lâu quá rồi) thì đa số sau khi bắt cặp thì chúng sẽ sống chung thủy vĩnh viễn với nhau suốt đời và chỉ khi nào một trong hai chết thì con còn lại mới đi bước nữa, một vài trường hợp khi một cặp đang sống chung mà thả thêm một con lạ vào lồng thì con chim lạ sẽ bị cắn, nhiều khi là đến chết. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ, nhà mình bây giờ có một con trống có một lúc hai con mái, 2 con mái đều chịu chung con trống này và con trống này chăm một lúc hai con mái rất cẩn thận! =>vậy yến phụng cũng không hoàn toàn là chung thủy một vợ một chồng!
 

ax1900

Thành viên diễn đàn
Tham gia
20/8/10
Bài viết
62
Điểm tương tác
1
SVC$
0
chào bạn trung_apolo mình nuôi yến phụng cũng lâu và tất nhiên mình biết về đột biến cũa chim yến phụng chĩ có 2 màu trắng và vàng là có dạng đột biến là mắt đõ. mình cũng biết rất rõ việc ss cũa dạng đột biến , chu kỳ sinh sãn cũa yp đột biến ko nhìu= yp thường và trứng đẽ cũng ít hơn chính xác là từ 2-4 trứng và tỹ lễ chim con ra đời là ko nhìu vì đúng như bạn nói loại đột biến nuôi con rất dỡ. đa số các yp đột biến đều có trường hợp cắn trứng hoặc bõ ỗ không ấp. và vấn đề lông thì có thễ mình sai một phần vì mình nhớ đã có đọc một bài đăng về cặp yến phụng trắng hoàn toàn không lẫn hoặc ngã sang màu( có thễ bạn nghĩ mình xạo, vì bài đó mình đọc cũng khá lâu rồi). còn về vấn đề nuôi đại trà theo cách tập thễ như bạn nói thì cũng bình thường tuy ỡ mỗi người đối với bạn là nuôi tập thễ mình thì nuôi từng lồng có thễ tránh được vấn đề đông huyết như bạn nói .\
còn vấn đề phân biệt trống mái đối với mình thì quá là dễ dàng, mình nói ỡ trên là dành cho người mới chơi bạn àhh cần lưu ý kỹ. chim 3 tháng ỡ chim mái mới đỗi từ hồng sang trắng ,còn chim trống thì vẫn giữ màu mũi. còn bạn nói là chim vừa ra lông non 1.5 tới 2 tháng là phân biệt được là đối với những ai chơi lâu năm bạn àh. còn vấn đề về cái mũi cũa chim mình nghĩ bạn cần xem xet lại . giờ mình cho bạn một lồng toàn chim tơ từ 1.5 tháng tới 2 tháng lúc đó chim vẫn chưa thay đỗi màu mũi bạn làm sao nhìn theo cách đơn giãn nhìn vào mũi mà chọn vì thời gian này chim mái và trống đều có một màu hồng trên mũi trừ những chú có màu mũi xanh dương .
còn việc dồn con và không làm chim bố mẹ hoạng thì đúng đối với người giàu kinh nghiêm và nuôi yp kinh doanh thì vấn đề đó là hết sức bình thường kễ cã mình thì việc đó quá đơn giãn. mình đề cập chung chung cho những ai mới chơi chứ không phãi riêng bạn. và nhìu kinh nghiệm hơn thì mình nghĩ chúng ta= chứ không hơn trong vấn đề này tuy giờ mình không còn nuôi nữa.
còn về câu chuyện thứ tư mình ko nói chim già là chim quá già bạn àhh mình không nói chim già là chim quá già như bạn nói , mình cũng nói luôn . chim tớ lứa đầu chĩ đẽ từ 4 tới 5,6 trứng thôi còn chim già ( ko quá già) một lần đẽ khoãng 5 tới 8 trứng và tỹ lễ trứng nỡ cao hơn so với chim tơ . chăm con cũng tốt hơn
một vấn đề nực cười nhất chim bạn dù to hay bé thì giá cã thị trường vẫn thế không cao , với lại chim nhõ hay to là do chim giống cũa bạn không phãi do chim già hay chim tơ. chữ chim tơ cũa bạn theo nghĩa là chim 5 tháng còn minh là chim chĩ mới 2 tới 3 tháng thôi. khác về quan điễm ngôn ngữ thì khó mà nói cho nhau hĩu được.
mái già khó tính thì tất nhiên và đối với một dân chơi chim yp như mình thì mình không bao giờ nhằm lẫn việc đem một chú chim quá già ép với một em khác được, và không phãi chĩ chim già em nó mới cắn trọc đầu các em khác và mình cũng xin nói bạn chắc cũng chưa gặp trường hợp mái tơ kén trống , em nó thấy trống không thích hợp mà xáp lại cũng cắn thế thôi.
còn về bạn toankt thì đúng mình ko nói loài này không chung thũy với nhau. nhưng đối với chim mái thì chung thũy là có nhưng đối với trống thì mình ko chắc điều đó mình biết là do quá trình nuôi mình quan sát được. khi nuôi tập thễ đa số các dân chơi thường không chú ý tới do số lượng nuôi tập thễ quá nhìu nên bạn không thễ quan sát hết được còn sr nói về mình mình nuôi một lông tập thễ khoãng 6 em( 3T, 3M) và mình dễ dàng biết được . 150 cặp vậy mình xin hõi bạn đã từng quan sát kỹ một cặp trong lồng tập thễ đó hay giành thời gian quan sát cã lồng đó chưa . cũng vì sợ không đồng đều cặp mình nuôi kinh doanh theo kiễu 1 cặp 1 lồng và chĩ nuôi số lượng vừa phãi và mình thường xuyên quan sat các lống nhất là các cặp chim mới( chim do mình bắt cặp ) tránh các em nó không chịu nhau và cắn nhau. kiễu nuôi như mình dễ dàng chăm sóc dọn phân cho em nó hơn là nuôi tập thễ theo kiễu lồng tầng tầng chồng lên:a08:.
về việc kinh doanh viêc mua chim và mua lồng với số chi tiêu là nhiu đó thì mình không ý kiến.
còn về việc thức ăn thừa thì mình không phãi bân tâm vì mình nuôi từng lồng , mỗi lần ăn mình đều cho vừa phãi chĩ thêm khi cặp chim đang trong thời kỳ ss . và không phãi mất công lựa chọn thức ăn trong phân như bạn nói:a36:. mình cũng nói cho các bạn hĩu chim nuôi lồng tập thễ thì số lượng thức ăn thừa rơi vào máng phân là rất nhìu, khi chim ăn đâu phãi em nó đứng ăn đàng hoàng và ăn một mình vì do tập thễ nên khi ăn chúng ăn rất đông con này chen con kia con kia ko có chỗ thì nhãy vào giữa cứ thế thức ăn cứ từ máng rớt ra ngoài. thất thoát thức ăn làm bạn tiêu hao chi phí hơn. với việc nuôi như thế mình không phãi hao hụt một chút chi tiêu nào. cũng không phãi sợ các em nó giành ỗ rồi phá ỗ nhau. ko sợ đôg huyết :a01: và quan sát chim kỹ hơn . đối với các bác thì sao chứ đối với mình nuôi kinh doanh không phãi chĩ là buôn bán mình nuôi vừa đễ chơi vừa đễ cãm nhận và học hõi thêm về tập tính cũa loài này. các bác có thễ nói các bác co nhìu kinh nghiêm hơn mình không quan tâm. kinh nghiệm cũa bác là nuôi lồng tập thễ cũa mình là nuôi từng lồng và có những cái bác thây đúng với bác nhưng sai với mình và đúng với mình thì sai với các bác. đo là do cách nuôi và cách quan sát cãm nhận về cái nghề cũng như thú chơi loại hình này ỡ mỗi người
Và mình cũng sr bác apolo là mình không tin kinh nghiệm cũa bạn hơn mình Gấp mấy lần:a21:. hơn thì hơn ỡ một lĩnh vực nào đó trong nghề thôi chứ không hơn nhìu thế đâu bác àh. em tuy nuôi yp ít năm hơn bác nhưng kiến thức cũa 2 người có thễ bằng nhau chứ không hơn nhìu lắm đâu:a43:
còn về bạn toàn thì bạn không đọc kỹ bài cũa mình hay chĩ đọc sơ sơ mình nói RÕ là mình không thích em này bắt cặp với em này nữa vì vài lý do( do nuôi con , do màu sắc chim non khi lớn lên không đẹp không đáp ứng được thẫm mỹ cho người chơi) nên mới bắt ra và chuyễn wa em khác đễ có cặp chim tốt hơn chim non có màu đẹp hơn, và cũng khuyên bạn nên đọc kỹ bài rồi hãy phán xet như thế bạn toankt nhé:a35:!!!
thân 2 bạn. chia sẽ kinh nghiệm là chũ yếu mà:a14::a14: có gì lỡ lời mong 2 bạn bõ qua nhé!!!
P/s: bài viết về kinh doanh cũa bạn apolo theo mình thì tương đối rõ ràng và kỹ lưỡng nhưng đó dành đễ tham khão chứ không phãi cách nuôi đại trà. cách nuôi là do mỗi người . t:a20::a20:
 

toankt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/4/09
Bài viết
77
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Theo kinh nghiệm nuôi yến phụng của mình(bao nhiêu năm thì cũng không nhớ vì lâu quá rồi) thì đa số sau khi bắt cặp thì chúng sẽ sống chung thủy vĩnh viễn với nhau suốt đời và chỉ khi nào một trong hai chết thì con còn lại mới đi bước nữa, một vài trường hợp khi một cặp đang sống chung mà thả thêm một con lạ vào lồng thì con chim lạ sẽ bị cắn, nhiều khi là đến chết. Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ, nhà mình bây giờ có một con trống có một lúc hai con mái, 2 con mái đều chịu chung con trống này và con trống này chăm một lúc hai con mái rất cẩn thận! =>vậy yến phụng cũng không hoàn toàn là chung thủy một vợ một chồng!
Budgie1992 nói đúng 100% và dễ hiểu nữa, đúng ý mình muốn nói, thank bác cái!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom